Sau khi đã lập ra danh sách các trường mình muốn apply, bạn sẽ cần hoàn thiện bộ hồ sơ để nộp cho các trường. Sau đây là những thành phần trong bộ hồ sơ bạn cần chuẩn bị:
1. Đơn xin nhập học
Có hai loại đơn xin nhập học là các loại đơn chung (common applications) và đơn riêng của từng trường. Có nhiều loại đơn chung, trong đó hai loại đơn chung phổ biến nhất được sử dụng là Standard Application Online (SAO) và Boarding School Admission Application. Hai loại đơn này gần như giống nhau hoàn toàn về mọi câu hỏi. Ngoài các câu hỏi chung cho tất cả trường, các loại đơn chung còn có phần School Supplement riêng cho từng trường. Phần này yêu cầu thêm một số tài liệu, bài luận, mà không có trong phần đơn chung. Một vài trường lại đưa ra loại đơn riêng của trường, đặc biệt là các trường danh tiếng hàng đầu như Phillips Academy – Andover hay Deerfield Academy. Bộ hồ sơ riêng này có một số câu hỏi và đề luận khác với mẫu đơn chung.
Các loại đơn chung chỉ dành cho các trường là thành viên của tổ chức tạo ra đơn. Vì một trường có thể là thành viên của nhiều tổ chức nên các trường có thể đưa ra nhiều lựa chọn về loại đơn chung cho thí sinh cùng với loại đơn riêng của trường nếu có. Các mẫu đơn chung được dùng cho cả các trường bán trú và nội trú.
2. Tài liệu liên quan đến thành tích học tập trên trường
- Mid Year Report: Đây là một loại đơn giới thiệu dành cho Counselor. Đơn này gồm điểm số trong học kì I của năm bạn đang học khi nộp đơn. Đối với những trường có năm học bắt đầu vào mùa thu, vì quá trình nộp đơn diễn ra vào khỏang thời gian từ tháng 9 đến tháng 12, bảng điểm khi gửi sang cho trường sẽ không có điểm của học kì đầu (giai đọan từ tháng 9 đến tháng 12). Giáo viên có thể điền đơn này thông qua hệ thống đơn dành cho giáo viên trên mạng, hoặc tải bản pdf từ trang web của các hệ thống đơn dành cho giáo viên trên mạng, in ra, và điền trên giấy.
- Final Report: Đây là một loại đơn giới thiệu dành cho Counselor. Đơn này chỉ dùng khi bạn đã được nhận vào trường. Trường bạn được nhận vào sẽ yêu cầu bạn gửi đơn này để báo cáo điểm của cả năm học cuối cùng. Giáo viên có thể điền đơn này thông qua hệ thống đơn dành cho giáo viên trên mạng, hoặc tải bản pdf từ trang web của các hệ thống đơn dành cho giáo viên trên mạng, in ra, và điền trên giấy.
- Bảng điểm: Bạn sẽ phải gửi bảng điểm cấp 2. Nếu bạn nộp đơn khi đang học lớp 11, bạn sẽ phải gửi điểm lớp 10, điểm lớp 11 tính đến thời điểm hiện tại (thường là học kì I) cùng với bảng điểm cấp 2. Nếu bạn nộp đơn khi đang học lớp 10, bạn sẽ gửi điểm lớp 10 thông qua Midyear Report và Final Report.
*Lưu ý: Bảng điểm gửi qua mạng phải có dấu đầy đủ của trường.
3. Các bài thi chuẩn hóa
Các kì thi chuẩn hóa mà học sinh nộp đơn vào trung học Mỹ phải trải qua là:
- TOEFL: Hầu hết các trường đều yêu cầu điểm TOEFL iBT của học sinh.
- SSAT: Hầu hết các trường đều yêu cầu điểm SSAT của học sinh.
- SAT Reasoning Test (SAT I): Hầu hết các trường không yêu cầu điểm SAT. Bạn có thể nộp thêm điểm SAT để tăng thêm sức nặng cho bộ hồ sơ của mình
Các kì thi này được tổ chức quanh năm. Học sinh có thể thi vào thời điểm tự chọn, nhưng phải thi và có kết quả thi trước hạn chót nộp hồ sơ. Kết quả các kì thi phải được gửi đến trường trước hạn chót nộp hồ sơ thông qua đơn vị tổ chức kì thi. Một số trường chấp nhận kết quả thi của kì thi diễn ra sau hạn chót hoặc có kết quả sau hạn chót.
Nhìn chung học sinh không bắt buộc phải có điểm SSAT, TOEFL hay điểm SAT ở trên một ngưỡng nào đó để có thể nộp hồ sơ, vì các trường trung học Mỹ thường không có yêu cầu về mức điểm tối thiểu cho các điểm này.
*Lưu ý: Điểm các kì thi chuẩn hóa phải gửi qua mạng thông qua đơn vị tổ chức kì thi.
4. Thư giới thiệu
- Thư giới thiệu từ giáo viên: Một số trường yêu cầu 2 thư giới thiệu, 1 thư giới thiệu từ 1 Counselor và 1 thư giới thiệu từ 1 Teacher, trong khi một số trường yêu cầu 3 thư giới thiệu, 1 thư giới thiệu từ 1 Counselor và 2 thư giới thiệu từ 2 Teacher. Không có trường nào yêu cầu chỉ 1 thư giới thiệu từ Counselor/Teacher, và cũng không có trường nào yêu cầu 4 thư giới thiệu. Học sinh Việt Nam thường chọn giáo viên chủ nhiệm làm Counselor và giáo viên bộ môn làm Teacher, tuy nhiên học sinh không bắt buộc phải chọn giáo viên chủ nhiệm làm Counselor. Counselor và Teacher có thể là cùng một người. Giáo viên có thể viết thư giới thiệu trên giấy hoặc điền thư giới thiệu thông qua hệ thống đơn dành cho giáo viên trên mạng.
- School Report: Đây là một loại đơn giới thiệu dành cho Counselor. Đơn này bao gồm nhận xét về học sinh, thư giới thiệu, và bảng điểm. Giáo viên có thể điền đơn này thông qua hệ thống đơn dành cho giáo viên trên mạng, hoặc tải bản pdf từ trang web của các hệ thống đơn dành cho giáo viên trên mạng, in ra, và điền trên giấy.
- Teacher Evaluation: Đây là một loại đơn giới thiệu dành cho Teacher. Đơn này bao gồm nhận xét về học sinh, và thư giới thiệu. Giáo viên có thể điền đơn này thông qua hệ thống đơn dành cho giáo viên trên mạng, hoặc tải bản pdf từ trang web của các hệ thống đơn dành cho giáo viên trên mạng, in ra, và điền trên giấy.
- Mentor Evaluation: Đây là một loại đơn giới thiệu dành cho Mentor, người hướng dẫn bạn trong hoạt động ngoại khóa. Đơn này bao gồm nhận xét về học sinh, và thư giới thiệu. Mentor có thể điền đơn này thông qua hệ thống đơn dành cho Mentor trên mạng, hoặc tải bản pdf từ trang web của các hệ thống đơn dành cho Mentor trên mạng, in ra, và điền trên giấy.
*Lưu ý: Bạn có thể gửi thư tới người phụ trách tuyển sinh thư giới thiệu, hoặc giáo viên của bạn phải email trực tiếp đến trường tùy vào quy định của trường bạn đăng kí nhập học.
5. Hồ sơ xin hỗ trợ tài chính
Quy trình xin merit-based scholarships khác nhau đối với từng trường. Ở một số trường, bạn sẽ được tự động cho vào danh sách các ứng viên nhận merit-based scholarships và không cần chuẩn bị thêm hồ sơ hay tài liệu gì. Ở một số trường khác, bạn phải điền thêm một mẫu đơn riêng, viết thêm một số bài luận, hoặc gửi thêm một số tài liệu chứng nhận về khả năng của bạn như thư giới thiệu, bằng khen, tác phẩm nghệ thuật. Để biết cụ thể về những loại merit-based scholarships và quy trình xin của một trường, bạn cần phải xem trên website của trường.
Không như merit-based scholarships, bạn luôn luôn phải điền đơn để xin loại hỗ trợ tài chính này. Hầu hết những trường thuộc Hội Liên hiệp các trường trung học Tư thục Nội trú sử dụng đơn PFS (Parents’ Financial Statement) cung cấp bởi SSS (the School and Student Service for Financial Aid). Đơn này được cung cấp tạihttps://www12.student-1.com/SSSNet/. Lệ phí cho bộ đơn là $39 khi nộp qua mạng. Bạn chỉ cần làm một lần và có thể sử dụng thông tin để nộp cho nhiều trường khác nhau. Ngoài ra, bạn cũng cần phải gửi thêm giấy tờ chứng nhận về tài sản và thu nhập của gia đình cho trường.
*Cách gửi hồ sơ xin hỗ trợ tài chính
Một số thành phần trong bộ hồ sơ phải được gửi qua mạng, một số phải được gửi qua bưu điện, và một số có thể được gửi qua một trong hai hoặc cả hai cách. Sau đây là cách gửi của các thành phần trong hồ sơ:
Thành phần | Gửi qua mạng | Gửi qua bưu kiện |
Parents’ Financial Statement | Được. Bạn phải gửi đến SSS (School & Student Services). Bạn chỉ cần gửi một bộ hồ sơ tài chính. Tổ chức này sau đó sẽ chuyển hồ sơ của bạn tới các trường mà bạn đã chọn. | Được. Bạn phải gửi đến SSS (School & Student Services). Bạn chỉ cần gửi một bộ hồ sơ tài chính. Tổ chức này sau đó sẽ chuyển hồ sơ của bạn tới các trường mà bạn đã chọn. |
Chứng nhận thu nhập của gia đình | Được. Bạn phải gửi đến SSS (School & Student Services). Bạn chỉ cần gửi một bộ hồ sơ tài chính. Tổ chức này sau đó sẽ chuyển hồ sơ của bạn tới các trường mà bạn đã chọn. | Được. Bạn phải gửi đến SSS (School & Student Services). Bạn chỉ cần gửi một bộ hồ sơ tài chính. Tổ chức này sau đó sẽ chuyển hồ sơ của bạn tới các trường mà bạn đã chọn. |
Chứng nhận tài khoản ngân hàng | Được. Bạn phải gửi đến SSS (School & Student Services). Bạn chỉ cần gửi một bộ hồ sơ tài chính. Tổ chức này sau đó sẽ chuyển hồ sơ của bạn tới các trường mà bạn đã chọn. | Được. Bạn phải gửi đến SSS (School & Student Services). Bạn chỉ cần gửi một bộ hồ sơ tài chính. Tổ chức này sau đó sẽ chuyển hồ sơ của bạn tới các trường mà bạn đã chọn. |
Đơn tài chính riêng của từng trường (nếu có) | Được. Các đơn này có thể được gửi kèm với PFS đến SSS qua email tuỳ theo yêu cầu của từng trường. Trong trường hợp được gửi kèm PFS thì SSS sẽ chỉ gửi tới duy nhất trường đã yêu cầu đơn tài chính riêng. | Được. Các đơn này có thể được gửi kèm với PFS đến SSS qua bưu kiện tuỳ theo yêu cầu của từng trường. Trong trường hợp được gửi kèm PFS thì SSS sẽ chỉ gửi tới duy nhất trường đã yêu cầu đơn tài chính riêng. |
Hầu hết các trường có hạn chót nộp hồ sơ tài chính trùng với hạn chót nộp hồ sơ nhập học. Hạn chót chủ yếu rơi vào khoảng đầu tháng 1 tới đầu tháng 2, trừ một số trường có chính sách rolling admission (nhận học sinh cho tới khi đủ chỉ tiêu chứ không có hạn chót nộp hồ sơ). Hạn chót này là ngày cuối cùng để bạn gửi hồ sơ đi, không phải ngày cuối cùng để hồ sơ đến tay hội đồng tuyển sinh.
6. Bài luận
- Bài luận chính là một phần trong đơn xin học. Bài luận này được dùng trong đơn xin học cho tất cả các trường, vì vậy bạn chỉ cần viết một bài. Giới hạn cho bài luận chính là 250-500 chữ. Dưới đây là các đề luận chính trong mẫu đơn Standard Application Online (SAO) và Boarding School Admission Application
- Describe a person you admire or who has influenced you a great deal.
- What makes you the interesting person that you are? (Be sure to include the qualities you like best about yourself.)
- Explain the impact of an event or activity that has created a change in your life or in your way of thinking.
- Bài luận phụ (Supplemental Essay) cũng là một phần trong đơn xin học. Ngoài bài luận chính, các trường trung học ở Mỹ thường yêu cầu học sinh viết thêm một số bài luận phụ. Những bài luận phụ có rất nhiều chủ đề khác nhau, và khác với bài luận chính nơi mà bạn có thể tự lựa chọn chủ đề, những chủ đề cho bài luận phụ sẽ do các trường quyết định.
- Các câu hỏi ngắn: Các câu hỏi này thường chỉ yêu cầu một đoạn văn ngắn khoảng 10 dòng về nhiều khía cạnh trong cuộc sống của bạn. Tuỳ thuộc vào từng trường mà các câu hỏi này có thể khác nhau. Các câu hỏi này có thể yêu cầu cả phụ huynh trả lời.
*Lưu ý: Essays thường là bạn điền vào trong hệ thống đơn online của trường. Hoặc không bạn sẽ phải gửi qua email tùy vào quy định của trường.
7. Phỏng vấn
Trong khoảng thời gian từ lúc chuẩn bị hồ sơ đến tháng 2, học sinh có thể được hội đồng tuyển sinh hoặc cựu học sinh của trường liên lạc để mời tham gia phỏng vấn. Tuy phỏng vấn không phải luôn luôn là một phần bắt buộc trong hồ sơ, nhiều trường rất coi trọng cuộc phỏng vấn. Trong thời gian này học sinh cũng có thể tự liên lạc với trường để xin phỏng vấn. Cuộc phỏng vấn không bắt buộc phải diễn ra trước hạn chót nộp hồ sơ. Cách thức phỏng vấn có thể là phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn qua Skype, hoặc phỏng vấn qua điện thoại. Nhìn chung các trường có các chính sách khác nhau về chuyện phỏng vấn.
(ST)
Phụ huynh cần hỗ trợ xin vui lòng liên hệ
Văn phòng phía BắcTầng 10, Tòa nhà Ford Thăng Long, 105 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
Tel: 04-66 874646 - Hotline: 098 557 8686
Văn phòng phía NamTel: 04-66 874646 - Hotline: 098 557 8686
Tòa nhà Rosana, 60 Nguyễn Đình Chiểu, P Đa Kao, Quận 1, TP Hồ Chí Minh
Tel: 08-22202268 - Hotline:09029 456 86
Email: info@newstarvietnam.com
Website: www.newstarvietnam.com
Tel: 08-22202268 - Hotline:09029 456 86
Email: info@newstarvietnam.com
Website: www.newstarvietnam.com
0 nhận xét:
Đăng nhận xét