PHẦN LAN LÀ MỘT TRONG NHỮNG QUỐC GIA SÁNG TẠO NHẤT THẾ GIỚI

PHẦN LAN LÀ MỘT TRONG NHỮNG QUỐC GIA SÁNG TẠO NHẤT THẾ GIỚI
Phần Lan xếp hạng 2 thế giới chỉ số Nghiên cứu và Đầu tư, xếp thứ 3 thế giới về chỉ số Sáng tạo Toàn cầu 2015.
Tekes_Markus_Sommers_Finns_Creativity
Các chỉ số đo lường sự thịnh vượng của quốc gia được đánh giá dựa trên 3 tiêu chí: tài năng, công nghệ và sự khoan dung.
Phần Lan được đánh giá ở vị trí số 1 về các tiêu chí năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, tinh thần kinh doanh và phát triển con người.
Xếp ở vị trí số 1 tổng thể Chỉ số Sáng tạo Toàn cầu là Úc, theo sao lần lượt là Mỹ, New Zealand và Canada.
Chỉ số Sáng tạo Toàn cầu được đánh giá bởi Viện Thịnh Vượng Toronto của Đại học Martin (Canada).
Huong Dang
NEWSTAR VIỆT NAM
HN: Tầng 10, tòa nhà FORD Thăng Long, 105 Láng Hạ, Đống Đa, Hà nội
Tel: 844- 66874646 - 0904 552 566
HCM: Tầng trệt tòa nhà ROSANA, 60 Nguyễn Đình Chiểu, P Đa kao, Q1, Tp HCM
Tel: 08-222 022 68 – Hotline: 0906649986
Email: huong.dang@newstarvietnam.com
Website: www.newstarvietnam.com

PHẦN LAN SẮP BƯỚC VÀO CUỘC ĐẠI CẢI CÁCH GIÁO DỤC

PHẦN LAN SẮP BƯỚC VÀO CUỘC ĐẠI CẢI CÁCH GIÁO DỤC
Hệ thống giáo dục Phần Lan – thường được coi như là một hình mẫu cho phần còn lại của thế giới – đang đứng trước một cuộc thay đổi lớn.
Trong nhiều năm qua, Phần Lan đã dẫn đầu trong các cuộc thi học thuật quốc tế, trở thành nguồn cảm hứng cho các chuyên gia và nhà hoạch định chính sách giáo dục. Với chính sách thay đổi sắp tới, trường học Phần Lan sẽ ít nhấn mạnh vào những môn học riêng lẻ như Toán học và Lịch sử, thay vào đó là mở rộng phạm vi vào các chủ đề liên ngành nhằm mục đích cho sinh viên những kỹ năng cần thiết cho một xã hội toàn cầu hiện đại hơn.
(FILES) This file picture dated 17 August 2005 shows children listening to their teacher in a primary school in Vaasa, on the second day of school in Finland. Finnish, South Korean and Taipei 15-year-olds scored highest in the world on tests of science, reading and maths knowledge, the Organization for Economic Cooperation and Development (OECD) announced 04 December 2007. Finland topped the science results, with a score of 563, followed by Hong Kong, with 542, and Canada, at 534. AFP PHOTO OLIVIER MORIN (Photo credit should read OLIVIER MORIN/AFP/Getty Images)

Dưới đây là 3 điểm chính trong chính sách đổi mới giáo dục của Phần Lan.
  • Chương trình giáo dục tích hợp.
Trường học tại Phần Lan sẽ bắt đầu tổ chức lại lớp học của mình trong năm học 2016 – 2017 dựa trên khung chương trình giảng dạy quốc gia mới. Một số lớp học tại Helsinki đã bắt đầu quá trình này, tờ The Independent cho biết.
Chương trình giảng dạy sẽ được thiết kế theo hướng tích hợp, thực tiễn. Chẳng hạn, thay vì giảng dạy Lịch sử hay Kinh tế riêng lẻ, các nhà giáo dục có thể đưa ra những bài học về Liên minh châu Âu, pha trộn các khía cạnh của Lịch sử và Kinh tế.
Trong một đoạn video đăng tải trên trang web của Hội đồng giáo dục quốc gia Phần Lan, bà Irmeli Halinen – người đứng đầu Hội đồng Quản trị chương trình Phát triển Giảng dạy nói rằng: học sinh Phần Lan cần phải theo kịp với một thế giới công nghệ đang thay đổi và phải đối mặt với những thách thức liên quan đến tính bền vững. Cũng trong video, bà Halinen giải thích rằng giỏi ở 1 lĩnh vực là không đủ, sinh viên phải có khả năng áp dụng các kỹ năng và kiến thức của mình vào một số bối cảnh khác nhau. “Thật là tuyệt vời nếu bạn giỏi Toán học hay Âm nhạc, nhưng như thế là chưa đủ. Chưa đủ trong thế giới ngày nay và cả tương lai.” – bà nói.
  • Học sinh sẽ tham gia vào quá trình lập kế hoạch.
Học sinh, sinh viên là đối tượng chính mà sự thay đổi hướng tới. Mặt khác, đây cũng chính là lực lượng sẽ tham gia vào quá trình thay đổi này.
safe_image (30)
  • Nhấn mạnh sự tương tác.
Phòng học Phần Lan sẽ được thiết kế lại theo khuôn khổ chương trình giảng dạy mới. Thay vì học theo mô hình lớp học truyền thống, các em sẽ ngồi cả ở dãy bàn phía trước giáo viên, học sinh cũng sẽ làm việc theo nhóm để tăng cường kỹ năng giao tiếp. Một thông cáo báo chí từ Hội đồng Giáo dục Quốc gia Phần Lan cũng lưu ý rằng cách tiếp cận mới sẽ nhấn mạnh đến “niềm vui của việc học tập”. “Các chương trình giảng dạy dựa trên quan niệm học tập kinh nghiệm cảm xúc tích cực, hợp tác và tương tác làm việc, tổ chức các hoạt động sáng tạo tăng cường học tập.” – thông cáo báo chí cho biết.
Huong Dang
NEWSTAR VIỆT NAM
HN: Tầng 10, tòa nhà FORD Thăng Long, 105 Láng Hạ, Đống Đa, Hà nội
Tel: 844- 66874646 - 0904 552 566
HCM: Tầng trệt tòa nhà ROSANA, 60 Nguyễn Đình Chiểu, P Đa kao, Q1, Tp HCM
Tel: 08-222 022 68 – Hotline: 0906649986
Email: huong.dang@newstarvietnam.com
Website: www.newstarvietnam.com

"Cơn ác mộng tuyệt vời" tại Berkeley

"Cơn ác mộng tuyệt vời" tại Berkeley
Sống - học tập tại một trong những ngôi trường đại học nổi tiếng nhất “Xứ sở cờ hoa” có thể chẳng hề “như mơ” như chúng ta thường nghĩ! Tôi đã có cơ hội tham gia Hội nghị lãnh đạo sinh viên toàn nước Mỹ (National Student Leadership Conference) chuyên ngành công nghệ sinh học kéo dài 10 ngày tại ngôi trường danh giá UC Berkeley, và đây là những điều tôi muốn chia sẻ khi “sém” trở thành một cô sinh viên đại học.

du học, du học sinh, đại học, công dân toàn cầu
Tác giả và những người bạn toàn cầu
Ếch bò khỏi giếng!
Vấn đề thứ nhất mà tôi gặp phải là kết thân và tập sống chung với những người bạn cùng phòng. Vào ngày đầu tiên, tôi đã bị xem là một “củ khoai” khi bị phớt lờ khỏi mọi cuộc trò chuyện vì hầu như tôi là “kẻ ngoại đạo” với bất cứ chủ đề gì mà mọi người đang bàn tán sôi nổi.
Cuộc nói chuyện duy nhất diễn ra giữa tôi và “cô gái Texas” - Sama chỉ vỏn vẹn trong hai câu khi cô ấy hỏi tôi về đội bóng chày mà tôi yêu thích, và tôi cũng trả lời thật lòng rằng tôi chưa hề biết bóng chày là cái gì! Sama ném cho tôi một ánh nhìn theo kiểu: “Sao trên đời này lại có một con nhỏ “ngố” đến thế này nhỉ? Tôi đã rất cáu vì cho rằng mình “xứng đáng” được yêu quý, bởi mình là cô gái ở đất nước Việt Nam xa xôi lần đầu tiên đến nước Mỹ phồn hoa của họ mà?
Từ đó, tôi đem cục “tự ái” gắn chặt vào màn hình laptop để tránh những cuộc chuyện trò. Sau hai ngày gồng mình sống “tự kỷ”, không có ai để ăn vặt hay “tám” cùng, tôi lờ mờ nhận ra hình như tình trạng “kì cục” này không đến từ những cô bạn cùng phòng mà là do thái độ “kì quái” của chính tôi. Tôi quyết định dẹp cái “sĩ diện” và rủ hai cô bạn cùng đi ăn sáng.
Tôi đã khá bất ngờ khi lời mời được chấp nhận một cách rất hào hứng. Từ tối hôm ấy, chúng tôi đã trở nên thân thiết hơn vì… thông qua dạ dày, tình cảm đã tìm được đường đến trái tim! Và đặc biệt hơn nữa, bây giờ tôi đã “có” cho mình một đội bóng chày yêu thích: đội Giants; về phía các bạn cùng hội nghị với tôi thì đã thật sự “có” một tình yêu say đắm với món PHỞ Việt Nam!
Cái “TÔI” của bạn sẽ dẹp… như con gián!
Ở Việt Nam, tôi tự đánh giá mình là một… “ngôi sao be bé”. Tôi xếp mình vào một trong số ít những người có thể vừa giữ vững điểm số học tập hạng “top”, hoạt động ngoại khóa phong phú, chơi thể thao và một số nhạc cụ khá cừ nữa!
Nhưng khi tôi tham gia hội nghị này, tôi nhận ra mình chỉ là một con “đom đóm” lập lòe giữa rừng đèn… cao áp! Tôi thật sự cảm thấy “choáng ngợp” khi sống trong một môi trường chỉ toàn là những người trẻ tài năng. Tôi bắt đầu “nghi ngờ” khả năng của mình. Cô bạn thân người Đức đã tốt nghiệp sớm hơn một năm, cô ấy là một tài năng toán học hiếm thấy cộng với trí nhớ siêu phàm. Tôi đã tưởng mình đang gặp Albert Einstein khi cô ấy đọc cho tôi hẳn 30 số đầu tiên trong hằng số pi khi chúng tôi lần đầu gặp nhau ở buổi Pizza họp mặt.
Biết không thể nào gây ấn tượng với kiến thức phổ thông, nhưng chẳng cam lòng chịu thua, thế là tôi bèn chơi một bài nhạc “tủ” trên cây piano ở góc phòng. Tiếng vỗ tay vang lên làm tôi cảm thấy hết sức hài lòng! Nhưng ngay sau đó, tôi đã ngây người, thậm chí sởn cả “da gà” khi cậu bạn người Do Thái “nhảy múa” trên những phím đàn với bản sonata Ánh trăng (Moonlight) đầy ma mị của Beethoven. Một lần nữa, tôi thấy má mình nóng bừng lên vì mắc cỡ! Tuy nhiên trấn tĩnh lại, tôi nhận ra rằng: tiếp xúc với những người bạn như thế có thể khiến bạn cảm thấy mình “vô dụng” nhất thời, nhưng nó lại là một động lực giúp bạn nỗ lực không ngừng cho lần gặp lại mai sau.
Những giáo sư với cây đũa thần!
Tôi đã có vinh dự được giao lưu với một giáo sư tuyệt vời và đáng kính - Mr. Mike Walsh tại trường đại học UC Berkeley. Ông ấy đã giúp tôi nhận ra mục đích sống của mình bằng một cách rất hài hước. Tất cả những bài giảng của ông được truyền đạt đến mọi người rất chuyên nghiệp và mang đầy cảm hứng. Thật lòng mà nói, tôi cảm giác như được ở nhà cùng với những người bạn cùng khóa, nơi mà tất cả chúng tôi đều có cơ hội nói ra mọi ý tưởng, ý kiến trái chiều của mình trong sự chăm chú lắng nghe và tôn trọng của mọi người. Nơi đây thiếu hẳn sự… châm chọc, đả kích đầy ác ý.

Tôi chưa bao giờ có cơ hội được phát ngôn một cách tự do như thế cho dù tôi học một trường quốc tế ở Việt Nam, nên đó quả là một cơ hội hiếm có cho tôi lột tả và thuyết phục mọi người bằng ý kiến riêng của mình. Cơ hội này giúp tôi cảm thấy thật hạnh phúc, thật tự tin vào bản thân khi ý kiến của mình được đón nhận bởi mọi người.
Bạn sẽ chẳng thể thành công một mình đâu!
Tham gia NSLC yêu cầu không những kiến thức nền tảng tốt mà còn sự sẵn sàng để hợp tác với mọi người xung quanh.
Vào ngày đầu tiên của khóa học, chúng tôi có một chuyến đi đầy thú vị với tên gọi là “the rope courses”, khi mà mọi người phải tự thử thách bản thân bằng cách vượt qua một sợi dây thừng mỏng manh bắt giữa hai cây cổ thụ cao vời vợi. Nghe có vẻ kì cục, nhưng đó là lần đầu tiên tôi thật sự dốc hết tâm huyết để làm một việc gì đó.
Tôi và cô bạn của mình bị cột với nhau bằng một sợi dây và cô ấy đứng ở dưới đất để giữ thăng bằng khi tôi đang cheo leo ở trên không. Mục đích là chúng tôi phải tin tưởng lẫn nhau để hoàn thành chuyến đi; nếu ai đó trong chúng tôi vì quá sợ hãi mà thả tay khỏi dây, người còn lại chắc chắn sẽ gặp rắc rối lớn. Đó là một công việc đòi hỏi sự phối hợp giữa giao tiếp và truyền cho nhau sự dũng cảm để hoàn thành mục đích lớn của mình.
Tôi đã học được một bài học rằng, nếu bạn tìm được một người tâm đầu ý hợp, hãy giữ họ bên mình và giúp đỡ nhau đi đến đích cuối cùng. Và khi đó bạn sẽ cảm nhận được cảm giác tuyệt vời chưa bao giờ có.
Không những vậy, tôi còn hiểu một cách sâu sắc rằng: Một người lãnh đạo tốt là người biết kết nối, lắng nghe, tạo cảm hứng với những người xung quanh nhưng trên hết phải là người có quyết định sáng suốt dựa trên lợi ích của số đông!
Có được quyền “quyết định đời mình” thật ra không vui như bạn nghĩ!
Tôi đã “tưởng” rằng sẽ rất hạnh phúc khi được ở xa bố mẹ dù chỉ trong một thời gian ngắn.
Tôi “sướng” điên người khi cuối cùng cũng được thức đến tận sáng, ăn bất cứ thứ gì tôi muốn mà không bị ai dọa sẽ béo phì. Sau khoảng ba bốn ngày sống trong tự do, tôi bắt đầu hoảng loạn vì đồ đạc bị thất lạc, quần áo thì bốc mùi và túi tiền bốc hơi sạch sẽ trên những nẻo đường đến nhà hàng. Nếu tôi ở nhà thì Mẹ đã nhắc nhở tôi dọn phòng, làm bài tập, làm công việc nhà và “giữ eo”. Điều này đã từng là “nỗi khổ”, nhưng giờ tôi nhận ra là tôi may mắn có một người luôn theo dõi, chăm lo tôi như Mẹ. Tôi nghiệm ra, tôi phải chuẩn bị cho tương lai ngay từ bây giờ vì tôi biết tôi sẽ trải qua những năm đại học mà không có sự chăm sóc, lo lắng của Mẹ và gia đình!


Thật là một "cơn ác mộng tuyệt vời" tại Berkeley!

Chàng trai 17 tuổi người Việt đầu tiên đạt điểm SAT I tuyệt đối

Chàng trai 17 tuổi người Việt đầu tiên đạt điểm SAT I tuyệt đối
Hoàng Minh Tuệ, học sinh THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam vừa trở thành người Việt Nam đầu tiên đạt điểm số tuyệt đối (2400/2400) trong kỳ thi SAT I.
Đáng nói, Tuệ đạt kết quả tối đa SAT I với phần Đọc đạt 800/800; Toán 800/800 và Viết 800/800 chỉ trong lần thi đầu tiên thay vì lấy kết quả cao nhất ở nhiều lần thi. Và đặc biệt hơn, em cho biết, bản thân không ôn luyện tại bất cứ trung tâm luyện thi nào.
SAT (Scholastic Aptitude Test) được biết đến như là bài thi bắt buộc nhằm đánh giá khả năng của học sinh trung học và kiểm tra đầu vào của các trường đại học Mỹ, do tổ chức giáo dục phi lợi nhuận College Board của Hoa Kỳ tổ chức và quản lý. Có hai kỳ thi SAT, đó là SAT Reasoning (SAT I) và Subject Tests (SAT II).
SAT I được đánh giá là kỳ thi “khó nhằn”, có khả năng phân loại cao; phạm vi câu hỏi trải dài từ văn học, xã hội học cho tới các môn khoa học tự nhiên, do đó thường gây nhiều khó khăn cho cả học sinh bản địa lẫn du học sinh quốc tế.
Theo tổ chức College Board Hoa Kỳ, trong khoảng 1,7 triệu thí sinh dự thi SAT I mỗi năm toàn thế giới, tỷ lệ đạt điểm tuyệt đối 2.400/2.400 chỉ là 0,03%. Và với kết quả 2400/2400 điểm SAT I, anh chàng sinh năm 1998, Hoàng Minh Tuệ đã trở thành người Việt Nam đầu tiên lập nên kỳ tích.
Hoàng Minh Tuệ - người Việt đầu tiên giành điểm tuyệt đối bài thi xét tuyển đại học Mỹ SAT I.
Cùng PV Dân trí trò chuyện cùng chàng trai Việt đầu tiên ghi danh vào “những phần trăm hiếm hoi” toàn thế giới đạt kết quả này.
Không đến trung tâm, không “học tủ, học gạo”…
Là người Việt đầu tiên đạt điểm SAT I tuyệt đối 2400/2400, em có thể chia sẻ những trọng tâm kiến thức cũng như các kỹ năng cần ôn luyện để có thể đạt kết quả mỹ mãn như vậy?
Bài thi SAT I kiểm tra học sinh về khả năng phân tích, suy luận và hiểu biết kiến thức rất rộng, trải dài từ cả khoa học xã hội tới khoa học tự nhiên, do vậy theo em không có ý thức “học tủ” hay “học gạo” các nội dung để được điểm cao.
Thay vào đó, em nghĩ điều quan trọng trong lúc ôn luyện là rèn giũa cho mình những kỹ năng hữu ích không chỉ cho việc thi SAT mà còn cho quá trình học tập sau này. Chúng bao gồm khả năng tập trung, sức bền trong tư duy, sự ổn định trong tâm lý cũng như một loạt các kỹ năng phụ về suy luận, phân tích, tổng hợp và tính toán.
Điểm SAT I là thước đo sát hạch chuẩn uy tín quốc tế, và mỗi năm có cực ít người trên toàn thế giới đạt được điểm tuyệt đối, vậy bí quyết của em là gì?
Em nghĩ mình đạt được thành tích như vậy trước hết là nhờ chút may mắn, sau đó là do quá trình tự phấn đấu để trau dồi kiến thức và kỹ năng kéo dài trong suốt những năm học vừa qua. Bản thân em cũng đã từng nhiều lần tham dự các cuộc thi Toán Quốc tế nên cũng đã được rèn luyện phần nào về sự tập trung và khả năng duy trì phong độ và tâm lý trong lúc làm bài.
Tuệ dạy Toán bằng tiếng Anh cho các học sinh THCS tại Câu lạc bộ Thắp sáng Trí tuệ Việt.
Em cho biết bản thân không đi học trung tâm luyện thi mà tự học là chính. Vậy Tuệ đã học qua những kênh nào? Em có thể “tiết lộ” những trang web, cuốn sách… mà em cho là ý nghĩa thiết thực nhất trong việc mang lại kết quả SAT tuyệt đối?
Với sự phát triển của Internet ngày nay thì lượng tài liệu hữu dụng sẵn có là vô cùng lớn dành cho các bạn mong muốn cải thiện tiếng Anh. Thật vậy, chỉ cần lên mạng và thực hiện vài thao tác tìm kiếm đơn giản là sẽ có ngay vô số tài nguyên tri thức quý báu và đều thiết thực đến từ hỗn hợp các nguồn khác nhau.
Các bạn không nhất thiết cứ phải phụ thuộc vào các lớp học thêm, các trung tâm luyện thi để chinh phục các bài kiểm tra như SAT, IELTS, TOEFL. Thay vào đó yếu tố quan trọng là việc tự sắp xếp thời gian và đặt quyết tâm để đạt số điểm tốt nhất. Tài liệu chính mà em đã sử dụng trong lúc ôn luyện là cuốn “The Official SAT Study Guide” do tổ chức College Board phát hành.
Trong quá trình tự học thì sự tập trung là yếu tố quan trọng nhất. Với cá nhân em, sự quyết tâm đồng nghĩa với sự tập trung.
Chàng trai Việt tài năng bên giáo sư Vladimir Voevodsky (Huy chương Toán học Fields năm 2002) tại Trại Khoa học Châu Á ASC 2015 ở Thái Lan.
Chàng trai Việt tài năng bên giáo sư Vladimir Voevodsky (Huy chương Toán học Fields năm 2002) tại Trại Khoa học Châu Á ASC 2015 ở Thái Lan.
Tích lũy và chia sẻ các giá trị tốt đẹp của bản thân
Em cũng là học sinh nhỏ tuổi nhất Việt Nam được nhận học bổng danh giá ASSIST du học tại Mỹ 1 năm (năm 2013). Tuệ có thể chia sẻ về hành trình đó của mình?
Em may mắn được nhận học bổng ASSIST khi mới là học sinh lớp 9, và bước ngoặt này đã mở ra một cơ hội đáng quý để em trải nghiệm nước Mỹ trong năm học lớp 10. Hành trình du học này đã thực sự giúp em mở rộng tầm nhìn của mình đối với cuộc sống và thế giới.
Có lẽ với thế hệ trẻ của em thì việc được sống và học tập trong một nền văn hóa mới, dù chỉ trong thời gian không quá lâu, đem lại những bài học rất quý báu cho sự trưởng thành, cân bằng và phát triển tiềm năng bản thân.
Em đã được thừa hưởng nền giáo dục tiên tiến của nước bạn, kết nối với nhiều bạn bè ở Mỹ và các nước, và tiếp cận với nhiều nguồn tri thức mới, hiện đại của thế giới.

Hoàng Minh Tuệ bên tượng đài John Harvard tại Đại học Harvard (bang Massachusetts, Mỹ) trong chuyến du học bổng ASSIST năm 2013.
Hoàng Minh Tuệ bên tượng đài John Harvard tại Đại học Harvard (bang Massachusetts, Mỹ) trong chuyến du học SSIST năm 2013.
Bên cạnh những giá trị bổ ích về kiến thức sau chuyến du học trên đất Mỹ cũng là nhiều sự cố và kỷ niệm khó quên giúp hoàn thiện tính cách và con người của em.
Chẳng hạn, em xin kể một câu chuyện nhỏ chưa bao giờ phai nhạt trong ký ức: trong một lần ăn trưa tại một cửa hàng gần trường, lúc đợi tại quầy thanh toán, em chợt phát hiện ra quên mang theo tiền để trả cho bữa ăn của mình.
Trong lúc đang đỏ mặt vì ngượng và lúng túng với nhân viên bán hàng thì một cặp vợ chồng người cao tuổi đợi ở phía sau đã nhẹ nhàng đặt tay lên vai em rồi nói “Con trai, chúng ta sẽ trả cho con. Con cứ đi đi” kèm theo nụ cười nhân hậu.
Đó là một kỷ niệm mà tới giờ nghĩ lại vẫn làm em ứa nước mắt bởi lòng tốt vô điều kiện giữa người với người, dù cho em không hề quen biết họ và thậm chí còn không phải là người bản xứ Mỹ.
Những bạn đang được học tập tại Mỹ hay các quốc gia phát triển khác như Anh, Úc, Singapore,… em mong rằng các bạn cũng sẽ có được những trải nghiệm quý giá và tốt đẹp tương tự để một ngày nào đó trở về Việt Nam và chia sẻ lại cho thế hệ trẻ của đất nước.
Hoàng Minh Tuệ (thứ 3 từ trái sang) trong buổi giao lưu cựu học sinh ASSIST tháng 10/2014.
Hoàng Minh Tuệ (thứ 3 từ trái sang) trong buổi giao lưu cựu học sinh ASSIST tháng 10/2014.
Ngoài học thì em có sở thích nào khác?
Bên cạnh việc học thì em có một sự yêu thích đặc biệt cho âm nhạc, đặc biệt là nhạc ghi-ta cổ điển. Bản thân em cũng tự mày mò học ghi-ta cổ điển được 2 năm. Mỗi ngày em dành khoảng 1/4 thời gian cho việc học chính khóa ở trường và 1/4 thời gian cho việc tự nghiên cứu và đọc sách. Thời gian còn lại em dùng cho hoạt động giảng dạy các học sinh nhỏ hoặc thực hiện các sở thích của mình.
Em tìm thấy niềm vui khi được hướng dẫn kiến thức cũng như chia sẻ cho các em học sinh nhỏ về kinh nghiệm trong suốt quá trình học tập của chính mình. Em tin rằng đây là cơ hội để em phần nào đóng góp những giá trị thiết thực cho thế hệ sau dựa trên năng lực và vốn kiến thức hiện có của bản thân.
Đam mê lớn nhất của Tuệ là gì?
Đam mê lớn nhất của em cũng chính là ước mơ và dự định trong tương lai của mình. Em muốn cống hiến tạo ra thật nhiều của cải vật chất rồi dùng chúng để xây dựng những giá trị văn minh và nhân đạo cho xã hội.
Cảm ơn em đã chia sẻ, chúc em có thêm những kỳ tích mới!
 
Bảng thành tích đáng nể của chàng trai 17 tuổi Hoàng Minh Tuệ
- Thủ khoa tuyển sinh đầu vào cấp 2 của trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam năm học 2009-2010.
- Thủ khoa, huy chương Bạch Kim vòng I kỳ thi Toán châu Á Thái Bình Dương (APMOPS) năm 2010.
- Giải nhất Olympic Toán Hà Nội Mở rộng (HOMC) năm 2012.
- Thí sinh đạt điểm tuyệt đối 900/900 TOEFL Junior năm 2012.
- Học sinh nhỏ tuổi nhất (14 tuổi) ở lứa tuổi Keystage III (15-17) nhưng đạt điểm và Huy chương cao nhất của đoàn Việt Nam tại cuộc thi Toán học Trẻ quốc tế 2012 (IMC 2012) tổ chức tại Đài Loan.
- Học sinh nhỏ tuổi nhất Việt Nam (khi còn học lớp 9) được nhận học bổng danh giá ASSIST du học tại Mỹ 1 năm trị giá hơn 50.000 USD.
- Thí sinh đạt điểm số PSAT 99% thuộc Top 1% số người dự thi trên toàn thế giới khi đang là du học sinh lớp 10 tại trường Catlin Gabel, Mỹ.
- Tuệ được mời làm trợ giảng cho thầy Trần Phương (Phó giám đốc Trung tâm hỗ trợ và phát triển tài năng) để huấn luyện cho các đội tuyển học sinh THCS tham dự kỳ thi Toán quốc tế. Đặc biệt, năm học 2014-2015, cùng với các thầy cô giảng dạy đội tuyển, Tuệ đóng góp công sức vào sự thành công của đội tuyển THCS của Việt Nam dự hai kỳ thi APMOPS 2015 vòng 2 tại Singapore và CIMC 2015 tại Trung Quốc với thành tích tốt nhất trong các lần tham dự từ trước tới nay.
- Tuệ đã tham gia xuất bản 5 đầu sách Toán song ngữ Anh - Việt với một số tác giả để hỗ trợ học sinh THCS ôn luyện tham dự các cuộc thi Toán quốc tế, cũng như học sinh THPT đang chuẩn bị kiến thức Toán bằng tiếng Anh để du học.

Theo Dân Trí


Những chuyện ngược đời trong nền giáo dục Mỹ


Một người Việt Nam lần đầu tiên tìm hiểu nền giáo dục Mỹ chắc chắn ngỡ ngàng và cảm thấy có nhiều chuyện ngược đời. Dưới đây tôi xin kể năm trong số đó.

1.

Chuyện ngược đời đầu tiên là trẻ em Mỹ không cần trường. "Không cần" theo nghĩa đen, chứ không phải một cách nói ví von hoa mỹ về một thực tế khác cũng ngược đời nếu so với giáo dục Việt Nam: nhà trường chỉ là một thành phần, cho dù là một thành phần quan trọng, trong một phức hợp xã hội có nhiệm vụ giáo dục những công dân Mỹ tương lai. Nhà trường không và cũng không thể thay thế được gia đình, cộng đồng sinh hoạt, các đoàn thể, các tổ chức tôn giáo, văn học nghệ thuật, viện bảo tàng, lễ hội, các phương tiện thông tin đại chúng, các hoạt động thể thao..."Không cần" ở đây có nghĩa là trẻ em Mỹ có thể học ở nhà, theo chế độ homeschooling (học tại gia).
Chế độ "Học tại nhà" (Home schooling) cho phép cha mẹ tự giáo dục con cái thay vì cho chúng đến trường mà không yêu cầu phải có chứng chỉ gì đặc biệt. Nhiều người Mỹ cho rằng đó là cách để trẻ em có thể phát huy tính tự lập, chủ động trong cả 365 ngày chứ không chỉ tiếp nhận kiến thức một cách thụ động trong những lúc đến trường. Đó là một nguyên lý giáo dục khác hẳn, dựa trên quan điểm là mọi bậc cha mẹ đều có thể giúp đỡ con cái học tại nhà. Nhiều gia đình không hề sử dụng các tài liệu hướng dẫn hay chương trình giảng dạy chính thức, mà căn cứ và thiên hướng và phong cách cá nhân của trẻ em để áp dụng các phương pháp và nội dung cụ thể. Ngay cả trong trường hợp có sử dụng các tài liệu hướng dẫn, thời gian học tập hàng ngày cũng không kéo dài quá vài tiếng đồng hồ, thời gian còn lại dùng để du lịch, biểu diễn, tham quan, đọc sách, tiến hành các dự án nghiên cứu hay tham gia hoạt động từ thiện. Hiện nay có khoảng 1 triệu gia đình ở Mỹ áp dụng và theo thống kê đang tăng lên khoảng 15% mỗi năm.

2.

Chuyện ngược đời thứ hai là nếu đến trường, trẻ em Mỹ cũng không theo một chương trình thống nhất. Ở Mỹ, chương trình học của các trường phổ thông không chỉ khác nhau tuỳ theo các bang mà còn khác nhau tuỳ theo từng vùng, từng quận, thậm chí tuỳ theo từng trường. Rất nhiều người không biết rằng rất nhiều học sinh Mỹ không hề biết gì về thuyết Darwin. Ở một số địa phương, đặc biệt là tại các bang ở miền Nam, do ảnh hưởng mạnh mẽ của Thiên Chúa Giáo, giảng dạy thuyết Darwin thậm chí còn bị coi là phi pháp.
Vì không học theo một giáo trình thống nhất, trình độ của học sinh khi tốt nghiệp trung học rất khác nhau. Chính vì lẽ đó, ở năm thứ nhất, các trường đại học Mỹ thường có 3 môn bắt buộc là Học nghĩ, Học nói và Học viết. Trong số 18 sinh viên lớp Học viết (English 101) do tôi phụ trách, có những sinh viên hiểu biết rất rộng và sâu, nhưng cũng có sinh viên thậm chí viết tiếng Anh còn sai chính tả và ngữ pháp. Tuy vậy, họ có một điểm chung là rất tự tin. Đó là kết quả của một triết lý giáo dục mang tính dân chủ. Việc chấm điểm, chẳng hạn. Nếu ở ta chấm điểm là biện pháp nhằm xếp loại học sinh và đánh giá giáo viên, điều cuối cùng dẫn giáo viên đến tình trạng chạy theo thành tích và rất nhiều học sinh đến tâm lý tự ti. Không tự ti sao được khi một đứa trẻ từ lớp 1 đến lớp 12 luôn luôn đội sổ, và điều đó được công bố cho tất cả bạn bè cùng lớp. Ở Mỹ, việc chấm điểm là vấn đề tế nhị, thường là giữ kín. Nó là cơ sở để học sinh tự biết mình và để giáo viên điều chỉnh phương pháp giáo dục với từng học sinh. Nhà trường Mỹ luôn cố gắng để học sinh không cảm thấy thua chị kém em. Ngay cả thi tốt nghiệp phổ thông cũng không có vai trò quan trọng như ở Việt Nam hay ở Châu Âu. Có thể nói, nhà trường ở Mỹ là nhà trường không nhằm mục đích thi cử.

3.

Chuyện ngược đời thứ ba là các trường phổ thông của Mỹ không có sách giáo khoa chung trong cả nước. Việc lựa chọn các loại sách để dạy trong nhà trường thuộc thẩm quyền của cơ quan chuyên trách địa phương và nhà trường, nhưng vai trò cá nhân của giáo viên và ý kiến của phụ huynh cũng rất quan trọng. Chẳng hạn, cuối tháng 9 năm 2003, khi tôi vừa đến Normal, cuốn sách nổi tiếng của nhà văn Hoa Kỳ đoạt giải Nobel John Steinbeck, "Of Mice and Men" (Hoàng Ngọc Khôi và Nguyễn Phúc Bửu dịch là "Của chuột và người"), cùng hai tác phẩm kinh điển khác là "The Adventures of Huckleberry Finn" (Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn) của Mark Twain và "To Kill a Mockingbird" (Giết chết một con chim Mocking) của Harper Lee, bị cha mẹ học sinh các trường trung học phản đối và đòi đưa ra khỏi chương trình văn học. Hai trường trung học Normal Comunity High School và Normal West High School phải thành lập một chuyên ban, bao gồm hiệu trưởng, một chuyên gia thông tin đại chúng và một giáo viên, để nghiên cứu và trả lời phụ huynh học sinh. Bà Tripp, phụ huynh học sinh và là tác giả một trong hai lá thư khiếu nại, phê phán cuốn sách của John Steinbeck là chứa đựng thái độ kỳ thị chủng tộc, ngôn ngữ thô tục và báng bổ, "không thể hiện các giá trị truyền thống", "gây phản cảm" đối với con gái bà. Đây không phải là trường hợp cá biệt. Năm 1992, khi một nhóm độc giả ở bang Ohio chỉ ra 108 chỗ tục tĩu, 12 chỗ chứa đựng thái độ kỳ thị chủng tộc và 45 đoạn báng bổ Chúa, cuốn sách này đã bị buộc đưa ra khỏi chương trình của một trường phổ thông địa phương. Ngay sau đó, 150 nhà giáo, sinh viên và phụ huynh học sinh đã tổ chức một cuộc hội thảo ca ngợi giá trị của cuốn sách, cuối cùng nó được đưa trở lại chương trình. Mùa hè năm 2003, Hội đồng giáo dục quận Coffee County (Bang Georgia) cũng phải tiến hành thẩm định vấn đề "ngôn ngữ dung tục" của cuốn sách "Of Mice and Men" khi có khiếu nại của một số phụ huynh học sinh. Đầu năm 2003, Hội đồng nhà trường quận George County ở Lucedale (Bang Mississippi) đã nhất trí loại "Of Mice and Men" cùng hai cuốn sách khác ra khỏi chương trình.

4.

Chuyện ngược đời thứ tư là coi nhà trường nhưdoanh nghiệp. Nếu như ở Việt Nam, cho đến nay thương mại hoá giáo dục vẫn gây tranh cãi và bị nhiều người coi là tồi tệ, thì ở Mỹ nó đang tồn tại như một cái gì đó hết sức tự nhiên.
Khác với Việt Nam, các trường đại học Mỹ nói chung không có thi đầu vào. Quan điểm của họ rất đơn giản: học tập là quyền chính đáng của mọi người, mặc dù xuất phát điểm có thể khác nhau. Nhờ vậy, tất cả những ai có chí đều có thể có cơ hội, ngược lại quốc gia cũng không bỏ phí nhân tài. Vào thập kỷ 1960, số học sinh Mỹ tốt nghiệp phổ thông học tiếp lên đại học chiếm tỷ lệ 60%. Hiện nay, tỷ lệ này có giảm đi, nhưng vẫn đứng đầu thế giới. Nhưng muốn học, phải trả tiền. Khi anh bỏ tiền để mua kiến thức, anh sẽ có ý thức về việc học tập hơn. Còn nếu anh trả tiền mà không học, tức không nhận kiến thức, thì đó cũng là quyền của anh.
Nói vậy, nhưng việc đăng ký học cũng không phải hoàn toàn chỉ có chuyện tiền nong. Một số trường nổi tiếng khá kén chọn sinh viên. Một số bang cũng ưu tiên nhận sinh viên từ bang mình. Còn đối với sinh viên nước ngoài, điểm thi tiếng Anh (TOEFL) đặc biệt quan trọng. Trường Đại học Y khoa là một ngoại lệ. Muốn vào trường, sinh viên phải có bằng tốt nghiệp đại học thuộc một số ngành như sinh hoá, sinh vật...Chương trình kéo dài 4 năm nữa, sau đó phải thực tập từ 2 đến 4 năm. Như vậy, để hành nghề chữa bệnh, cần phải học và thực tập từ 10 - 12 năm!
Việc học tập ở Mỹ rất tốn kém. Mức chi tiêu tối thiểu của một sinh viên ở các trường công, vào khoảng 10 ngàn USD/năm, còn ở các trường tư khoảng 35 ngàn USD. Vì thế, trừ một số người được nhận học bổng hoặc gia đình giàu có, sinh viên Mỹ hầu hết vừa học vừa làm, một số làm việc ngay tại trường.

5.

Chuyện ngược đời thứ năm là bất chấp những chuyện ngược đời vừa kể giáo dục Mỹ vẫn có chất lượng cao nhất thế giới. Bằng chứng là họ kinh doanh giỏi nhất, nghiên cứu khoa học giỏi nhất, đóng phim giỏi nhất, chơi đàn giỏi nhất, hát hay nhất, chơi thể thao giỏi nhất, và ngay cả trong văn học cũng là một trong những nước có nhiều nhà văn đoạt giải Nobel nhất.
Vậy phải chăng chính chúng ta mới là ngược đời?
Ngô Tự LậpBáo Diễn đàn Doanh Nghiệp (2006)

Quy định của Chương trình Giao lưu văn hóa Mỹ


Sau đây là một số Quy định trong chương trình Giao lưu văn hóa Mỹ các bạn học sinh cũng như Quý phụ huynh cần chú ý.
1.                  Chương trình học Phổ thông theo dạng J1 là chương trình Giao lưu Văn hóa mà học sinh sẽ được ở với gia đình bố mẹ nuôi tại Mỹ và đi học trong suốt thời gian tham gia chương trình.
2.                  Tổ chức ISE cùng với Chính phủ Mỹ và Hội đồng Tiêu chuẩn Du học Toàn cầu đã kiểm tra các gia đình nhận nuôi về điều kiện sống, địa điểm, trang thiết bị vật chất,  …
3.                  Học sinh tham gia chương trình sẽ được sắp xếp ở ngẫu nhiên với một gia đình. Là một thành viên trong gia đình, học sinh phải tôn trọng, tuân thủ các quy định cũng như văn hóa và các yêu cầu của gia đình này. Tổ chức ISE có trách nhiệm chọn gia đình bố mẹ nuôi  cho học sinh. Học sinh không được thay đổi nơi ở và gia đình bố mẹ nuôi sau khi đến Mỹ.
4.                  Học sinh tuân thủ đúng theo các quy định của chương trình Giao lưu Văn hóa, Tổ chức ISE và Chính phủ Mỹ đã được ghi rõ trong Sổ tay dành cho  Học sinh.
5.                  Học sinh thực hiện đúng các luật định của Nhà nước, Bang, Thành phố nơi cư trú.
6.                  Theo luật, học sinh trung học phổ thông không được sử dụng các đồ uống có chứa cồn, hút thuốc, tàng trữ và sử dụng các chất cấm
7.                  Học sinh phải tham gia các khóa học định hướng trước và sau khi đến Mỹ
8.                  Học sinh cần tránh mang hoặc sử dụng vật dụng ảnh hưởng đến sức khỏe, luật, môi trường, chính trị, văn hóa và tôn giáo nơi bản địa  
9.                  Học sinh phải tuân thủ các chỉ dẫn cũng như nội quy của trường học, bao gồm kỷ luật, đạo đức, học vấn và tham gia đầy đủ các hoạt động của trường
10.              Điểm tổng kết theo quý của tất cả các môn, học sinh cần đạt tối thiểu C+ trong đó có môn tiếng Anh, Lịch sử Mỹ và 2 môn cơ bản khác. Học sinh bắt buộc phải đi học đầy đủ
11.              Trong trường hợp kỹ năng tiếng không đảm bảo yêu cầu, học sinh cần thuê gia sư và tự  trả chi phí này
12.              Học sinh chỉ được tham gia các chuyến du lịch với các thành viên lớn tuổi của gia đình bố mẹ nuôi, với đại diện ISE, của trường học và các chương trình khác do ISE tổ chức. Trong thời hạn chương trình, học sinh không được quay lại Việt Nam và đi chơi với người thân.
13.              Học sinh không được điều khiển và mua bán các phương tiện đi lại (xe máy, ô tô, tàu hay bất kỳ các phương tiện yêu cầu giấy phép). Học sinh vẫn có quyền tham gia vào các khóa học lái xe
14.              Học sinh cần chuẩn bị ít nhất $300 một tháng để tiêu vặt. Tuyệt đối không được mượn hay cho bất kỳ ai vay tiền
15.              Học sinh chỉ được đến trước thời gian nhập học là 5 ngày và được ở lại tối đa 5 ngày sau khi kết thúc chương trình GLVH
16.              Học sinh không được đi làm thêm. Các hoạt động ngoại khóa hoặc các bộ môn thể thao không khuyến khích học sinh tham gia. Tuy nhiên, thỉnh thoảng học sinh vẫn có thể làm các công việc vặt trong trường hoặc trông trẻ
17.              Đây là chương trình giao lưu và trải nghiệm văn hóa Mỹ, ciệc tốt nghiệp tại đây sẽ phụ thuộc vào đánh giá của trường. Học sinh không được phép hỏi gia đình bố mẹ nuôi hoặc nhân viên ISE về sự trợ giúp để vào học tại trường Cao đẳng/ Đại học ở Mỹ, các chương trình thi dự bị, cách thay đổi visa hoặc nhập cư
18.              Học sinh có thể tìm hiểu về tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau nhưng không được thay đổi/ gia nhập tôn giáo khác, không được mang thai, được nhận nuôi hoặc kết hôn trong thời gian giao lưu. Học sinh cũng không được xăm hình, bấm khuyên
19.              Nếu ISE nhận thấy học sinh không đảm bảo được các yêu cầu về sức khỏe và tâm lý, học sinh sẽ bị buộc rời khỏi chương trình
20.              Học sinh không được liên quan đến các tệ nạn xã hội, bạo lực, quấy rối (về màu da, sắc tộc, giới tính, tôn giáo)
21.              Học sinh không được làm ảnh hưởng đến bản thân và uy tín của tổ chức cũng như chính phủ Mỹ
22.              Học sinh không được đăng tải các thông tin gây ảnh hưởng đến chương trình lên các trang mạng xã hội hoặc blog
23.              ISE có quyền đình chỉ các học sinh không tuân thủ các yêu cầu trên. Các chi phí đã nộp của học sinh này sẽ không được hoàn lại
24.              Phụ huynh có thể liên hệ với học sinh một hoặc hai lần/ tháng qua điện thoại, email, VOIP


(Bản dịch từ Program agreement - ISE )

Liên hệ Đại diện trường tại Việt Nam
Tại Hà nội
Địa chỉ: Tầng 10, tòa nhà Ford Thăng Long - 105 Láng Hạ, Đống Đa, Hà nội
Email: huong.vu@newstarvietnam.com
Tel: 844-66874646 - Hotline: 0985578686
Văn phòng tại Hồ Chí Mình
Lầu 1, Tòa nhà Rosana, 60 Nguyễn Đình Chiểu, P. Đa Kao, Q. 1
Tel: 08- 2220 2268 - Hotline: 0902 945 686
E-mail: info@newstarvietnam.com
Website: www.newstarvietnam.com

Chiến lược du học Mỹ - Kỳ 2

Chiến lược du học Mỹ - Kỳ 2
Chiến lược du học Mỹ - Kỳ 2
BẮT ĐẦU TỪ BÊN TRONG

Kỳ trước chúng tôi đã kết bằng một câu “Chỉ cần bạn muốn Du học Mỹ, bạn có thể làm được, và làm theo cách của bạn”. Đây chính là chiến lược số 1 mà bạn cần làm. Tự vấn chính bản thân mình.
Hãy trả lời mấy câu hỏi đơn giản sau đây.
-       Bạn học cho ai nhỉ? Cho bạn.
-       Bạn học để làm gì nhỉ? Để bạn có đủ kiến thức xây nền cho tương lai tốt đẹp hơn. Hoặc để bạn đeo đuổi đam mê ấp ủ từ lâu.
-       Ai là người tiếp thu những kiến thức khi bạn đi du học? Là bạn.
Bạn là trung tâm của vấn đề, là nguyên do và cũng là mục tiêu sau cùng của du học Mỹ. Vậy thì đương nhiên bạn phải bắt đầu từ chính mình rổi.
Có bạn sẽ nói tôi đi du học vì bạn bè tôi đi và tụi nó thành đạt. Tôi đi du học vì nhà tôi có tiền, bố mẹ sẵn sàng đầu tư. Nên nhớ những lý do này chỉ đóng vai trò khơi nguồn cảm hứng chứ không quyết định cho sự thành công của con đường du học.
Tự vấn bao gồm những công đoạn nào:
1.     Tìm hiểu xem đam mê thực sự của mình là gì. Cần lưu ý đam mê phải gắn với năng lực. Nếu bạn đang đam mê một thứ, và giỏi một thứ khác, rất có thể bạn đam mê chưa đúng, hoặc đầu tư chưa đủ. Khi nào đam mê và năng lực hoà làm một, đó mới thực sự là đam mê mà bạn nên theo đuổi lâu dài.
2.     Bay bổng chút, hãy tự tưởng tượng với đam mê đó, sau này bạn sẽ làm nghề gì. Đừng bó buộc nghề mơ ước của bạn vào những nghề nghiệp mà bạn chỉ thấy ở xung quanh. Bạn có thể nói chuyện với người lớn, nói chuyện với chuyên gia, tìm hiểu trên mạng để biết có những nghề nào trên thế giới. Việt Nam còn đang ở giai đoạn phát triển sơ khởi, nên nhiều nghề tồn tại trên thế giới ở Việt Nam vẫn chưa có khái niệm. Hơn nữa, thế giới ngày nay phát triển không ngừng, nên chẳng có giới hạn nào cho nghề bạn mơ ước cả. Cứ thoả sức mơ!
3.     Tiếp đó, tìm hiểu để thoả đam mê, ước mơ đó, bạn cần theo học ngành gì? Có thể bạn không quen với công đoạn này, nhất là khi ở Việt Nam vẫn ở tình trạng nước chảy bèo trôi, cứ học rồi tính tiếp. Điều này cực kỳ nguy hiểm. Theo CreatingMinds, sức sáng tạo của não bộ đã đạt được 80% khi chúng ta lên 5, và thông thường sẽ suy thoái khi bước vào tuổi 40. Chính vì thế, nếu bạn định hình được con đường của mình càng sớm, bạn sẽ càng có nhiều cơ hội tập trung hết sức mạnh của não bộ để phát triển nghề nghiệp. Bạn sợ chọn sai khi chưa đủ kinh nghiệm? Hãy tham vấn gia đình, người lớn tuổi thành đạt, các chuyên gia. Nếu một vài năm sau bạn thấy mình thực ra đam mê ở lĩnh vực khác? Càng tốt. Như vậy bạn đã sống hết mình và đã tìm đến niềm đam mê đích thực, cơ hội thành công của bạn sẽ càng cao hơn.
4.     Sau khi xác định được ngành học rồi (dù chỉ là tạm thời), hoặc xác định rằng bạn cần phải trải nghiệm nhiều hơn nữa để biết đâu là đam mê thực sự của mình, lúc đó bạn mới nên chuyển đến khâu Chọn Trường. Chúng tôi sẽ phân tích chiến lược chọn trường ở một kỳ riêng sau này.
Còn sau đâu, chúng tôi muốn quay trở về bước trước nữa, đó là làm sao bậc phụ huynh có thể tạo nền tảng cho con cái trong khi nền giáo dục Việt Nam vẫn đang rối bời.
Bắt đầu từ bên trong còn có nghĩa giáo dục bắt đầu từ gia đình
Chúng tôi chưa đi sâu và phân tích việc chuẩn bị hồ sơ tốt cho trẻ lúc này, mà muốn dành thời gian cho những điểm mà mọi người thường nghĩ không liên quan mấy đến du học Mỹ.
Bình tĩnh & Tự tin
Điều đầu tiên chúng tôi muốn nhắc tới là các phụ huynh cần Bình tĩnh và Tự tin. Nhìn lại lịch sử có bao nhiêu vĩ nhân có bố mẹ là vĩ nhân? Nhiều vĩ nhân thậm chí không đi theo truyền thống gia đình mà vẫn đạt được những thành tựu xuất chúng. Chuyện giáo dục của nhà trường còn nhiều trăn trở cũng không phải là điều đáng ngại. Chỉ cần phụ huynh có tâm, chúng ta đều có cách.
Chắc hẳn chúng ta ai cũng khâm phục bà mẹ đơn thân Hải Âu đưa con gái Minh Khuê được vào Harvard. Điểm mấu chốt Harvard nhận Minh Khuê, điều khiến cho luật sư phỏng vấn cháu phải sẵn sàng quên giờ giấc và nhiệt tình viết một bản tường trình kỹ lưỡng nhất từ trước tới giờ về một học sinh Việt Nam xin học Harvard không phải là kết quả học tập sáng ngời. Học sinh Việt Nam đi thi quốc tế ầm ầm, đạt giải này nọ nhưng Harvard lại không dành nhiều ưu ái bằng cô bé nhẹ nhàng Minh Khuê. Chị Hải Âu đã rất thành công trong việc truyền tải rất nhiều triết lý sống thông qua những thông điệp nhẹ nhàng, kho tàng ca dao tục ngữ, thơ văn của dân tộc. Chính điều này khiến luật sư kỳ cựu nhiều kinh nghiệm sống tìm được sự đồng điệu trong tâm hồn với một cô bé nhỏ tuổi. Triết lý sống là xương sống của cuộc sống, là kim chỉ nam khi mỗi một con người gặp phải trở lại cần tìm ra con đường đúng đắn. Nó cũng là sức mạnh để con người vượt qua cám dỗ, đưa tài năng của mình phục vụ những mục đích tốt đẹp của cuộc sống. Với những trường của Mỹ, đây là điểm mấu chốt làm nên sự khác biệt của một ứng viên. Chính vì thế, trong hồ sơ xin học thường các trường đặt câu hỏi: Đâu là khó khăn lớn nhất của bạn, bạn đã làm gì? Hãy kể về một trải nghiệm làm thay đổi cuộc sống của bạn? v.v.
Quay trở lại quan điểm Bình tĩnh và Tự tin. Dẫn chứng trên của chúng tôi muốn chứng minh luận điểm rằng, hầu hết các bậc cha mẹ của Việt Nam đều có năng lực để giáo dục con cái một cách tốt nhất, cho dù trường lớp làm chưa tới. Xin các vị cũng đừng ngại về chuyện mình kém tiếng Anh. Khả năng tư duy không phụ thuộc vào khả năng ngôn ngữ. Nếu trẻ được bồi đắp kiến thức, rèn rũa khả năng tư duy từ nhỏ, thông suốt trong tiếng Việt thì khi học tiếng Anh trẻ sẽ biết trình bày quan điểm tốt. Còn một trẻ giỏi tiếng Anh nhưng không có nền kiến thức, không có khả năng tư duy thì cũng chỉ như nước sơn đẹp bọc ngoài tấm gỗ mục.
Tư duy lô-gic
Điểm thứ hai chúng tôi muốn chia sẻ ở đây là các phụ huynh cần rèn cho trẻ thói quen Tư duy lô-gic. Với bậc cha mẹ có kiến thức hàn lâm, thì việc rèn rũa sẽ tiện lợi hơn. Tuy nhiên việc này cũng có thể bắt đầu từ những chuyện thông thường, và diễn ra hàng ngày. Khi trẻ kể câu chuyện gì, hãy giúp trẻ kể chuyện gãy gọn, có đầu có cuối, và bài học rút ra từ câu chuyện đó là gì. Khi trẻ đưa ra một quan điểm lạ, càng nên khuyến khích, tuy nhiên hãy hỏi thật nhiều câu hỏi Vì sao, để bắt trẻ phải lập luận, chứng minh cho quan điểm của mình. Thế hệ ngày xưa coi chuyện quan điểm khác lạ là “nổi loạn, không nghe lời”. Tuy nhiên ngày nay chúng ta cần nhìn KHÁC. Các quý vị có thấy vĩ nhân nào đóng góp to lớn cho loài người mà không bắt đầu từ quan điểm khác lạ. Nếu chỉ như sống cũ chúng ta chẳng khác gì loài vẹt. Còn chuyện của trẻ, đừng vội phán xét trẻ đúng hay sai. Thậm chí chúng ta nhiều khi cũng chưa đủ kiến thức để khẳng định đúng sai trong quan điểm của trẻ. Điều quan trọng là tạo điều kiện cho trẻ tư duy, lập luận, chứng minh quan điểm. Đây là nền tảng cho sự thành công trong học thuật cũng như thành công trong cuộc sống sau này của trẻ.
Đừng ngại cho trẻ va vấp
Thất bại là mẹ của thành công. Trẻ càng va vấp, thất bại từ nhỏ sẽ biết vượt qua thất bại để chuẩn bị tốt hơn cho những thành công lớn hơn sau này. Nhiều khi cha mẹ có thể tạo môi trường giả, cho trẻ thử sức ở những mảng mà trẻ yếu hoặc sợ. Khi trẻ vấp ngã, hãy cùng trẻ phân tích nguyên do, tìm giải pháp để giúp sẽ không bị vướng trong những lần sau này. Mọi thiên tài, vĩ nhân đều bắt nguồn từ hàng trăm hàng ngàn hàng triệu thất bại. Điểm khác biệt của người thành công và người không thành công là khi thất bại người thành công tiếp tục nỗ lực, còn người không thành công thì bỏ cuộc. Càng được rèn luyện sớm, càng được rèn luyện nhiều thì khả năng vượt qua thất bại của trẻ càng tốt, trẻ càng có nền tảng vững chắc hơn cho hạnh phúc sau này. 
Chịu trách nhiệm cho hành động của chính mình
Đổ lỗi, trốn tránh trách nhiệm, hoặc vờ không biết là mình mắc lỗi là những sai phạm cực kỳ lớn trong xã hội Mỹ, và trường học rất dị ứng với những chuyện này. Xã hội Mỹ không kỳ vọng ai cũng phải toàn mỹ, nhưng khi mắc lỗi, làm sai, làm chưa đúng, người trong cuộc phải tự đứng lên nhận trách nhiệm và tìm cách xử lý, chứ không được chạy vòng quanh lẩn tránh.
Để rèn cho trẻ phẩm chất này, cha mẹ không nên phạt khi trẻ mắc lỗi, mà cần khuyến khích trẻ tự nhận lỗi và đưa ra giải pháp xử lý. Khi trẻ làm được vậy, nên có phần thưởng xứng đáng cho trẻ. Có một cách làm hay của cha mẹ Mỹ là khi yêu cầu trẻ làm gì, họ sẽ đưa ra nhiều lựa chọn, sau đó phân tích hậu quả của từng lựa chọn. Cha mẹ Mỹ không áp đặt trẻ theo ý mình, cũng không trừng phạt trẻ nếu trẻ làm không được, họ chỉ trừng phạt khi trẻ dối lừa, lấp liếm sai phạm. 
Có một số trường trong hồ sơ xin học hoặc khi phỏng vấn sẽ thẩm tra phẩm chất này của ứng viên. Nhưng nếu họ không thẩm tra khi tuyển sinh, sau này trong quá trình học tập họ sẽ rèn rũa rất nhiều. Đây cũng là nền tảng tương tác của xã hội Mỹ. Nếu trẻ Việt Nam chưa được chuẩn bị từ sớm, khi sang sẽ bị va vấp và có thể gặp phải cú sốc văn hoá nặng nề.

Các lò luyện giúp phần nhiều cho kỳ thi chuẩn hoá, chuyên nghiệp hoá bộ hồ sơ xin học, chứ không phải là chìa khoá giúp trẻ không có tố chất mà có thể thành công. Tất nhiên với các bậc cha mẹ có điều kiện, việc cho con tiếp cận sớm với mô hình giáo dục Mỹ, làm quen với quy trình tuyển sinh sẽ giúp trẻ và gia đình chuẩn bị tốt hơn cho du học. Nhưng cái khó không bó cái khôn. Cha mẹ nào cũng có thể chuẩn bị hành trang du học Mỹ cho con từ rất sớm, từ những chuyện tưởng nhỏ, và ngay cả khi cha mẹ không biết một chữ tiếng Anh bẻ đôi.

Chiến lược Tiền Du Dọc - 11 kỹ thuật giúp trẻ phát huy tiềm năng

Chiến lược Tiền Du Dọc - 11 kỹ thuật giúp trẻ phát huy tiềm năng
Chiến lược Tiền Du Dọc - 11 kỹ thuật giúp trẻ phát huy tiềm năng
(Theo cuốn Excellent 11 của nhà giáo/tác giả nổi tiếng Ron Clark)


Tài năng không tự nhiên sinh ra. Chúng ta không thể chọn giáo dục trẻ một cách tối giản, tiết kiệm thời gian và mong đợi con cái mình sẽ thành người, thành tài. Điều đó không có nghĩa chúng ta phải dành toàn bộ quỹ thời gian mình có cho con cái. Làm đúng, làm đủ, và làm một cách vui vẻ giống như đang tận hưởng niềm vui sống với con cái là cách mà Ron Clark đúc kết sau nhiều năm trực tiếp nuôi dưỡng đam mê cho trẻ.

1. Nhiệt huyết. 
Trẻ học bắt đầu từ đâu? Từ người lớn. Từ tiếng nói đến điệu bộ, và lớn lên chút, cả cách phân tích lập luận, trẻ em đều học từ người lớn. Chính vì thế, giáo viên và cha mẹ cần tạo cảm hứng, khuyến khích trẻ học hỏi, phấn đấu, gặt hái được những thành quả tốt nhất trẻ có thể vươn tới.

Ron đưa ra một số ví dụ về chuyện cha mẹ phàn nàn phải mệt mỏi làm bài tập ở nhà cùng con. Nếu cha mẹ thấy khó chịu, cằn nhằn thì đương nhiên những cảm xúc này sẽ lan sang trẻ. Hãy biến buổi làm bài tập thành một trải nghiệm vui vẻ, là khoảng thời gian để cha mẹ và con cái vui đùa với nhau, biến những khái niệm, định nghĩa buồn tẻ thành những so sánh ngộ nghĩnh, hài hước thì tự nhiên trẻ sẽ thích thú, cảm thụ kiến thức nhanh và sâu.

Một điểm quan trọng nữa là cha mẹ, giáo viên càng cần phải khích lệ những trẻ ít hứng thú trong chuyện học hành. Đừng bao giờ chê bai, dè bỉu trẻ, hãy luôn khen ngợi trẻ, cho trẻ biết rằng trẻ rất tài năng và làm tốt hơn kết quả hiện tại.

2. Kỳ thú.
Với bản tính tò mò, yêu thích những bất ngờ, giáo viên và cha mẹ cần tạo cho trẻ môi trường học luôn luôn kỳ thú. Với kiến thức trong sách vở, ở trường học, cần biến những gì buồn chán thành những câu chuyện ly kỳ háp dẫn. Trẻ cũng có thể học ở mọi lúc mọi nơi. Khi đi chơi ở công viên, vườn bách thú, khi quanh quẩn bên bếp nấu ăn với cha mẹ. Thông tin, kiến thức cần dạy trẻ có ở mọi nơi. Điều tuyệt vời hơn, với những trải nghiệm kỳ thú, trẻ được học tập một cách trực quan, thậm chí bằng tất cả những giác quan của trẻ, nên việc tiếp thu sẽ sâu sắc hơn hết.

Một điểm quan trọng nữa, cũng xuất phát từ việc học hỏi từ người lớn, là trẻ cũng muốn làm người lớn, muốn khẳng định bản thân với gia đình, cộng đồng xung quanh. Khi trẻ được tự do khám phá bản thân qua những trải nghiệm kỳ thú, trẻ được tự ra quyết định, được thử nghiệm làm người lớn và rút ra những bài học đáng quý cho bản thân.

3. Sáng tạo.
Sáng tạo ở đây không có nghĩa là sáng tạo nghệ thuật, mà có nghĩa là lối suy nghĩ, hành động "khác biệt". Đây là bản tính của trẻ, tuy nhiên mỗi trẻ lại bộc lộ một cách khác nhau. Giáo viên và cha mẹ cần gần gũi theo dõi hành động của trẻ để khám phá khả năng sáng tạo. Khi thấy trẻ có biểu hiện thì cần nắm bắt kịp thời cơ hội giúp trẻ phát huy khả năng này. 

Ở lứa tuổi con non nớt, chúng ta không thể đòi hòi trẻ tuân thủ kỷ luật nghiêm ngặt, vì thế nếu kế hoạch dạy dỗ trẻ cần phải thay đổi để phù hợp với những "khoảnh khắc dạy dỗ" thì cũng không nên lấy làm khó chịu. Giáo viên, cha mẹ cần linh động, có khả năng "biến hoá" để trẻ hấp thụ kiến thức một cách tự nhiên. Nói một cách khác, nếu muốn trẻ tư duy đột phá, bản thân người giúp trẻ cũng phải đột phá trong phương pháp giảng dạy.

4. Nhìn lại bản thân.
Học không chỉ từ những điều mới lạ, học bao gồm cả học từ những sai lầm, thất bại đã trải qua. Ron gợi ý những cách làm đơn giản như cho trẻ làm một bài tập ở đầu năm, sau đó cuối năm lại cho làm lại bài tập đó, chúng ta có thể đánh giá sự tiến bộ của trẻ một cách dễ dàng.

Những cách hay khác là cho trẻ viết, ở bất cứ dạng gì. Khi viết trẻ sẽ bộc lộ được khá nhiều kiến thức, kỹ năng. Việc viết cũng khiến trẻ phải suy nghĩ sâu sắc, cẩn thận hơn trong từng chi tiết. Khi trẻ tiến bộ, bài viết sẽ hiện lên một cách rõ nét.

Trẻ có thể viết báo, viết luận về bất cứ vấn đề gì. Cũng có thể viết về những kiến thức, kỹ năng mà trẻ muốn học được trong năm học mới. Sau đó đến cuối năm học, trẻ sẽ đọc lại bài viết của mình, so sánh những gì mình mong đợi và những gì gặt hái được từ thực tế. Đây cũng là kỹ thuật giúp trẻ dần dần đứng vững trên đôi chân của mình.

5. Cân bằng.
Cân bằng ở đây thể hiện ở loại hình kiến thức giáo dục cho trẻ, môi trường học tập, và sự cân bằng hài hoà giữa kỷ luật và tình thương. Nếu thiên về một số loại kiến thức nhất định, trẻ sẽ phát triển lệch lạc. Nếu học tập hoàn toàn ngoài trời, qua những hoạt động kỳ thú, trẻ sẽ khó học khi phải ngồi với bài vở chính quy.

Nếu quá thương yêu nuông chiều trẻ, trẻ sẽ chỉ biết làm theo ý mình, không có kỷ luật, không có trách nhiệm với bản thân. Ron nhấn mạnh việc phải nghiêm khắc, theo sát trẻ để đảm bảo trẻ tự chịu trách nhiệm cho hành động của chính mình. Điều đó không có nghĩa giáo viên cha mẹ phải dùng "thiết quân luật" mà cần truyền tải yêu cầu mạch lạc, rõ ràng, nhất quán và theo dõi từ đầu đến cuối để đảm bảo trẻ làm đúng như những gì trẻ đã cam kết.

6. Lòng trắc ẩn.
Người lớn là tấm gương cho trẻ. Nếu người lớn dèm pha, ghen ghét, đố kỵ với gia đình, bạn bè, trẻ sẽ học rất nhanh thói quen xấu đó. Nếu giáo viên cha mẹ thể hiện tình yêu thương, đối xử hoà nhã, bao dung với cộng đồng trẻ cũng sẽ lấy đó làm ba-rem để học hỏi.

Khi phát hiện ra trẻ có xung đột, hiềm khích, đánh nhau với bạn bè, người lớn không nên để trẻ tự giải quyết mà cần giúp trẻ tìm hiểu ngọn nguồn xung khắc, giúp trẻ hoà giải theo biện pháp hoà bình.

7. Tự tin.
Ron cho rằng 50% nỗ lực dạy dỗ trẻ cần dành cho việc dạy trẻ tự tin vào bản thân. Giáo viên cha mẹ cần là người cổ vũ khích lệ trẻ tin vào năng lực của chính mình. Tuy nhiên điều này chưa đủ, không có sự tin nào không đến từ quá trình chuẩn bị chu đáo.

Chuẩn bị là chìa khoá cho thành công, là mấu chốt giúp xây dựng sự tự tin cho trẻ. Trước khi viết một bài luận, diễn thuyết một đề tài, tham dự một kỳ thi, trẻ cũng như chúng ta, tất cả đều phải chuẩn bị. Chuẩn bị bằng việc soạn thảo thông tin, bằng việc sắp xếp kiến thức theo đúng trình tự lô-gic của khán giản, của bài thi, chuẩn bị về mặt tâm lý, về những lời thuyết trình, về cách đối đáp, về những công cụ giao tiếp phi ngôn ngữ… Cây ra trái sau nhiều năm chăm bón, người thành tài sau nhiều năm rèn rũa. Một nhiệm vụ muốn thành công cũng phải được chuẩn bị một cách chu đáo. Khi đã chuẩn bị chu đáo, trẻ sẽ tự tin, và cùng với sự cổ vũ khích lệ của người lớn, trẻ sẽ biến những điều không thể thành có thể.

8. Hài hước.
Các cụ đã có câu "Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ". Ron cũng sử dụng tiếng cười rất thành công trong nghề sư phạm. Khi trẻ được cười vui, tinh thần trẻ sẽ vui vẻ, trẻ sẽ mở lòng, sẵn sàng đón nhận thông tin, sẵn sàng chia sẻ hơn khi ở trong trại thái buồn tẻ. Tuy nhiên, trẻ và người lớn có những cảm thụ hài hước riêng, nên người lớn cần hiểu điều gì làm cho trẻ cười và đùa vui theo "ngôn ngữ của trẻ".

Một điều quan trọng nữa là khi nói chuyện hài hước, không nên lôi người khác ra làm trò cười vì cách này có thể khiến phá vỡ "Lòng trắc ẩn" mà trẻ cần có.

9. Diễn đạt cụ thể.
Sự khác biệt thế hệ khiến cho cái người lớn nói nhiều khi không phải là cái trẻ hiểu. Ron khuyên người lớn nên diễn đạt kỳ vọng với trẻ càng cụ thể càng tốt, và cần đảm bảo trẻ hiểu đúng những kỳ vọng đó. Ông cũng chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy khi học sinh không hiểu yêu cầu ôn tập để làm bài kiểm tra tốt. Ông đã thay đổi yêu cầu bằng cách liệt kê cụ thể những việc học sinh cần làm khi ôn bài, kết quả là điểm thi của học sinh cao hơn hẳn.

- Tạo thẻ nhớ từ
- Đọc phần tóm tắt của từng chương
- Chú ý phần biểu đồ, hình ảnh và chú thích ảnh
- Ghi lại những phần thông tin in đậm
- Đọc lại phần ghi chép bài giảng trên lớp
- Ôn lại tất cả những bài tập của từng chương
- Nhớ ôn bài vào buổi sáng
- Có giấc ngủ sâu
- Không ngại ngùng nhờ giúp đỡ.

10. Biết cảm ơn.
Cha mẹ cảm ơn giáo viên đã giúp dạy dỗ con mình. Giáo viên cảm ơn cha mẹ vì đã cộng tác giúp dạy dỗ trẻ. Giáo viên và cha mẹ dạy trẻ biết bày tỏ lòng biết ơn với những người đã giúp đỡ mình, dù là việc lớn hay nhỏ. Lời cảm ơn thể hiện qua lời nói chân tình, qua tấm thiệp đơn giản viết lời cảm ơn, hay qua một món quà nhỏ do trẻ tự làm. Cảm ơn giúp trẻ hiểu được giá trị những tấm lòng hào hiệp, giúp trẻ gắn bó hơn với những người giúp trẻ và cũng là kỹ năng sống quan trọng để sau này trẻ thành người, thành tài.

11. Vững tâm.
Ron mở đầu chương cuối cuốn sách của ông bằng đoạn sau: "Trên thế gian này không có công việc nào tuyệt vời hơi dạy dỗ trẻ. Thật không may đây cũng là công việc gian nan nhất. Là cha mẹ, giáo viên, chúng ta cần ghi nhớ rằng khi đối mặt với khó khăn, chúng ta càng phải mạnh mẽ, quyết tâm thực hiện đến cùng những gì chúng ta thấy cần thiết cho trẻ, với một tinh thần lạc quan, sự thấu hiểu và tình yêu vô bờ".

Chẳng có thành quả nào tự dưng mà có, và cũng chẳng có nỗ lực nào lại không mang lại kết quả xứng đáng.

Kết thúc cuốn sách, Ron thêm rằng 
ĐAM MÊ không nằm trong danh mục 11 kỹ thuật dạy dỗ trẻ, vì đó là kỹ thuật quan trọng nhất, xuyên suốt và hiện diện ở tất cả những kỹ thuật khác. Những gì được làm với đam mê cháy bỏng bao giờ cũng mang kết kết quả tốt đẹp, với trẻ và với cả cha mẹ, giáo viên.