So sánh sự khác biệt giữa TOEFL và IELTS

So sánh sự khác biệt giữa TOEFL và IELTS

Du học Newstar Vietnam
 TOEFL và IELTS là những kỳ thi tiếng Anh quốc tế, được dùng để đánh giá tiêu chuẩn tiếng Anh đầu vào của nhiều trường đại học trên thế giới. 2 kỳ thi này có khá nhiều điểm tương đồng nhưng cũng có một số điểm khác biệt giữa TOEFL và IELTS dưới đây bạn nên lưu ý.

Hệ thống điểm số

IELTS được thiết kế có cấu trúc bài thi ứng với thang điểm từ 1 đến 9. Mỗi kỹ năng của IELTS (nghe, nói, đọc, viết) được phân loại như sau: 1 - người chưa dùng tiếng Anh cho đến 9 – người rất giỏi và thành thạo tiếng Anh. Trong khi đó, TOEFL có hệ thống điểm chia theo từng kỹ năng và số điểm của bạn là tổng điểm của mỗi phần thi. Chẳng hạn TOEFL ibt có thang điểm 120, với 30 điểm cho mỗi kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Tổng điểm sẽ xác định độ thành thạo ngôn ngữ của bạn.

Bảng điểm quy đổi giữa IELTS và TOEFL
(mang tính chất tham khảo)
IELTS Exam
TOEFL paper-based test
TOEFL internet-based test
4.5
477
53
5.0
500
61
5.5
527
71
6.0
553
82
6.5
580
92
7.0
617
105

Nếu bạn muốn so sánh cụ thể điểm từng kỹ năng giữa 2 bài thi này, bạn có thể sử dụng công cụ so sánh của ETS.

Hình thức thi

Hội đồng thi IELTS cho rằng hình thức thi trên giấy giống cách học của sinh viên trong môi trường đại học. Do đó IELTS có thể đánh giá chính xác vốn tiếng Anh trong môi trường học thuật thực sự. TOEFL không chỉ tổ chức kỳ thi giấy mà còn thi qua mạng (thi trên máy) với mong muốn các sinh viên quốc tế cũng có thể tham dự.

Mỗi phần thi kỹ năng cũng có dạng và thời gian khác nhau:
Kỹ năngTOEFLIELTS
ĐọcBạn sẽ đọc 3-5 đoạn văn ngắn, mỗi đoạn trong 20 phút. Câu hỏi dạng trắc nghiệm và chủ đề bài đọc mang tính chất học thuật.
Bạn sẽ có 3 phần bài đọc, mỗi phần ứng với 20 phút. Chủ đề bài học cũng mang tính chất học thuật nhưng câu hỏi có nhiều dạng ( điền vào chỗ trống, sắp xếp…)
NgheBạn sẽ có 40-60 phút trong phần nghe, là những đoạn hội thoại hoặc bài giảng trên lớp. Ở phần này bạn cần ghi lại nhanh nhất để trả lời câu hỏi trắc nghiệm.Bài nghe trong IELTS có nhiều dạng câu hỏi và bài tập, độ dài của bài nghe cũng thay đổi. Làm đoạn nghe nào bạn sẽ trả lời câu hỏi ứng với đoạn đó.
ViếtTrong phần viết của TOEFL, tất cả các bài viết đều được làm trên máy tính. Bài số 1 yêu cầu bạn viết một bài luận khoảng 5 đoạn, từ 300-350 từ.IELTS cũng có 2 bài tập. Bài 1 yêu cầu bạn viết một đoạn văn ngắn 200-250 từ dựa trên những số liệu đề bài cho (chẳng hạn như một bảng tóm tắt, biểu đồ…)
Ở bài số 2, việc ghi chú rất quan trọng. Bạn sẽ được đọc một đoạn văn và nghe một bài giảng cùng chủ đề. Dựa vào những ghi chép bạn có từ bài đọc và bài nghe, viết 150-225 từ theo yêu cầu của đề bài.Bài 2 phức tạp hơn, yêu cầu bạn trình bày quan điềm về một vấn đề đang được tranh cãi.
NóiBạn được yêu cầu ghi âm câu trả lời của mình cho mỗi câu hỏi trong vòng 45-60 giây qua micro. Có tổng cộng 6 câu hỏi dựa trên các đoạn hội thoại, mô tả ngắn. Phần thi nói kéo dài khoảng 20 phút.Phần thi nói của IELTS kéo dài 12-14 phút, nhưng không phải với máy mà với một giám khảo người bản xứ. Sẽ có một bài tập khởi động bao gồm việc giới thiệu bản thân, trả lời một số câu hỏi nhỏ dựa trên các tranh ảnh hoặc minh họa giám khảo đưa ra. Cuối cùng là bàn luận một đề tài gây tranh cãi.

IELTS, TOEFL và độ phổ biến

Thông thường, kỳ thi IETLS thường phổ biến hơn tại Anh và Châu Âu trong khi TOEFL được công nhận rộng rãi tại Mỹ. Tuy vậy, ngày nay hầu hết các trường đại học đều chấp nhận cả 2 chứng chỉ, dù bạn học ở Anh hay Mỹ. Vì vậy việc lựa chọn IELTS hay TOEFL tùy thuộc vào lựa chọn của bạn.

Thời gian thi

Toàn bộ thời gian bạn cần để hoạn thiện một kỳ thi TOEFL là 4.5 giờ. Thi trên máy tính nên thời gian của kỳ thi TOEFL vô cùng chính xác. Thi IELTS thông thường hết 2h45 phút, trong đó phần phỏng vấn với giám khảo có thể kéo dài hoặc ngắn hơn một vài phút. Bạn có thể tìm hiểu IELTS và TOEFL tại website chính thức của kỳ thi. Không chỉ có các hướng dẫn luyện tập, cách đăng ký mà còn rất nhiều bài kiểm tra thử.

Vậy nên học IELTS hay TOEFL?

Để trả lời câu hỏi này, ngoài những điểm khác biệt trên bạn nên dựa vào cả thế mạnh của mình.
  • Giọng Anh Anh hay Anh Mỹ: Bài thi IELTS với giọng Anh Anh có thể gây khó khăn cho người quen nghe giọng Anh Mỹ bởi phát âm của người nói, thậm chí một số cách dùng từ. Dù sự khác biệt này không nhiều nhưng có thể ảnh hướng đến kết quả bài nghe của bạn không nhỏ.
  • Dạng bài trắc nghiệm và tự luận: Với những câu hỏi dạng trặc nghiệm trong bài thi TOEFL, bạn cần có sự suy luận tốt và khả năng tưởng tượng. Trong khi IELTS yêu cầu trả lời câu hỏi dạng tự luận, chẳng hạn nghe và điền vào chỗ trống, tìm câu trả lời từ bài đọc/hội thoại. Điều này yêu cầu bạn có trí nhớ và ghi chú tốt những chi tiết nhỏ trong bài.
  • Cách hỏi: Trong tư duy của TOEFL, chỉ có câu trả lời đúng hoặc sai cho các câu hỏi, trong khi đó IELTS có thêm lựa chọn “thông tin không được nhắc đến”. Điều này rất quan trọng khi bạn được yêu cầu tranh luận về một vấn đề nào đó được đưa ra trong đề bài.
  • Tổng thể và chi tiết: Với bài viết của TOEFL, nhiều thí sinh cho rằng dù bị lỗi ngữ pháp nhưng nếu tổng thể bài viết lập luận chặt chẽ, rõ ý và từ vựng phong phú, bạn vẫn có thể ăn điểm của người chấm. Trong khi IELTS đề cao từng chi tiết nhỏ, từ văn phong, từ vựng cho tới lập luận.

NEWSTAR VIETNAM
Tại Hà nội
Địa chỉ: Tầng 10, tòa nhà Ford Thăng Long - 105 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
Email: huong.vu@newstarvietnam.com
Tel: 844-6687 4646 - Hotline: 0985578686
E-mail: huong.vu@newstarvietnam.com
Văn phòng tại Hồ Chí Minh
Lầu 1, Tòa nhà Rosana, 60 Nguyễn Đình Chiểu, P. Đa Kao, Q. 1
Tel: 08- 2220 2268 - Hotline: 0902 945 686
E-mail: info@newstarvietnam.com
Website: www.newstarvietnam.com

 
 

Điểm "cộng" trong hồ sơ xin Học bổng Mỹ








Một yếu tố mà các trường cũng như nhà host tại Mỹ rất coi trọng khi xem xét hồ sơ của bạn là thư giới thiệu của thầy cô giáo hoặc người quen. Thông thường, các trường yêu cầu bạn phải có ít nhất hai bức thư giới thiệu từ giáo viên bộ môn trực tiếp giảng dạy (thậm chí có trường còn quy định rõ một giáo viên dạy các môn tự nhiên và một giáo viên dạy các môn xã hội) và thư giới thiệu của cố vấn học vụ hoặc hiệu trưởng (gửi cùng với bảng điểm). Ngoài ra, bạn có thể gửi thêm thư giới thiệu từ những người quen biết.

Các thầy cô giáo ở Việt Nam ít khi phải viết thư giới thiệu, nhất lại là thư giới thiệu bằng tiếng Anh, vậy nên bạn đừng quá ngạc nhiên nếu thầy cô có nói bạn soạn sẵn thư để thầy cô ký. Nhưng tự viết thư giới thiệu bản thân không dễ một chút nào, để viết hay lại càng khó hơn. Để có được một bức thư khách quan và có sức thuyết phục, bạn nên dành thời gian trò chuyện với thầy cô về nội dung thư, hoặc tốt nhất là chuẩn bị sẵn những câu hỏi về bản thân, sau đó dựa vào trả lời của thầy cô để viết. Bạn có thể tự gửi thư của các thầy cô ở Việt Nam cùng bộ hồ sơ của bạn (để tránh thất lạc giấy tờ). Tuy nhiên, thư phải để ở trong phong bì dán kín và niêm phong bằng chữ ký của thầy cô.

Nếu bạn có cơ hội học tập hoặc tiếp xúc với các giáo viên nước ngoài, và họ trực tiếp giảng dạy hoặc hiểu khá rõ về bạn, thì cũng nên nhờ họ viết thư giới thiệu giúp. Bạn nên chuẩn bị phong bì dán sẵn tem và có ghi địa chỉ của trường bạn sẽ nộp. Sau khi viết thư giới thiệu cho bạn, thầy cô sẽ chủ động gửi thư đi và không phải lúc nào cũng có dịp được đọc nội dung bức thư, bạn nên đưa mẫu thư giới thiệu cho thầy cô từ sớm để họ có thời gian quan sát và chuẩn bị, đồng thời, cũng chú ý nhắc họ gửi thư trước khi hết hạn. Sau khi thầy cô giúp bạn gửi thư đi, bạn nên nhớ viết thư cảm ơn.

 Một vài trường yêu cầu bạn phải có thư giới thiệu của bạn bè hoặc những người quen khác. Trong những trường hợp này, cách thức viết và gửi thư cũng không khác mấy so với cách chuẩn bị thư giới thiệu của thầy cô. Bạn nên cân nhắc kỹ trước khi quyết định sẽ nhờ ai viết thư giới thiệu. Bạn cũng nên lưu ý rằng thư giới thiệu của các thầy cô giáo hoặc những người có tên tuổi hoặc có thâm niên thường được coi trọng hơn.


9 Lời khuyên dành cho buổi phỏng vấn Trường TH Nội Trú Mỹ



Một trong những phần quan trọng nhất của bạn trong việc xét duyệt hồ sơ vào trường nội trú Mỹ là phỏng vấn với đại diện nhà trường. Hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ một số lời khuyên làm thế nào để chuẩn bị và thể hiện bản thân một cách tốt nhất.
Bạn cũng có thể áp dụng chúng cho một cuộc phỏng vấn qua skype nhưng cá nhân tôi tin rằng phỏng vấn "mặt đối mặt" luôn luôn hiệu quả hơn.

  •  Nghiên cứu các trang web của trường. Điều quan trọng là phải biết với người mà bạn sẽ gặp trong cuộc phỏng vấn và có thể trả lời những câu hỏi như "Tại sao bạn muốn nộp hồ sơ vào trường của chúng tôi ?"
  • Nên thử  một số cuộc phỏng vấn với giáo viên tiếng Anh hoặc chuyên gia tư vấn du học của bạn. Mục đích của một cuộc phỏng vấn thử là để giúp bạn chuẩn bị cho câu hỏi mà bạn có thể gặp phải và trong các cuộc phỏng vấn thực sự, và giúp bạn làm quen cảm giác với buổi phỏng vấn thật sắp tới.
  • Hãy luôn đúng giờ khi buổi phỏng vấn của bạn chắc chắn đã được đặt lịch trước.
  • Chuẩn bị trang phục chỉnh tề, gọn gàng. Điều này sẽ thể hiện bạn rất nghiêm túc với buổi phỏng vấn.
  • Chuẩn bị để nói về gia đình của bạn, sở thích, chủ đề mà bạn yêu thích nhất hay bạn đã chuẩn bị như thế nào khi du học xa gia đình của bạn.
  • Hãy tự tin về thành tích và tài năng của bạn. Trường luôn tìm kiếm học sinh có những tính cách đa dạng cho cộng đồng trường học của họ.
  •  Chắc chắn rằng bạn có một số câu hỏi chuẩn bị cho vị phỏng vấn bạn; chẳng hạn như các hoạt động cuối tuần là gì, trường có bao nhiêu học sinh quốc tế.  Nếu bạn quan tâm đến quần vợt hay piano, bạn nên hỏi họ về những bộ môn này để biết trường có câu lạc bộ hay các hoạt động liên quan không.
  • Kết thúc buổi phỏng vấn, bạn nên hỏi khi nào bạn có thể nhận quyết định của họ và bắt tay cảm ơn lịch lịch sự.
  • Cuối cùng, bạn nên ngủ đủ giấc trước ngày phỏng vấn. Điều này sẽ mang lại cho bạn tinh thần tỉnh táo, sẵn sàng thể hiện tốt cho buổi phỏng vấn quan trọng.
   
       Liên hệ Đại diện trường tại Việt Nam
Tại Hà nội
Địa chỉ: Tầng 10, tòa nhà Ford Thăng Long - 105 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
Email: huong.vu@newstarvietnam.com
Tel: 844-6687 4646 - Hotline: 0985578686
E-mail: huong.vu@newstarvietnam.com
Văn phòng tại Hồ Chí Minh
Lầu 1, Tòa nhà Rosana, 60 Nguyễn Đình Chiểu, P. Đa Kao, Q. 1
Tel: 08- 2220 2268 - Hotline: 0902 945 686
E-mail: info@newstarvietnam.com
Website: www.newstarvietnam.com






Phát hiện kinh ngạc của du học sinh về bạn cùng lứa bên Mỹ

Phát hiện kinh ngạc của du học sinh về bạn cùng lứa bên Mỹ

 “Có rất nhiều bạn làm những công việc mà em chưa bao giờ thấy ai cùng tuổi mình làm, ví dụ như đầu tư chứng khoán, hùn vốn với bạn bè mở cửa hàng hoặc kiếm tiền từ những phát minh rất độc đáo…”, Hải Anh chia sẻ.

Nguyễn Hải Anh (18 tuổi), hiện đang theo học chương trình IB (Tú tài quốc tế) tại phân viện New York của EF International Academy, Mỹ. Trong dịp về Việt Nam nhận giải thưởng của Hội đồng Anh cho các thí sinh xuất sắc đạt điểm IELTS 8.0, Hải Anh đã chia sẻ với VietNamNet về trải nghiệm cuộc sống bên Mỹ.
Kiếm tiền từ tuổi thiếu niên
Sau 1 năm sống và tiếp xúc với các bạn cùng trang lứa bên Mỹ, Hải Anh khẳng định rằng các bạn thiếu niên ở Mỹ xác định tuổi 18 sẽ dọn ra ngoài sống là “thật chứ không phải mỗi trong phim”. Vì tư duy như vậy nên các bạn Mỹ rất năng động trong việc làm thêm hoặc kinh doanh nói chung.
Hải Anh kể: “Có rất nhiều bạn làm những công việc mà em chưa bao giờ thấy ai cùng tuổi mình làm, ví dụ như đầu tư chứng khoán, hùn vốn với bạn bè mở cửa hàng hoặc kiếm tiền từ những phát minh rất độc đáo,… Trong môi trường vây quanh bởi những con người như vậy, em tự cảm thấy áp lực phải cố gắng vươn lên, đơn giản vì nếu không, quay qua quay lại mình bị bỏ xa từ lúc nào không biết”.
du học sinh, Mỹ, trải nghiệm, cuộc sống, tự lập, kiếm tiền, làm thêm
Hải Anh có sở thích đặc biệt với bóng rổ. Sang Mỹ, cậu vẫn được vào đội, được thi đấu.
Sở dĩ các bạn Mỹ có tư duy độc lập như vậy là vì các bạn được dạy, được tạo môi trường để sống tự lập, tự sáng tạo ngay từ nhỏ.
Chia sẻ về sự khác biệt giữa nền giáo dục Mỹ và Việt Nam, Hải Anh nói: “Khác biệt lớn nhất giữa 1 lớp học của Việt Nam và 1 lớp học của Mỹ có lẽ là sự tương tác giữa giáo viên và học sinh. Đối với Việt Nam, hầu hết các tiết học đều như sau: giáo viên đọc, học sinh chép, về học thuộc lòng, hôm sau kiểm tra. Mọi lời giáo viên nói ra đều là “chân lý” và không thể có bất cứ tranh luận gì thêm. Còn ở Mỹ, học sinh luôn được quyền nêu ra ý kiến riêng của mình, giáo viên không có quyền được phủ nhận và khi đó cả lớp sẽ cùng tranh luận về vấn đề này. Bản thân em khi vào bài kiểm tra đã rất nhiều lần phân tích và trả lời theo cách nhìn cá nhân và vẫn được điểm tối đa.
Khuyến khích tính sáng tạo của học sinh có lẽ là điểm em thích nhất về nền giáo dục Mỹ, đơn giản vì luôn luôn có nhiều hơn 1 cách để nhìn nhận vấn đề và đó là điều mà học sinh cần phải làm quen. Tuy nhiên nói đi cũng phải nói lại: lớp học của Việt Nam thường luôn có trên dưới 40 học sinh nên việc thảo luận sẽ gây hỗn loạn và rất khó kiểm soát, nên không thể vì lý do đó mà nói nền giáo dục của Việt Nam là yếu kém được”.
du học sinh, Mỹ, trải nghiệm, cuộc sống, tự lập, kiếm tiền, làm thêm
Hải Anh mong các bậc cha mẹ Việt sẽ dành thời gian nói chuyện với con cái để hiểu con cái nhiều hơn.
Ít bị phán xét
Chuyện cha mẹ Mỹ lắng nghe, tôn trọng con từ tuổi lên ba đã không còn xa lạ. Cha mẹ Mỹ không bỏ lỏng các yêu cầu đạo đức căn bản đối với con, nhưng vẫn dành thời gian đối thoại với con như những người bạn. Họ vẫn chiều con nhưng có giới hạn. Họ dùng lý trí để bàn bạc với con cái, tìm cái hay thay cái dở hay phi lý. Và điều quan trọng là họ ít khi phán xét các hành động của con trẻ theo kiểu “kết án”. Điều này khuyến khích các bạn trẻ Mỹ bày tỏ quan điểm, cá tính của riêng mình.
Từ góc độ một người trẻ, Hải Anh bày tỏ mong muốn cha mẹ Việt thay đổi cách dạy con, lắng nghe và tôn trọng con như người Mỹ. “Nhìn chung các bậc phụ huynh không nên đặt quá nhiều áp lực học tập lên vai con cái, đặc biệt là câu chuyện “con nhà người ta” muôn thưở. Thêm 1 điều nhỏ, là cha mẹ nên dành chút ít thời gian, nói chuyện với con và không đánh giá những câu chuyện hay mong muốn của con. Những vụ lên Facebook chửi bố mẹ, có lẽ chủ yếu cũng là vì đôi bên không thông cảm được cho nhau mà thôi”, Hải Anh chia sẻ.
Về chuyện cha mẹ Mỹ để con tự lập, tuổi 18 đã đồng ý cho ra ngoài sống riêng, còn cha mẹ Việt luôn bao bọc con, vẫn đưa đón con 17,18 tuổi đi học, Hải Anh cho rằng mỗi bậc cha mẹ có cách yêu thương, giáo dục con cái riêng, đều đáng trân trọng. Tuy nhiên bao bọc như thế nào để con vẫn trưởng thành và hòa nhập được với môi trường sống là điều cần suy nghĩ.
du học sinh, Mỹ, trải nghiệm, cuộc sống, tự lập, kiếm tiền, làm thêm
Sau 1 năm học tập ở Mỹ, cậu bạn đã tự tin và hòa đồng hơn, dám nghĩ, dám làm những điều mình nghĩ.
“Bao bọc con đến mức độ nào và để con tự lập như thế nào, đó là cách giáo dục của từng phụ huynh và sẽ hệ quả trực tiếp đến tương lai của con, nên em nghĩ người ngoài không ai có quyền soi mói. Về phần em, mặc dù rất được bố mẹ quan tâm chăm sóc nhưng vì xác định đi du học từ sớm nên em cũng tập dần tính tự lập. Sang Mỹ em ở trong kí túc xá của trường và ăn uống thì đã có canteen nấu nên cũng không có quá nhiều vấn đề. Quan trọng nhất vẫn là tự nhắc nhở bản thân cố gắng học tập, phần lớn là cho mình, còn 1 phần nho nhỏ là để không phí công bố mẹ vất vả cho đi học”, Hải Anh chia sẻ.
Chia về sự trưởng thành của mình sau 1 năm trải nghiệm ở Mỹ, Hải Anh nói thêm: “Hồi trước em cũng nhát lắm, chỉ dám to mồm với bạn thân hoặc người quen thôi. Cơ mà dần dần cũng tự tin và hòa đồng hơn, dám nghĩ và dám làm 1 vài cái đã nghĩ ra. Đặc biệt hơn nữa thì chắc là cũng tầm 3 năm rồi em không động vào game online”.
Nguyễn Hải Anh (SN 15/11/1996) là một trong 6 học sinh xuất sắc toàn cầu nhận học bổng IB hay còn gọi là Tú tài Quốc tế tại phân viện New York của EF International Academy, Mỹ khi đang học lớp 11 Lý 2 trường Hà Nội – Amsterdam. IB là một khóa học kéo dài 2 năm dành cho học sinh trung học phổ thông, được tạo nên với mục đích cung cấp 1 chương trình thực tế và toàn diện thông qua 6 nhóm môn học.
Thành tích:
- 11 năm liền đạt học sinh giỏi.
- IELTS 8.0 - kết quả xếp vào hàng “cao thủ” tại kỳ thi IELTS – kỳ thi tiếng Anh quốc tế uy tín hàng đầu thế giới.
- Điểm GPA (điểm trung bình từng học kỳ theo thang điểm Mỹ) năm vừa rồi là 4.4/4.7, xếp thứ 9 toàn trường EF International Academy.

Học bổng 100% tại trường Trung học Công lập Mỹ

Du học theo hình thức học bổng giao lưu văn hóa (GLVH) Mỹ ngày càng trở nên phổ biến tại Việt Nam, tạo điều kiện giúp du học sinh trưởng thành về kiến thức cũng như nhân cách với khả năng hòa nhập, tiếp nhận các nền văn hóa khác nhau ở mức tốt nhất.
 Chương trình "Giao lưu văn hóa Mỹ" của Tổ chức International Student Exchange (ISE) không chỉ đơn thuần đưa các em học sinh đến Mỹ để giao lưu, học hỏi các nền văn hóa khác nhau trên thế giới mà còn tạo cơ hội cho các em trải nghiệm nền giáo dục tiên tiến thực sự. Chương trình đặt việc học của học sinh lên hàng đầu, ngang tầm quan trọng với việc giao lưu, học hỏi. ISE nghiêm khắc yêu cầu tất cả học sinh trong quá trình tham gia chương trình phải đảm bảo không có môn học nào điểm dưới C, điều này đồng nghĩa ISE luôn chú trọng việc trau dồi kiến thức cho học sinh. Hầu hết học sinh sau khi kết thúc năm giao lưu văn hóa đều tiếp tục học chương trình cao hơn tại Mỹ


 

Bắt đầu từ năm 2015, lần đầu tiên trong gần 15 năm có mặt tại Việt Nam, ISE ngoài việc biến ước mơ du học với chi phí thấp cho học sinh Việt Nam thành hiện thực còn giúp học sinh có những bước tiến vững vàng và cơ hội có được bằng tốt nghiệp. ISE còn kết hợp với Franklin Virtual High School (FVHS) đem đến chương trình học bổ sung tín chỉ và lấy bằng tốt nghiệp trong một năm giao lưu văn hóa. Chương trình lồng ghép hỗ trợ cấp bằng tốt nghiệp trong khi tham gia giao lưu văn hóa này mở ra cánh cửa vào các đại học chất lượng, tạo đà tiến xa hơn cho các em trong tương lai. Năm học 2016-2017 có hai gói hỗ trợ cho học sinh đi GLVH. có nhiều điểm ưu việt hơn cho các học sinh. Các em lớp 9 và 10 sẽ được học thêm 6 môn học bằng tiếng Anh trước khi tới Mỹ. Hoặc các em lớp 11 sẽ được học thêm các môn tại Mỹ để lấy bằng Tốt nghiệp

PTTH Franklin Virtual High School International (FVHSI) là đơn vị chuyên cung cấp các chương trình đào tạo trực tuyến được công nhận bởi Hiệp hội các trường trung học và đại học miền Nam của Mỹ (Southern Association of Colleges & Schools – SACS). Từ tháng 6/2012, các văn bằng của FVHSI được đánh giá đủ điều kiện như văn bằng truyền thống khi xét tuyển vào đại học. Ngoài ra, rào cản ngôn ngữ, khác biệt văn hóa, môi trường sống và học tập sẽ không còn là trở ngại trong những ngày đầu đến Mỹ khi mà sự kết hợp thành công của ISE và FVHS còn giúp các học sinh làm quen với những môn học, nâng cao khả năng tiếng Anh từ khi còn ở Việt Nam.

100% học sinh tham gia chương trình của ISE sẽ được hòa mình vào môi trường mang đậm bản sắc văn hóa Mỹ cùng với gia đình bản xứ (host family) và học tập tại trường công của địa phương. Học sinh còn được biết thêm một nền văn hóa khi sống cùng một học sinh đến từ quốc gia khác. Thực hiện đúng yêu cầu của Chính phủ và Bộ Ngoại giao Mỹ, tất cả gia đình muốn nhận học sinh của ISE đều phải trải qua quá trình xét duyệt nhân thân và lý lịch tư pháp nghiêm túc. Điều này khẳng định sự chất lượng của chương trình, đồng thời mang lại sự an tâm với tất cả các phụ huynh khi quyết định cho con du học bậc trung học


Để ứng tuyển chương trình, học sinh cần đủ 15,5 đến 18,5 (lớp 9 đến lớp 11 – sinh trước ngày 30/06/2001) ,có hạnh kiểm tốt, tự lập, sức khỏe tốt, đạt điểm thi ELTiS (English Language Test for International Students - tiếng Anh dành cho học sinh phổ thông) từ 220 điểm trở lên.

Thời hạn đăng ký: trước ngày 15/1/2016 

Khóa học bắt đầu từ tháng 8 hoặc tháng 9 năm 201
6 và kết thúc vào tháng 5 hoặc tháng 6 năm 2017.


Thông tin về chương trình tham khảo tại đây

Liên hệ Đại diện trường tại Việt Nam
Văn phòng tại Hà nội
Địa chỉ: Tầng 10, tòa nhà Ford Thăng Long - 105 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
Email: huong.vu@newstarvietnam.com
Tel: 844-6687 4646 - Hotline: 0985578686
E-mail: huong.vu@newstarvietnam.com
Văn phòng tại Hồ Chí Minh
Lầu 1, Tòa nhà Rosana, 60 Nguyễn Đình Chiểu, P. Đa Kao, Q. 1
Tel: 08- 2220 2268 - Hotline: 0902 945 686
E-mail: info@newstarvietnam.com
Website: www.newstarvietnam.com

Việt Nam xếp thứ 9 về số du học sinh nước ngoài ở Mỹ

Việt Nam xếp thứ 9 về số du học sinh nước ngoài ở Mỹ

Báo cáo Open Doors 2015 về Giao lưu giáo dục quốc tế công bố ngày 16/11 cho thấy số sinh viên quốc tế ở các trường đại học, cao đẳng Mỹ đạt mức tăng cao nhất trong 35 năm qua – tăng 10%, đẩy số sinh viên quốc tế ở Mỹ lên con số kỷ lục 974.926 sinh viên trong năm học 2014-2015.

Mỹ vẫn là điểm đến giáo dục hấp dẫn
sinh viên quốc tế ở Mỹ, du học sinh Việt Nam ở Mỹ, Open Doors

Mức tăng trưởng mạnh mẽ này cho thấy Mỹ vẫn là một điểm đến giáo dục hấp dẫn với sinh viên quốc tế. Đứng sau Mỹ về số lượng sinh viên quốc tế là Vương Quốc Anh.
Báo cáo này cũng cho thấy số sinh viên Mỹ học ở nước ngoài cũng tăng 5% vào năm học 2013-2014 – tỷ lệ tăng trưởng cao nhất kể từ trước cuộc suy thoái kinh tế năm 2008.
Báo cáo Open Doors được công bố thường niên bởi Viện Giáo dục quốc tế (IIE), là sự phối hợp giữa Viện này và Cơ quan phụ trách mảng giáo dục và văn hóa của Bộ Ngoại giao Mỹ.
“Chúng tôi rất vui khi thấy một số lượng sinh viên kỷ lục đang nhận được những cơ hội giáo dục ở nước ngoài. Chúng tôi cũng hoan nghênh những nỗ lực của giáo dục đại học Mỹ trong việc làm tăng tỷ lệ sinh viên Mỹ học tập ở nước ngoài” – ông Evan Ryan, trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao về các vấn đề giáo dục, văn hóa nhận định. “Giao lưu giáo dục là cách thắt chặt mối quan hệ giữa Mỹ và các quốc gia khác trên thế giới. Bằng cách tăng cường học tập, nghiên cứu ở nước ngoài, chúng ta đang đầu tư cho tương lai và tạo ra diễn đàn để giải quyết những thách thức mang tính toàn cầu”.
Năm học 2014-2015, số sinh viên quốc tế ghi danh vào các trường đại học, cao đẳng Mỹ cao hơn năm ngoái 88.874 sinh viên. Ấn Độ, Trung Quốc và Brazil là những quốc gia có tỷ lệ du học sinh ở Mỹ tăng đáng kể. Trong khi vẫn duy trì vị trí cao nhất về số sinh viên quốc tế ở Mỹ, năm học này tỷ lệ sinh viên Trung Quốc còn tăng 11% lên tới 304.040 sinh viên. Dù không đuổi kịp Trung Quốc về số lượng sinh viên, nhưng Ấn Độ có tỷ lệ tăng ấn tượng 29,4% lên 132.888 sinh viên. Đây cũng là mức tăng trưởng cao nhất của Ấn Độ trong lịch sử báo cáo Open Doors.
Ngoài ra, các quốc gia như Brazil, Kuwait, Ả Rập Xê-út cũng có sự gia tăng lớn về số lượng sinh viên tới Mỹ. Đây là những quốc gia được Chính phủ đang đầu tư mạnh tay vào các học bổng quốc tế. Sinh viên Brazil tăng 78% lên tới 23.675 sinh viên trong năm nay – chiếm 12% tổng du học sinh Mỹ.
Năm học 2014-2015, sinh viên sau đại học tăng cao hơn sinh viên đại học – đảo ngược xu hướng kéo dài trong 2 năm qua. Nguyên nhân phần lớn là do hầu hết sinh viên tới từ Ấn Độ chọn các ngành sau đại học.
Chi tiêu của sinh viên quốc tế ở 50 bang của Mỹ cũng đóng góp hơn 30 tỷ đô la cho nền kinh tế Mỹ vào năm 2014 – theo số liệu từ Bộ Thương Mại Hoa Kỳ.
Du học sinh Việt Nam ở Mỹ tiếp tục tăng
sinh viên quốc tế ở Mỹ, du học sinh Việt Nam ở Mỹ, Open Doors
Bảng thống kê của IIE về số du học sinh Việt Nam ở Mỹ và tỷ lệ tăng trưởng hàng năm
Năm học 2014-2015, có 18.722 sinh viên Việt Nam học tập tại Mỹ - tăng 12,9% so với năm ngoái. Đây cũng là năm thứ 14 liên tiếp tỷ lệ du học sinh Việt Nam tăng trưởng.
Việt Nam là quốc gia đứng thứ 9 về số lượng du học sinh ở Mỹ.
Phần lớn sinh viên Việt Nam học tập ở Mỹ chọn bậc đại học. Năm học 2014-2015, con số cụ thể như sau: 66.5% bậc đại học, 15,7% bậc sau đại học, 9,4% các bậc khác, 8,4% thực tập không bắt buộc (OPT).
Năm ngoái, sinh viên Việt Nam ở Mỹ đóng góp 596 triệu đô la cho nền kinh tế nước này.
Số lượng du học sinh Việt tại Mỹ từ những năm 80 tới những năm 90 có những dao động liên tục, trong đó xu hướng tăng trưởng ổn định bắt đầu từ cuối những năm 90. Tỷ lệ sinh viên Việt Nam ở Mỹ tăng đáng kể từ năm học 1998-1999, với mức tăng trưởng hai con số trong nhiều năm sau đó.
Từ năm học 2006-2007, Việt Nam nằm trong tốp 20 quốc gia có số sinh viên ở Mỹ nhiều nhất. Đến năm học 2010-2011, Việt Nam nằm trong tốp 10 – một sự gia tăng đáng kể trong vòng 3 năm
Theo IIE)

Teamwork với học sinh quốc tế, có khó không?

Teamwork với học sinh quốc tế, có khó không?

Đối với du học sinh làm việc nhóm (teamwork) luôn là vấn đề nhức nhối nhất vì các thành viên không tìm được tiếng nói chung do khác biệt quá nhiều về văn hóa, ngôn ngữ.

Học tập tại một đất nước xa lạ chưa bao giờ là điều dễ dàng đối với các bạn sinh viên. Du học sinh sẽ phải thực sự nỗ lực để có thể làm quen, hòa nhập với môi trường sống và phương pháp học tập hoàn toàn mới. Đặc biệt hơn hết là kỹ năng "teamwork" - làm việc nhóm hiệu quả khi mà các thành viên luôn bất đồng về quan điểm. Họ buộc phải có cái nhìn khách quan khi gặp phải vấn đề và lắng nghe nghiêm túc ý kiến của người khác. Điều đó thực sự không hề dễ dàng. Hãy cùng tham khảo một số phương pháp dưới đây nhé!
185-01-eb9ab
Hãy cùng "teamwork" một cách hiệu quả.
Những trở ngại khi làm việc nhóm điển hình ở một số quốc gia đông du học sinh
Phần Lan: Anh chàng “biết tuốt”, thiếu trách nhiệm
Trang Vivi, một blogger đã từng viết rất nhiều bài về đời sống du học Phần Lan chia sẻ về "kinh nghiệm xương máu" với một anh bạn cùng nhóm người bản xứ: "Trang được phân vào nhóm có ba người bạn Phần Lan, trong đó có hai người rất thân thiện, người còn lại là anh chàng Karl rất khác biệt. Dù rất giỏi ngoại ngữ (nói tiếng Anh như người Anh, có thể giao tiếp tiếng Tây Ban Nha với bạn bè Nam Mỹ) và các kỹ năng xã hội nhưng anh ta suốt ngày nghỉ học và cáo vắng vào các buổi họp nhóm. Anh ta đến họp nhóm và nói rằng mình biết rất rõ về project (dự án) vì đã từng làm project này ở một môn học khác. Anh ta có bài viết tầm 2000 từ rồi nên chúng tôi không cần phải lo. Chỉ cần 5000 từ và một bài thuyết trình tốt là đủ để được 05 điểm. Tuy nhiên, vấn đề của nhóm Trang là ai cũng muốn học và tìm hiểu cách xây dựng chiến lược cho một công ty quốc tế chứ không phải chỉ vì cái điểm 05 kia. Căng thẳng lên đến đỉnh điểm khi nhóm của Trang phải thuyết trình và anh ta nói mình phải đi Đức vào đúng hôm đó. Sau cùng, Trang đã cùng với hai người bạn trong nhóm nói với giáo viên phụ trách. Kết quả là anh chàng kia bị cho ra khỏi nhóm và nhóm bạn đã có một buổi thuyết trình thành công với 05 điểm sau rất nhiều nỗ lực trong vòng 02 tháng cuối (có hôm cả nhóm phải học từ 8h sáng đến 8h tối)".
Thổ Nhĩ Kỳ: Teamwork = Điểm chung cho cả nhóm?

185-03-eb9ab
Một người làm, vạn người hưởng.
Quốc Định, anh chàng du học sinh Thổ Nhĩ Kỳ chia sẻ: "Đây là một câu chuyện mình nghe kể lại từ cô bạn du học sinh cùng trường với mình ở bên Thổ Nhĩ Kỳ. Khi làm việc nhóm với sinh viên bản xứ, vì họ rất kém tiếng Anh và cô bạn mình cũng nhiệt tình nên đã "được" nhờ làm hết từ A đến Z. Lúc đầu tuy công việc được chia đều cho từng người nhưng sau đó thì bạn mình phải làm một mình. Đến khi thuyết trình vì một số thành viên trong nhóm không thuộc nên đã bị kéo điểm xuống. Chưa kể vì thầy giáo chấm điểm theo nhóm chứ không phải theo từng cá nhân, thế là bao nhiêu công sức của bạn mình đi tong. Có điều thầy giáo môn E-business (tạm dịch: Thương mại điện tử) cũng không nghiêm nên đã không hỏi rõ bảng chia việc của nhóm, nếu thầy mà làm thế thì chắc bạn của mình sẽ được điểm cao hơn".
Singapore: Dù không phải là leader nhưng đôi khi cũng phải "Take the lead" (nắm vai trò lãnh đạo)
Riêng anh bạn Phạm Hoàng Long (tốt nghiệp bằng kép Quản Trị và Marketing tại PSB Academy) thì lại có đến ba trải nghiệm thảm họa về teamwork: "Ở môn E-Business hồi năm hai, vì một cô bạn trong nhóm mê... trai đẹp nên đã sang nhóm khác, khiến thầy giáo đã phải gửi một người khác vào. Xui xẻo ở chỗ người này lại là trùm chuồn học, nghỉ một mạch đến cuối kỳ của môn đó nên nhóm quyết định loại anh chàng này ra và báo cho giáo viên xử lý."
Lần trục trặc thứ hai là vào năm hai, ở môn Marketing Research và Service Marketing (Nghiên cứu Marketing và Dịch vụ Marketing), Long làm cùng một người Việt, một người Myanmar và một người Trung Quốc. Vì có hai dự án một lúc nên nhóm Long đã phải chia ra là hai nhóm nhỏ, một nhóm làm Service Marketing còn nhóm của Long làm Marketing Research vì nhóm này cần làm việc với SPSS (một chương trình xử lí và phân tích số liệu). Đến sáng hôm deadline (hạn cuối nộp bài), lên trường soát lại bài của nhau thì mới thấy ôi thôi là nhóm kia làm dở tệ, và nguy hiểm hơn nữa là nhóm đó ghi rõ lấy nguồn từ wikipedia (mà thầy giáo đã giao kèo từ trước là sẽ cho "ăn trứng" những ai dùng nguồn này, lưu ý là wikipedia không được coi là nguồn chính thống vì ai cũng có thể tham gia viết và sửa nội dung). Vì thế, Long và người bạn Việt Nam đã phải sửa bài và chấp nhận muộn nửa ngày so với hạn nộp.
Làm thế nào để có thể "teamwork" một cách hiệu quả?

185-05-eb9ab
Những cách đơn giản để "teamwork" hiệu quả.
1. Lắng nghe: Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất. Các thành viên trong nhóm phải biết lắng nghe ý kiến của nhau. Kỹ năng này phản ánh sự tôn trọng (hay xây dựng) ý kiến giữa các thành viên. Đặc biệt là đối với những bạn sinh viên đến từ nhiều quốc gia. Chắc chắn trong lúc làm việc nhóm bạn sẽ gặp phải trường hợp bất đồng quan điểm hãy lắng nghe để mọi người có thể tìm được tiếng nói chung.


2. Chất vấn: Qua cách thức mỗi người đặt câu hỏi, chúng ta có thể nhận biết mức độ tác động lẫn nhau, khả năng thảo luận, đưa ra vấn đề cho các thành viên khác. Có như thế chung ta mới tìm tòi được mọi ngóc ngách của vấn đề và làm sáng tỏ chúng.

185-06-eb9ab
Hãy luôn đặt ra những câu hỏi nếu gặp phải vướng mắc.
3. Thuyết phục: Các thành viên phải trao đổi, suy xét những ý tưởng đã đưa ra. Đồng thời họ cần biết tự bảo vệ và thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến của mình. Nên dùng những từ ngữ rõ ràng, dễ hiểu và thật kiên nhẫn khi thuyết phục các thành viên khác.


4. Tôn trọng: Mỗi thành viên trong nhóm phải tôn trọng ý kiến của những người khác thể hiện qua việc động viên, hỗ trợ nhau, nỗ lực biến chúng thành hiện thực.



5. Trợ giúp: Các thành viên phải biết giúp đỡ nhau khi gặp phải vướng mắc tại vấn đề nào đó.

6. Sẻ chia: Các thành viên đưa ra ý kiến và tường thuật cách họ nghĩ ra nó cho nhau.
185-07-eb9ab
Hãy cùng nhau tìm ra những ý tưởng tuyệt vời.
7. Chung sức: Mỗi thành viên phải đóng góp trí lực cùng nhau thực hiện kế hoạch đã đề ra.
185-08-eb9ab
Chung tay để tạo nên thành công.
Đặc biệt hơn hết khi làm việc nhóm bạn nên dùng những lời nói nhẹ nhàng, rõ ràng, lịch thiệp đừng thể hiện cái tôi quá lớn mà hãy bình tĩnh lắng nghe một cách nghiêm túc từ ý kiến của những người xung quanh. Có như vậy buổi làm việc nhóm của bạn sẽ đạt được hiệu quả cao.