10 nghề lương cao nhất ở Mỹ năm 2015

10 nghề lương cao nhất ở Mỹ năm 2015

Danh sách 10 nghề được trả lương cao nhất ở Mỹ trong năm nay theo xếp hạng của CareerCast, trang CNBC giới thiệu...

10.Dược sỹ
Mỹ, nghề, lương cao, 2015
Lương trung bình năm 2015: 120.950 USD
Triển vọng tăng trưởng số đầu việc đến năm 2022: 14%
Giảm hai bậc so với xếp hạng những nghề được trả lương cao nhất ở Mỹ năm 2014, nghề dược sỹ năm nay hưởng mức lương trung bình 120.000 USD. So với năm ngoái, những người làm nghề dược sỹ ở Mỹ được trả thêm 4.000 USD.
9. Kiểm soát không lưu
Mỹ, nghề, lương cao, 2015
Lương trung bình năm 2015: 122.340 USD
Triển vọng tăng trưởng số đầu việc đến năm 2022: 1%
Tăng hai bậc so với xếp hạng năm ngoái lên vị trí thứ 9, nhưng nghề kiểm soát không lưu chứng kiến mức lương giảm. Năm ngoái, mức lương trung bình của kiểm soát không lưu ở Mỹ là 122.530 USD, cao hơn khoảng 200 USD so với mức lương của năm 2015.
8. Nhà khoa học dữ liệu
Mỹ, nghề, lương cao, 2015
Lương trung bình năm 2015: 124.150 USD
Triển vọng tăng trưởng số đầu việc đến năm 2022: 15% 
Lần đầu lọt vào xếp hạng này, nhà khoa học dữ liệu đã đẩy hai nghề bác sỹ chuyên khoa chân và luật sư khỏi top 10.
7. Bác sỹ chỉnh hình răng
Mỹ, nghề, lương cao, 2015
Lương trung bình năm 2015: 129.110 USD
Triển vọng tăng trưởng số đầu việc đến năm 2022: 16%
Tụt hạng từ vị trí số 4 trong xếp hạng năm ngoái, nghề bác sỹ chỉnh răng chứng kiến mức giảm hơn 20.000 USD trong thu nhập trung bình của năm 2015 so với năm ngoái.
6. Kỹ sư dầu khí
Mỹ, nghề, lương cao, 2015
Lương trung bình năm 2015: 130.050 USD
Triển vọng tăng trưởng số đầu việc đến năm 2022: 26%
Duy trì vị trí thứ 6 năm thứ hai liên tiếp, nghề kỹ sư dầu khí có mức lương trung bình 130.000 USD trong năm 2015. Khác với nhiều nghề y khoa trong top đầu, nghề kỹ sư dầu khí chỉ yêu cầu bằng cử nhân để theo đuổi sự nghiệp.
5. Nha sỹ
Mỹ, nghề, lương cao, 2015
Lương trung bình năm 2015: 146.340 USD
Triển vọng tăng trưởng số đầu việc đến năm 2022: 16%
Giảm một bậc so với năm ngoái, nhưng lương trung bình của các nha sỹ ở Mỹ trong năm nay vẫn tăng đáng kể so với mức 140.000 USD trong năm 2014.
4. Điều hành doanh nghiệp cấp cao
Mỹ, nghề, lương cao, 2015
Lương trung bình năm 2015: 173.320 USD
Triển vọng tăng trưởng số đầu việc đến năm 2022: 11%
Các nhà điều hành doanh nghiệp cấp cao ở Mỹ là những người được trả lương cao nhất nếu không tính đến những ngành liên quan đến y tế, sức khỏe.
3. Bác sỹ nội khoa (đa khoa)
Mỹ, nghề, lương cao, 2015
Lương trung bình năm 2015: 180.180 USD
Triển vọng tăng trưởng số đầu việc đến năm 2022: 18%
Xuống hạng từ vị trí số 2 trong xếp hạng năm ngoái, bác sỹ nội khoa (đa khoa) chứng kiến mức lương trung bình giảm 7.000 USD.
2. Bác sỹ tâm thần
Mỹ, nghề, lương cao, 2015
Lương trung bình năm 2015: 181.880 USD
Triển vọng tăng trưởng số đầu việc đến năm 2022: 18%
Lương trung bình của bác sỹ tâm thần ở Mỹ năm nay tăng 3.000 USD so với năm ngoái, đưa nghề này lên vị trí số 2 của xếp hạng.
1. Bác sỹ phẫu thuật
Mỹ, nghề, lương cao, 2015
Lương trung bình năm 2015: 352.220 USD
Triển vọng tăng trưởng số đầu việc đến năm 2022: 18%
Nghề bác sỹ phẫu thuật một lần nữa chiếm vị trí số 1 trong xếp hạng những nghề được trả lương cao nhất ở Mỹ. Năm ngoái, mức lương trung bình của nghề này ở Mỹ là 230.000 USD. Chỉ sau 1 năm, mức lương đã tăng vọt qua ngưỡng 350.000 USD.
(Theo VnEconomy)

Những điều thú vị về con người Philippines

Những điều thú vị về con người Philippines
Hầu hết người Việt Nam đều chỉ biết tới Philippines là đất nước luôn phải chịu sự “càn quét”, tàn phá của nhiều cơn bão. Thế nhưng, đất nước xinh đẹp này còn có những bãi biển ngập tràn cát trắng, những hang động tự nhiên, núi non tuyệt đẹp. Cùng với đó là những điều thú vị về văn hóa khiến bất cứ du khách nào lần đầu tiên tới Philippines cũng cảm thấy ngạc nhiên và thích thú. Dưới đây là một số nét về con người và văn hóa tại Phillipines.
Xe ba bánh ở Philippines
Mối liên kết gia đình bền chặt
 
 
Philippines luôn đề cao tình cảm gia đình hơn trên hết. Không chỉ có sự gắn chặt giữa cha mẹ và con cái mà còn bao gồm cả những người thân, anh, chị em cô bác…trong đại gia đình. Nếu như ở các nước phương Tây, khi trưởng thành những đứa con thường phải tự lập, rời xa “vòng tay” bảo vệ của cha mẹ thì ở Philippines kể cả khi đã kết con, con cái vẫn có thể sống cùng với cha mẹ. Sau khi kết hôn, họ có thể tự quyết định là ở lại hay chuyển ra ngoài sống riêng. Bên cạnh đó, ở đất nước này, nhà dưỡng lão không hề được ưa chuộng. Khi về già, những người cao tuổi sẽ được con trai, con gái và cháu mình chăm sóc thay vì sống đơn độc trong nhà dưỡng lão.
 
Pasalubong
 
 
Mỗi lần người Philippines đi du lịch hoặc công tác đến một thành phố hoặc một quốc gia khác, họ thường mua pasalubong trước khi về nhà. Pasalubong là “quà lưu niệm”, “kỷ vật” mà người đi du lịch mua về tặng các thành viên trong gia đình hoặc bạn bè. Pasalubong có thể là móc chìa khóa, nam châm tủ lạnh hoặc áo sơ mi. Chính vì vậy mà không có gì bất thường khi nhìn thấy những hộp to chứa đầy pasabulong khi họ về nhà. Pasabulong cho thấy dù không có ở gần nhau nhưng họ vẫn sẽ luôn nhớ về nhau.
 
Tabo
 
 
Khi vào nhà vệ sinh tại Philippines, du khách sẽ thấy một cái gáo nước và một xô nước. Người dân địa phương gọi cái gáo nước là “tabo” để dùng sau khi đi vệ sinh xong. Người Philippines không thích lau khô nên họ đã trang bị “tabo” để múc nước.  Thông thường, “tabo” thường được cầm bằng tay phải. 
 
Chỉ đường bằng môi
 
 
Khi đến một đất nước xa lạ thì việc hỏi đường là không thể tránh khỏi. Ở Philippines khi hướng dẫn du khách tìm đường, người bạn địa có thể sẽ trả lời bằng môi. Đây là một hành động hết sức tự nhiên của người Phillippines và để thể hiện sự “kín đáo” khi không muốn những người xung quanh biết được. Vì thế với du khách lần đầu tiên tới Philippines khi thấy người dân ở đây bĩu môi là họ đang chỉ đường chứ không phải là muốn “hôn”.
 
Nhiều ngôn ngữ khác nhau
 
 
Philippines có hơn 7.000 hòn đảo nên hàng ngày không chỉ có 1 ngôn ngữ được sử dụng tại nước này. Tổng cộng có 175 ngôn ngữ địa phương được sử dụng rộng rãi tại đây và có 13 ngôn ngữ là có ít nhất 1 triệu người sử dụng. Các ngôn ngữ phổ biến là Cebuano, Ilokano, Kapampangan và Bikol.
 
Jeepney, xe ba bánh, xích lô
 
 
Ở các nước, giao thông công cộng thường chỉ có xe bus, tàu hỏa, taxi nhưng ở Philippines thì lại có rất nhiều loại xe phục vụ việc đi lại cho người dân. Đầu tiên đó là xe Jeepney, là loại xe phổ biến và rẻ nhất ở đây. Jeepney gần giống với xe bus lai taxi nhưng không có trang bị máy lạnh và có thể dừng lại ở bất kì vị trí mong muốn nào của hành khách. Khi muốn xuống xe, khách chỉ cần nói “Para” là bác tài sẽ dừng lại. Với những con đường, phố hay ngõ nhỏ hẹp mà xe bus và Jeepney không thể “len” vào nổi thì du khách chỉ có thể đi xe ba bánh hoặc xích lô.
 
Bóng rổ
 
 
Bóng rổ là môn thể thao phổ biến nhất ở Philippines khi ở bất cứ đâu cũng thấy sân bóng rổ. Bất cứ lúc nào, bất cứ nơi nào và hầu như bất cứ chàng trai nào (chiếm khoảng 40% dân số) cũng biết chơi bóng rổ. Khi ở nhà, họ cũng thường xem các chương trình bóng rổ như NBA và PBA.
 
 

Phân biệt Homestay và Host Family?

Tại Mỹ, tuy cả 2 hình thức Homestay và Host family đều có hình thức giống nhau là: đều là nơi nhận các học sinh đến tạm trú trong thời gian du học, nhưng về thực chất thì 2 loại hình này có điểm khác nhau như sau:
* Home stay
- Hình thức chọn lựa: Khi gia đình người bản xứ có dư phòng trong nhà, họ có thể đăng kí với nhà trường để nhận du học sinh đến ở trọ. Du học sinh từ 18 tuổi trở lên (độ tuổi trưởng thành theo luật định) nếu không đăng kí ở KTX, không tự thuên nhà ở ngoài hoặc không có nhà thân nhân... thì sẽ được nhà trường sắp xếp cho đến ở trọ tại 1 gia đình (Homestay) đã đăng kí tại trường.

Đôi khi gia đình "Homestay" có lo cho du học sinh ăn mỗi ngày 2 buổi sáng và chiều (có tính thêm tiền ăn) hoặc cũng có những gia đình không lo ăn (chỉ tính tiền ở trọ). Sự sắp xếp này giúp ích rất nhiều cho du học sinh trong thời gian mới đến, chưa quen với cuộc sống tại môi trường nước ngoài.
- Về thời gian cư ngụ: thông thường khi đăng kí "Homestay", du học sinh được yêu cầu đến ở trọ trong thời gian tối thiểu là 4 tuần đầu. Sau đó, nếu du học sinh thích thì có thể xin cư ngụ tiếp và tiếp tục đóng tiền ở trọ (2 tuần/ lần).
Nếu du học sinh không thích tiếp tục sống tại nơi đó thì có thể báo với gia đình "Homestay" để chuyển đi nơi khác (thời gian báo trước là 2 tuần).
- Về quan hệ: trong thời gian cư ngụ tại "Homestay" quan hệ giữa gia đình "Homestay" và du học sinh chỉ là quan hệ giữa chủ nhà và SV ở trọ mà thôi. Tuy nhiên, trong những lúc du học sinh gặp khó khăn về tinh thần thì gia đình "Homestay" cũng sẵn lòng giúp đỡ.
* Host family
- Hình thức chọn lựa: Đối với du học sinh dưới 18 tuổi (chưa đến tuổi trưởng thành theo luật định), nếu không có thân nhân, không ở nội trú thì sẽ được nhà trường sắp xếp cho đến ở trong gia đình "Host family".
Tuy "Host family" cũng có hình thức là nơi ở trọ cho du học sinh như "Homestay" nhưng thực chất, nó được hiểu là một hình thức của "gia đình giám hộ", không như "Homestay" chỉ là 1 nơi ở trọ đơn thuần.
Gia đình người bản xứ khi đăng kí làm "Host family" thì phải điền vào 1 mẫu đơn với đầy đủ thông tin của gia đình như họ tên, thông tin nghề nghiệp, số thành viên trong gia đình, số phòng trong nhà, hình ảnh và thông tin về sinh hoạt trong gia đình, kể cả số thú nuôi trong nhà như chó, mèo...
Sau đó, nhà trường sẽ đến kiểm tra độ xác thực của các thông tin này trước khi chấp nhận gia đình này làm "Host family". Đối với 1 số ít gia đình "Host family" thì nhà trường phải trả tiền cho họ. Nhưng phần lớn còn lại là những gia đình tình nguyện.
Tất cả những gia đình "Host family" đều phải có lý lịch tốt tại địa phương (tại các nước khác không có loại "Host family" như ở Mỹ mà sẽ do thân nhân, nhà trường hay một công ty nào đó nhận trách nhiệm giám hộ).
- Về thời gian cư ngụ: khi du học sinh được sắp xếp đến sống tại gia đình "Host family" thì du học sinh sẽ phải cư ngụ tại gia đình đó trong thời gian suốt 1 năm học (không như "Homestay"). Sau 1 năm, nếu gia đình "Host family" và du học sinh muốn tiếp tục duy trì việc cho ở trọ này thì phải đăng kí với trường cho năm học tiếp theo.
Trong thời gian sinh sống tại "Host family", nếu giữa du học sinh và gia đình có xảy ra vấn đề không ổn thỏa với nhau thì đại diện trường sẽ đến tìm hiểu để có hướng giải quyết hòa giải. Nếu không giải quyết được thì trường sẽ cho chuyển du học sinh đến gia đình "Host family" khác trong thời gian ngắn nhất ( trường hợp này rất hiếm khi xảy ra và du học sinh không được phép tự ý chuyển đi nơi khác như khi cư ngụ tại gia đình "Homestay").

- Về quan hệ: Tuy cũng là nơi ở trọ cho du học sinh nhưng sự quan hệ giữa gia đình Host family và du học sinh là mối quan hệ của 1 gia đình giám hộ, bảo trợ. Du học sinh thường xem gia đình "Host family" là gia đình thứ 2 của mình và gia đình đó cũng thường xem du học sinh là 1 thành viên của gia đình.
Do đó, sự quan hệ giữa đôi bên là rất gắn bó. Trong thời gian cư ngụ tại "Host family", du học sinh sẽ không trả tiền hàng tuần như tại "Homestay". Gia đình "Host family" phải có trách nhiệm giám hộ, giúp đỡ, chăm sóc và giúp đỡ du học sinh trong thời gian ngoài giờ học. Trong thời gian qua đã có nhiều học sinh may mắn được gia đình "Host family" nhận làm con nuôi tại Mỹ.
Qua những thông tin trên, hy vọng rằng mọi người đã hiểu thêm về hình thức gia đình "Homestay" và "Host family".
Nguồn: tuoitre.vn



Câu chuyện "gap year" thú vị của chàng trai giành được học bổng 1,8 tỷ đồng

Câu chuyện "gap year" thú vị của chàng trai giành được học bổng 1,8 tỷ đồng
Giành được suất học bổng 84.000 USD (1,8 tỷ đồng) từ một trong những trường đại học có học phí đắt nhất thế giới, Thành còn là nhân vật chính Phim tài liệu xuất sắc nhất trong Lễ trao giải Búp Sen Vàng 2014. 

9401-578e8
Nhật Thành trong poster phim tài liệu Một ngày bình thường.
Chào Thành, đầu tiên Thành có thể giới thiệu một chút về bản thân không?

“Gap year”, tạm dịch là “năm ngắt quãng”, là khoảng thời gian (thường là 01 năm) mà học sinh đã tốt nghiệp bậc trung học phổ thông dành ra để đi du lịch, đi làm, tham gia tình nguyện, tìm hiểu và nộp hồ sơ... trước khi bắt đầu chính thức vào đại học. Xu hướng nghỉ “gap year” đang ngày càng phổ biến hơn trong cộng đồng học sinh Việt Nam nói riêng và trên toàn thế giới nói chung.
9403-578e8
Nhật Thành (thứ hai từ trái sang) tại bàn tư vấn của trường Kalamazoo trong Hội thảo Tư vấn Du học.
Thành đã có rất nhiều hoạt động, thành tích liên quan tới điện ảnh. Làm phim là một hoạt động ngoại khóa được ít bạn trẻ lựa chọn. Thành có thể chia sẻ vì sao Thành lại hứng thú với nó không?
9404-578e8
Những buổi chiếu phim tài liệu ở TPD thu hút rất nhiều người quan tâm.
9408-578e8
Nhật Thành (bên trái) tại Lễ trao giải Búp Sen Vàng 2015 với tư cách là thành viên Ban Tổ chức.
9405-578e8
Tham gia những hoạt động tại TPD là một cách để Nhật Thành (hàng đầu tiên, thứ hai từ phải sang) “xả stress” trong 02 năm gap year vừa qua.
Đối với lựa chọn gap year tới 02 năm, gia đình của Thành phản ứng như thế nào?
9406-578e8
Chúc Thành hoàn thành những dự định của mình trong năm tới!


Xin chào, tớ là Vũ Nhật Thành, sinh viên năm nhất Đại học Kalamazoo, bang Michigan, Hoa Kỳ vừa trải qua 02 năm gap year, đã cùng chuyển mình, thay đổi cùng với thành phố Hà Nội, và gặp gỡ biết bao con người mới lạ.
Mùa thu năm nay Thành mới bắt đầu đi học đại học trong khi các bạn cùng tuổi đã học tới năm thứ 03, liệu Thành có cảm thấy “sốt ruột” không?
Tớ có chứ. Trường Kalamazoo nổi tiếng là cho nhiều bạn cơ hội đi du học quốc tế. Tớ có khá nhiều bạn bè ở đây, đặc biệt là tớ rất quý một cậu bạn cũ đang học tới năm hai ở đấy rồi, vậy mà tớ vừa bước sang trường mới, cậu ấy đã sắp đi Canada. Nhiều anh chị tớ biết ở Kalamazoo cũng sắp tốt nghiệp, hết năm sau sẽ chỉ còn tớ và những bạn mới vào thôi. Nhìn bạn bè mình đều đã “bay tới chân trời mới” tớ cũng khá nôn nóng đấy!
Khi còn đang gap year hai năm, tớ luôn hỏi xem bản thân tớ, gia đình và bạn bè thích, hay yêu thương, quan tâm điều gì. Tớ thích làm phim bởi trong quá trình làm phim, tớ có thể lại gần cuộc sống của bạn bè và gia đình theo góc nhìn từ máy quay của riêng mình, và bước vào thế giới của ai đó khác. Hay nói cách khác, tớ muốn thêm gần gũi với những ai tớ quan tâm và cùng họ kể một câu chuyện nào đó khiến tớ và mọi người thêm yêu cuộc sống và bản thân.
Thành có nhắc đến những buổi chiếu phim tài liệu mà Thành tổ chức ở Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển Tài năng Điện ảnh (TPD). Thành có thể chia sẻ chi tiết thêm về chúng được không?
Tớ tin phim tài liệu sẽ dễ xem, hay hơn, nhiều cảm xúc hơn nếu tớ có thể bằng cách nào đó làm nó gần gũi hơn. Vì vậy bọn tớ dành thời gian kiếm những bộ phim hay, dịch thoại phim sang Tiếng Việt, đem về chiếu ở “rạp nhà” TPD 51 Trần Hưng Đạo để các bạn được xem phim trong một không gian nhỏ đầy ấm cúng. Xem xong, chúng tớ ngồi lại, trò chuyện, chia sẻ cả những điều hay và cảm xúc còn nóng hổi của những người tới xem phim. Những buổi chiếu phim như thế này đã và đang thu hút khá nhiều bạn quan tâm. Tớ rất vui vì điều đó, cảm thấy mình đã làm được điều có ích.
Trong 02 năm gap year Thành đã làm gì? Có lúc nào cảm thấy nản, muốn bỏ cuộc không? Nếu có, Thành làm gì để vượt qua?
Một nửa thời gian thì tớ đi làm thêm, và sau đó thì làm phim. Nửa thời gian còn lại thì tớ làm hồ sơ du học và ôn luyện cho những kỳ thi quan trọng cho việc du học. Nhiều lúc thấy nản chứ, nhưng tớ có một hai lựa chọn mỗi khi nản như vậy. Thứ nhất là tớ đến học ở TPD, từ khóa làm phim tài liệu, cho đến cách quay phim và diễn xuất. Thật ra nơi này như ngôi trường yêu quý nhất của tớ, lúc nào cũng có những điều thú vị, hay những con người hay ho để tớ trò chuyện, học tập.
Trên cả việc đến TPD học là dành nhiều thời gian hơn với những bạn bè tớ có được từ ngôi trường nhỏ thân thương này. Họ luôn quan tâm, và sẵn sàng cùng tớ chia sẻ mọi khó khăn trong khoảng thời gian gap year đã qua.

Tớ nghĩ bố mẹ tớ sẽ không bao giờ hết lo. Thì bố mẹ luôn dành nhiều lo lắng hơn mà. Nhưng tớ nghĩ việc đặt chân đến đất nước mới, gặp những người bạn mới sẽ thoải mái hơn cho tớ. Học ở đại học Việt Nam sẽ khiến tớ hoảng loạn lắm, nên dù bố mẹ có bảo con cứ đi học một trường quốc tế trong nước, nhưng tớ không đồng ý.
Thành có mong muốn và dự định gì trong năm học tới trên đất Mỹ không?
Tớ định học tất cả những gì hay và thú vị của trường tớ trước. Thay vì đóng khung vào ngành Tâm lý học như dự định hồi xưa của tớ, tớ sẽ thử học hết, từ Lập trình cho đến Kịch sân khấu, hay Tiếng Tây Ban Nha. Đến khi cảm thấy vững vàng hơn, tớ mới chọn chuyên ngành. Ở Mỹ không ai bắt tớ phải chọn ngành từ lúc mới vào mà.
À tớ cũng muốn về Việt Nam thường xuyên hơn. Tớ còn chưa kịp du lịch hết các nước Đông Nam Á mà!

Đất nước "sung sướng" nhất thế giới

Đất nước "sung sướng" nhất thế giới
Là đất nước thuộc khu vực Bắc Âu – Phần Lan – “đất nước của hàng nghìn ao hồ” này nổi tiếng với mật độ dân số thấp nhất trong các nước Liên minh châu Âu với chỉ khoảng 16 người/km2.
Có lẽ chính bởi số dân khiêm tốn nên không ngăn cản đất nước xinh đẹp này đạt được vị trí cao trong danh sách những nơi tuyệt vời nhất để sinh sống.
Sở dĩ Phần Lan được ngợi khen như vậy là bởi đất nước này có chế độ phúc lợi xã hội cao, mức sống của người dân cũng ở mức cao và được đảm bảo chế độ chăm sóc sức khỏe toàn diện.
Không những thế nền giáo dục của Phần Lan cũng ở trong top đầu trên thế giới. Vì vậy, không ngoa khi nói rằng, Phần Lan là một trong những nước “sung sướng” nhất trên thế giới.
podborka-28032014-044-5956d
Phần Lan luôn lọt vào top 10 những quốc gia hạnh phúc nhất thế giới.
Sở hữu đường bờ biển dài cùng với hơn 80.000 hòn đảo lớn nhỏ trong đó 2 hòn đảo Aland và Kemio được đánh giá là những hòn đảo đẹp nhất thế giới, Phần Lan cung cấp cho dân cư sinh sống ở đây một cuộc sống có chất lượng tốt.
Ở đây người dân có mức sống cao và được đảm bảo chăm sóc sức khỏe toàn diện mà không đắt đỏ, điều kiện việc làm tốt với hệ thống phúc lợi xã hội dồi dào.
Thu nhp bình quân đu người là 25.739 USD/năm (khoảng 548 triệu VND), cao hơn so với mức bình quân của các nước nằm trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).
Cùng với đó, 69% dân số Phần Lan trong độ tuổi 15-64 có việc làm – cao hơn so với mức trung bình của OECD là 66%. Lực lượng lao động nữ ở đây còn chiếm một con số lớn, với mức thu nhập chiếm 80% so với của nam giới.
Không những vậy, Phn Lan còn ni tiếng vi h thng phúc li xã hi đáng ghen t. Đất nước này có nhiều điều luật và trợ giúp xã hội nhằm đảm bảo cuộc sống cho những người thất nghiệp, người già và người nghèo.
Bảo hiểm thất nghiệp của Phần Lan kéo dài lên đến 500 ngày, chế độ lương hưu và chăm sóc sức khỏe phổ cập ở đây được đánh giá là có chất lượng nằm trong số những nước tốt nhất.
Ví dụ cụ thể là ngoài “trợ cấp bồi thường” cho khoản tiền lương khi bạn vắng mặt, một gói trợ cấp khác có tên “ Trợ cấp chăm sóc đặc biệt” cũng được trao cho những phụ huynh nghỉ việc để chăm sóc con cái bị bệnh.
Nói về chế độ trợ cấp cho các gia đình nuôi con, ta không thể không nhắc đến Phần Lan. Nhằm kích thích sinh sản và cải thiện nền dân số già của mình, Phần Lan đưa ra rất nhiều chính sách để giúp đỡ cho những cặp vợ chồng muốn có con.
Thi gian ngh phép có lương ca các bc cha m  Phn Lan kéo dài đến 18 tuần cho người mẹ và 9 tuần cho người bố. Bên cạnh đó họ còn có khoảng 26 tuần nghỉ chung trong khi vẫn hưởng đến 70-90% tiền lương.
Chính sách hỗ trợ của Phần Lan cũng bao gồm chính sách trợ cấp nuôi con. Theo đó trợ cấp dành cho một đứa trẻ mới sinh trong mỗi gia đình là 100 euro/tháng (khoảng 2,6 triệu VND), từ đứa thứ 3 là 141 euro/tháng (khoảng 3,7 triệu VND) và từ đứa thứ năm sẽ là 182 euro/tháng (tương đương 4,7 triệu VND).
Khoản tiền này có thể được cung cấp cho đến khi đứa trẻ 17 tuổi. Ngoài ra, mỗi khi một đứa trẻ được chào đời, chính phủ sẽ tặng cho mỗi bà mẹ một chiếc hộp dụng cụ với đầy đủ các đồ dùng cần thiết cho việc chăm sóc một đứa trẻ: đồ trẻ em, túi ngủ, đồ dùng ngoài trời, sản phẩm tắm cho em bé, tã lót và đệm.
hop qua danh cho be moi sinh
Hộp quà dành tặng riêng cho những em bé mới sinh.
Hộp quà này hoàn toàn miễn phí và được áp dụng với tất cả mọi người không kể giàu nghèo. Chính vì những lý do này mà Phần Lan được bầu chọn là đất nước lý tưởng nhất cho các bà mẹ.
Không chỉ có khoản hỗ trợ dân sinh cao, h thng giáo dc ca đt nước này được xếp vào hàng đng đu ca thế gii. Phần Lan luôn đứng vị trí cao trong cuộc thẩm định học lực quốc tế, vượt qua cả cường quốc hàng đầu thế giới là Hoa Kỳ.
Theo kết quả của một cuộc điều tra được tiến hành dựa vào điểm số trung bình của học sinh với các môn đọc, toán và khoa học, Phần Lan được coi là đất nước có nhiều học sinh giỏi và thành công nhất.
VERSTAS_SAUNALAHTI_0861_800px_full-93234
Trường học đẹp như trong mơ.
Tỉ lệ đi tiếp lên trung học và đại học ở đây rất cao từ 60-70% và khoảng cách chênh lệnh về học lực giữa học sinh giỏi và học sinh dở thuộc vào hàng thấp nhất thế giới. Những điều này càng khẳng định thành công và chất lượng đào tạo của nền giáo dục Phần Lan.
Những điều kiện trên là đủ để biến Phần Lan trở thành điểm đến hàng đầu cho những người muốn xây dựng một gia đình khỏe mạnh, được chăm sóc đầy đủ và có tương lai tươi sáng.
Linda Cook – một nhà khoa học chính trị tại trường Đại học Brown đã nhận xét rằng: “Người Phn Lan luôn cm thy an toàn và ít lo lng hơn trong cuc sng”. Điều này chính là nhờ có sự vững chắc của hệ thống phúc lợi bậc nhất châu Âu của đất nước xinh đẹp này.
NEWSTAR VIỆT NAM
Tầng 10, tòa nhà Ford Thăng Long – 105 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
Tầng Trệt tòa nhà Rosana, 60 Nguyễn Đình Chiểu, P Đa Kao, quận 1, TP Hồ Chí Minh
Web: http://newstarvietnam.com/
Email: huong.dang@newstarvietnam.com
Tel: 0466874646
HOTLINE: 0904 552 566 or 01679 561 561 (Ms Huong)