Học bổng ngành Luật tại Mỹ

Kì tiếp theo

Học bổng

Học ở Mỹ, cái gì cũng thích, chỉ có tiền là tốn nhiều. Mức học phí trường luật ở Mỹ thực sự quá đắt đỏ. Trung bình mỗi năm $47,000 tiền học và $15,000 sinh hoạt phí (con số thay đổi tùy trường và bang). Sinh viên bản xứ cũng phải vay nợ chính phủ để đi học chứ đừng nói đến sinh viên quốc tế chật vật mức nào. Rất nhiều bạn muốn xin học bổng nhưng thực sự các bạn đã hiểu câu chuyện đằng sau nó? Tại sao trường ở Mỹ cho học bổng? Làm thế nào để có học bổng?

Xuất sắc không phải là tất cả. Nhiều người nghe nói đến đi du học và có học bổng là nghĩ ngay đến chắc họ phải xuất sắc lắm. Cũng không chắc.

Chính phủ Mỹ bảo trợ công dân của họ rất tốt. Người bản xứ học JD có mức học phí riêng. Người nào học tại bang mà họ là resident thì chỉ cần đóng một nửa. Người đã từng phục vụ trong quân ngũ nhiều khi được miễn toàn bộ tiền học, kể cả là ở các trường tư. Mặc dù hầu hết sinh viên bản xứ phải vay nợ chính phủ để học luật nhưng rất nhiều trong số họ cũng được học bổng. Phổ biến là $1,000-$10,000/năm. Trường hợp nhiều hơn cũng có. Điểm LSAT và GPA đại học càng cao thì học bổng càng nhiều.

Nhưng cũng chính vì sự ưu đãi này mà budget dành cho chương trình JD của các trường bị ảnh hưởng. Họ phải tìm nhiều nguồn khác để duy trì hoạt động như tiền đóng góp từ cựu sinh viên (alumni gift), tiền dự án nghiên cứu, các khóa học mùa hè và đặc biệt là chương trình LLM, SJD. Có thể ví LLM và SJD như thỏi nam châm hút ngoại tệ về cho mỗi trường. Câu chuyện quay trở về bài toán kinh doanh dịch vụ giáo dục.

Học bổng LLM

Thời điểm dễ có học bổng LLM nhất theo tôi là ngay sau khi tốt nghiệp cử nhân luật. Trường sẽ xét đến quá trình học tập trong 4 năm của bạn. Nhiều yếu tố như GPA cao, IELTS hoặc TOEFL cao, có các bài viết được đăng trên các báo uy tín (VD như Tạp chí luật học, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp,…) hoặc bài nghiên cứu được giải (VD như cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học, sách hoặc đề tài nghiên cứu cùng thầy cô giáo), học 2 bằng,… Theo kinh nghiệm bản thân, trong khi trường châu Âu đề cao khả năng học thuật thì trường Mỹ lại rất thích sự năng động ở sinh viên. Ví dụ như đã đi thực tập trong quá trình học, tham gia các cuộc thi trong ngoài nước, tham gia các hoạt động giao lưu quốc tế,…

Điều thứ 2 trường luật ở Mỹ muốn khi tuyển sinh là tính đa dạng của khóa học, tức là họ tìm kiếm sự khác biệt. Bạn được chọn không phải vì bạn có “tính Mỹ” mà vì bạn đại diện cho một cái gì đó rất riêng của bạn, của nước bạn. Ví dụ như học 2 ngành song song (kinh tế và luật chẳng hạn), có tài lẻ, chơi thể thao, chơi nhạc cụ truyền thống, nói nhiều thứ tiếng, có giải về leadership,…

Tại sao nói là dễ nhất? Vì trong 4 năm học bạn có nhiều thời gian và cơ hội để làm giàu bản thân mình. Còn nếu ra đi làm 1-2 năm thì với các vị trí khởi điểm, bạn không có gì nhiều để ghi vào CV. Hơn nữa, đã đi làm tức là bạn coi như đã có khả năng độc lập kinh tế. Vậy thì trường sẽ nghĩ bạn sẽ không cần tiền nhiều bằng những người đang hoặc mới học xong.

Tiếp nữa là bạn có thể tranh thủ các chương trình hợp tác giữa trường luật bạn theo học và trường ở Mỹ. Cho học bổng cũng là một cách để họ PR. Bởi vậy đối tượng (có nguyện vọng làm) giảng viên và công chức nhà nước thường được ưu tiên. Thử tưởng tượng bạn nghe nói giảng viên mình thích hoặc thẩm phán tòa tối cao từng học ở trường đó thì bạn có thích chọn trường đó hơn không? Tiền học bổng họ cho đi chính là khoản đầu tư dài hạn để có lợi ích kinh tế về sau này.

Thực ra, nếu nói là thời điểm TỐT nhất để đi học thạc sĩ, có lẽ luôn là vài năm sau khi bạn đã đi làm. Bởi khi đã đi làm bạn biết bạn muốn học gì hơn. Nhưng chưa chắc lúc đó bạn đã DỄ xin được học bổng.

Học bổng SJD

Gần như 100% dành cho học giả, giảng viên, công chức nhà nước. Nhưng thông thường đối tượng này sẽ phải xin học bổng từ chính phủ hoặc tổ chức tài trợ họ.

Học bổng JD

JD quả thực có chương trình đào tạo cực kì hay, rất khác biệt so với LLM.

Nếu bạn có LSAT thật cao, khoảng 160 trở lên thì khả năng có học bổng càng lớn.

Nếu bạn có bằng cử nhân về kĩ thuật, y dược, vật lý, toán, tài chính ngân hàng, công nghệ thông tin,… thì khả năng trường luật nhận bạn vào học và cho học bổng càng cao. Vì những bằng này thể hiện trình độ của bạn, nói nôm na là không làm giả được. Và background trong các ngành này cũng khiến bạn dễ xin việc vào các văn phòng luật hơn sau khi tốt nghiệp.

Nếu bạn có bằng cử nhân luật và đặc biệt đã hành nghề được một thời gian thì hầu như bạn sẽ không được cho học bổng. Vì khi đặt bạn lên bàn cân so sánh cùng các ứng viên khác, bạn có hiểu biết về luật quá nổi trội. Như vậy là không công bằng. Chưa nói đến câu chuyện xin visa sang Mỹ sẽ khó khăn hơn khi bạn quá giỏi, độc lập kinh tế và không có vướng bận gì ở nước sở tại. Chẳng có gì chứng minh nổi bạn sẽ trở về sau khi học xong.

Những người đã đi làm mà muốn đi học JD thì thường tự bỏ tiền hoặc do công ty tài trợ tiền với yêu cầu cam kết quay trở lại làm việc.

Nói tóm lại, ngoài những thứ hiển nhiên như khả năng học thuật và ngôn ngữ, nếu bạn biết được lí do kinh tế như trên thì bạn có thể định hướng tốt hơn khi xin học bổng học luật tại Mỹ.

Một lí do khiến việc học JD ở Mỹ rất hay là vì có rất nhiều cơ hội thực hành trong quá trình học. Nghe có vẻ hoa mỹ nhưng thực chất là để thử lửa xem bạn thích làm gì về sau (in-house counsel, public interest, prosecution, transactional, litigation,…); networking với giới luật sư; tìm việc sau khi tốt nghiệp (nếu thể hiện tốt, có những nơi sẽ đảm bảo tuyển bạn luôn); đi du lịch; và tất nhiên, làm đẹp CV.

Phòng thực hành luật của trường (legal clinic) và văn phòng Career Development Office luôn có rất nhiều thông tin về internship, externship, clerkship, clinical practice cho bạn apply. Ở Mỹ đang có tranh cãi về việc trong tương lai mọi công việc thực tập đều phải có thù lao và phải ít nhất phải bằng mức lương tối thiểu. Còn hiện tại, quan điểm phổ biến là các vị trí này hoặc sẽ có thù lao hoặc sẽ được tính vào số tín chỉ học.

Internship là công việc thực tập, có hoặc không lương. Là vị trí ngắn hạn. Có nhiều công ty luật cứ mỗi mùa hè lại tổ chức internship program trong 8 – 12 tuần dành cho sinh viên luật. Thực tập sinh sẽ được đào tạo, được tham gia vào các vụ việc, được giao những công việc cụ thể như viết memo, brief,…

Externship khá giống internship, nhưng được coi là “shadow position”. Tức là hầu như chỉ được đi theo luật sư để quan sát học hỏi, không có vị trí cũng không được tham gia hoặc giao công việc.

Clerkship là vị trí thực tập hỗ trợ các thẩm phán hoặc văn phòng công tố. Khi thẩm phán nhận một vụ việc, họ sẽ cho bạn đọc tất cả các tài liệu, đơn khởi kiện, chứng cứ của cả nguyên đơn và bị đơn. Nhiệm vụ của clerk là legal research vấn đề và viết memo phân tích một cách khách quan vụ việc để giúp thẩm phán đưa ra phán quyết.

Clinical practice là vị trí thực hành luật trong phòng thực hành pháp luật tại trường (legal clinic). Thường chỉ có sinh viên năm cuối được làm. Cơ bản là họ sẽ tiếp nhận vụ việc, legal research, viết memo, brief, thu thập chứng cứ, nói chuyện với khách hàng, ra tòa bảo vệ thân chủ,… như một luật sư thực thụ. Nhưng họ luôn phải được giám sát bởi một giáo sư phụ trách trong clinic. Đặc biệt khi ra tòa trình bày họ luôn phải có giáo sư ngồi bên.

Research assistant là người phụ giúp giáo sư nghiên cứu cho dự án hoặc bài viết nào đó. Đây là công việc có trả lương.

Journal editor. Mỗi trường luật đều có một hoặc nhiều tạp chí pháp luật của mình về nhiều mảng như international law, IP law,… Điểm đặc biệt là giáo sư chỉ là người chịu trách nhiệm cao nhất, còn lại tất cả các vị trí như editor, editor-in-chief đều do sinh viên trong trường đảm nhiệm. Họ tiếp nhận các bài viết, kiểm tra trích dẫn, chất lượng bài viết và lựa chọn để in vào journal của trường. Nhiều người không biết rằng quyển Bluebook – A Uniform Syste of Citation nổi tiếng cũng được tổng hợp bởi toàn sinh viên. Chỉ có những sinh viên xuất sắc sau năm nhất mới được nhận vào làm trong journal. Dù vậy, nhiều người gọi công việc này là “cheap labour” vì đầu tư chất xám rất nhiều mà không có lương.

Paralegal vs. trainee lawyer

Đây cũng là sự khác biệt rất đáng lưu ý giữa việc bắt đầu thực hành luật ở Việt Nam và ở Mỹ.

Ở Việt Nam, ngay sau khi tốt nghiệp, cử nhân luật có thể xin vào làm việc tại các văn phòng. Vị trí bắt đầu thường là intern, sau đó là paralegal, rồi trainee lawyer, associate, senior associate, junior partner, partner, managing partner,… Paralegal được coi là một vị trí bắt đầu của người muốn trở thành luật sư. Nó nằm trong chuỗi thăng tiến công việc của một lawyer-to-be. Thường sau khi đã lấy được bằng luật sư, bạn mới được thăng tiến thành trainee lawyer.

Trong khi đó ở Mỹ, paralegal nằm tách biệt hoàn toàn khỏi legal career path. Module Rule of Professional Conduct quy định các nguyên tắc cho hành nghề luật sư. Trong đó, tất cả các luật sư làm trong cùng một công ty luật chịu trách nhiệm liên đới. Paralegal không nằm trong số đó. Yêu cầu tuyển dụng paralegal cũng không cần có bằng cấp liên quan tới luật. Cùng lắm là yêu cầu có chứng chỉ paralegal (đào tạo trong 1 năm). Paralegal chỉ làm một công việc duy nhất là research, tìm kiếm cases và statutes cho từng vụ việc. Trong khi đó lawyer là người nhận các file research sẵn đó để nghiên cứu, viết thành memo hoặc brief. Sinh viên luật ở Mỹ thường chỉ làm internship khi còn đi học. Khi tốt nghiệp, họ phải thi đỗ bar và bắt đầu công việc với vị trí trainee lawyer.

Có một số nhà tuyển dụng ở Mỹ dị ứng với JD từng làm paralegal trước đó. Nếu có đủ khả năng tại sao không học luật sư ngay từ đầu mà lại làm paralegal. Họ cho rằng như vậy là thiếu tham vọng hoặc khả năng có hạn.


Các hình thức kiểm tra trong trường luật ở Mỹ

Vậy một ngày điển hình của sinh viên luật ở Mỹ là gì? Đơn giản là đọc, đọc, đọc, lên lớp, đọc, đọc, đọc, ăn, ngủ, và lại đọc. Học luật tức là phải đọc rất nhiều và đọc rất khó. Ngay đến những sinh viên bản xứ cũng cảm thấy khó khăn khi phải làm quen với cuộc sống trong trường luật. Họ thậm chí chỉ ngủ 3 – 5 tiếng/ngày.

Hầu hết các môn học chỉ có 1 bài kiểm tra duy nhất cuối kì. Vậy tại sao họ phải căng sức hàng ngày như vậy? Thứ nhất là vì kiến thức quá nhiều. Các nguyên tắc (rule, principle, test) được dạy thông qua các vụ việc cụ thể. Với mỗi vấn đề pháp luật ở Mỹ, quan điểm lại rất khác nhau tùy thời điểm, tùy luật từng bang (jurisdiction). Bởi vậy cách duy nhất để hiểu rõ, nhớ và áp dụng được chính là đọc cases, chuẩn bị bài kĩ trước khi lên lớp. Thứ hai là vì phương pháp dạy socratic. Tài liệu được giao cho sinh viên đọc trước. Khi lên lớp, giáo sư gọi bất chợt sinh viên trả lời câu hỏi và cả lớp cùng thảo luận sâu vào vấn đề. Nếu không trả lời được sẽ cảm thấy không thoải mái, bị đánh dấu tên và thậm chí bị trừ điểm. Thứ ba là vì hầu hết sinh viên đều chịu khoản nợ học phí khoảng $100,000. Họ đánh cược để vào trường luật và sẽ phải bắt đầu trả nợ ngay sau khi tốt nghiệp. Bởi vậy, họ buộc phải học tốt để kiếm được công việc sau này.

Trường luật ở Mỹ cũng áp dụng đa dạng hình thức kiểm tra, phụ thuộc vào ý muốn của từng giáo sư cho lớp của họ.

– Phổ biến nhất là kiểm tra viết cuối kì (in-school exam). Mặc dù mỗi buổi thi thông thường 2 – 4 tiếng liên tục nhưng sinh viên vẫn không đủ thời gian để phân tích hết tất cả các vấn đề. Đề bài thường có 2 vụ việc giả định. Sinh viên được yêu cầu nêu tất cả các arguments có thể để bảo vệ cho nguyên đơn hoặc bị đơn. Một số giáo sư cũng cho thêm phần trắc nghiệm. Tuy nhiên câu hỏi sẽ không hiển nhiên như luật quy định thế nào, mà luôn là vụ việc giả định với câu hỏi “đâu là argument mạnh nhất”, “đâu là argument yếu nhất”, “đâu là kết quả có khả năng nhất mà tòa sẽ đưa ra”,…

– Tiếp theo là take-home exam. Thời gian có khi thoải mái từ đầu kì, nhưng chủ yếu là 24 hoặc 36 tiếng. Sinh viên được yêu cầu viết paper, memo hoặc brief dựa trên đề bài.

– Midterm exam. Kiểm tra giữa kì, thường là paper về nhà.

– Quiz. Cứ mỗi đầu tuần giáo sư lại cho làm quiz 5 phút đầu giờ về nội dung học của tuần trước và phần đọc của tuần này.

– Clicker questions. Giống như trong Ai là triệu phú có phần hỏi ý kiến khán giả trong trường quay. Tại lớp học ở đây giáo sư hỏi ý kiến toàn bộ sinh viên trong lớp và tính tỉ lệ trả lời các đáp án. Mỗi sinh viên có một clicker. Mỗi lớp có một channel riêng. Các câu hỏi clicker vẫn được tính vào điểm tích lũy của lớp học.

– Group assignment. Báo cáo theo nhóm.

– Presentation. Thuyết trình trên lớp.

– Các môn kĩ năng như legal writing thì điểm sẽ rải đều với các assignment trong kì học như viết memo, brief, note (directed research paper).

Thông thường mỗi lớp học chỉ áp dụng in-school hoặc take-home exam là bài kiểm tra duy nhất để lấy điểm cả kì. Tuy nhiên cũng có giáo sư áp dụng nhiều loại vào chung một lớp. Mọi thứ phụ thuộc rất nhiều vào ý kiến chủ quan của giáo sư muốn dùng cách nào để đánh giá sinh viên chính xác nhất.

Điểm khác biệt của nền giáo dục luật ở Mỹ là solution-based. Tức là coi trọng giải pháp. Khi viết một paper, sinh viên được yêu cầu sau khi xác định được vấn đề (problem/issue) thì chỉ đề xuất 1 giải pháp duy nhất (solution). Giải pháp đó được đặt trang trọng làm đề tài (thesis). Toàn bộ paper không dành để miêu tả background, nguyên nhân, hậu quả của vấn đề tồn tại mà để nêu ra các lí do chứng minh giải pháp mình nêu ra là có giá trị. Đây là điểm rất khác biệt đối với việc viết nghiên cứu ở Việt Nam. Phổ biến vẫn là vấn đề (problem/issue) được đặt làm đề tài (thesis). Toàn bộ thời lượng bài viết được chia đều để nói về background, nguyên nhân, mô tả và hậu quả của vấn đề. Phần giải pháp (solution) được đặt ở cuối cùng, thường có rất nhiều và không cần chứng minh tính ứng dụng.

Sưu tầm và tổng hợp

Bài đọc liên quan

Điều kiện Du học ngành Luật tại Mỹ

Không như ở Việt Nam, để được đào tạo luật tại Mỹ, bạn cần phải tốt nghiệp ĐH. Các trường ĐH Mỹ cũng không cấp bằng cử nhân luật.

Hàng năm, các trường luật uy tín tại Mỹ nhận rất nhiều hồ sơ của các ứng viên đã là tiến sĩ ở một ngành nào đấy và muốn đổi nghề làm luật sư. Hội đồng xét tuyển sẽ căn cứ vào điểm số (điểm trung bình toàn khóa học, điểm của từng môn học) mà bạn đã từng học, khả năng tiếng Anh, thư giới thiệu, bài viết về bản thân… và một kì thi tuyển đầu vào (tùy từng trường, có thể là kỳ thi LSAT - Law School Admission Test).

Mức học phí trung bình 1 sinh viên luật cần chi trả khoảng 47.000 USD/năm tiền học và 15.000 USD/năm chi phí sinh hoạt (chi phí du học Mỹ thay đổi tùy theo trường và bang).


Trường hợp bạn do đã có bằng cử nhân luật tại Việt Nam nên bạn có thể tham khảo chương trình thạc sĩ chuyên ngành quản trị nguồn nhân lực. Điều kiện đầu vào thạc sĩ Mỹ thông thường là tốt nghiệp ĐH có điểm trung bình chiếm khoảng từ 70-75% tổng điểm. Trong trường hợp điểm trung bình của bạn dưới mức điểm đó, bạn có thể được yêu cầu học khóa dự bị thạc sĩ hoặc các khóa học chuyển tiếp sau ĐH từ 3-9 tháng.

Về tiếng Anh, bạn cần có điểm IELTS 6.5 hoặc TOEFL iBT 80. Trong trường hợp bạn chưa đủ điểm tiếng Anh, bạn có thể đăng ký học khóa tiếng Anh ở Mỹ rồi vào học thạc sĩ. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của chúng tôi, việc thi tiếng Anh trước khi nộp hồ sơ sẽ thuận lợi hơn nếu có điểm IELTS từ 5.5 trở lên/ hoặc có điểm TOEFL iBT tương đương.

Một số chương trình thạc sĩ còn yêu cầu bài thi chuẩn hóa GMAT hoặc GRE. Ngoài ra, ứng viên cũng cần cung cấp thêm thư giới thiệu, bài viết về bản thân, CV…

Điều kiện du học Mỹ ngành Luật năm 2016

Vì sao nên chọn học ngành Luật tại Mỹ?

Được học các bài học khổng có trong sách vở: Học tập tại Mỹ ngành Luật không đơn thuần đấy là học về kiến thức pháp luật cũng như hệ thống pháp luật thuộc đất nước ngoài. Do lẽ, có trẻ trung hầu hết điều các bạn sở hữu thể học được bằng quá trình đi học nước ngoài này, cụ thể đó chính là cách thức khiến việc, tiếp cận vấn đề, bí quyết tư duy để tìm giải pháp cho các vấn đề đó. Anh quốc chúng ta xác định “pháp luật chẳng hề khô khan” và “luật sư tư vấn chớ phải chính là quân sư quatj giấy”. Cụ thể là đối với 1 số trường tương thích tư vấn khách hàng, luật sư phải vận dung câu chữ của bản thân để giải thích những quy định sao cho logic và dễ hiểu nhưng vẫn phai đảm bảo tính ăn nhập pháp của suy luận đó.

Đang nói hơn, kĩ năng viết lách, kinh nghiệm trình bày văn bản khá vô cùng với cần thiết . Tác giả bài viết cũng rất cho biết đối với những nhà tuyển dụng tư vấn chuyên phục vụ khách hàng nước ngoài, viết lách cũng rất đấy chính là một công lập cụ PR (quan hệ truyền thông) phong cách tốt để thu hút sự chú ý của các khách hàng hoặc thể hiện uy tín của công ty.

Học Luật tọa lạc thủ đô đất nước Mỹ: Chẳng chỉ nằm những quốc gia phương Tây, hầu hết nước phát triển tọa lạc châu Á như Singapore, Nhật Bản hoặc Hàn Quốc cũng rất sở hữu các chương trình thú vị. Đối cùng với những ai muốn học tại nước ngoài Nhật Bản, bạn sở hữu thể thử đăng kí học bổng của Đại học Nagoya. Thuộc Hàn quốc, trường TBLU (Transnational Law and Business University – Đại học liên quốc gia về Luật và Thương mại) sở hữu liên kết với Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Hơn nữa, những đất nước như xứ sở kangaroo và 1 số quốc gia châu Âu (Thụy Điển, Hà Lan…) tương đối rất phong cách có uy tín về ngành học này. Bạn sở hữu thể tham khảo chi tiết về thông tin các chương trình giảng dạy ngành Luật sau Đại học tại www.Llm-guide.Com.

Những công ty luật nổi tiếng thế giới có văn phòng tại Việt Nam nhiều đấy chính là của Vương quốc Anh hoặc là Mỹ (trừ Allens Arthur Robison của quê hương của chuột túi và Gide Loyrette Nouel của Pháp). Vì thế, Lợi đã chọn lựa Mỹ.

Còn tại sao lại sử dụng học tọa lạc Washington DC đấy là Do vì các trường nằm đây luôn sở hữu tên trên bảng xếp hạng (lưu ý chính là thứ hạng của trường càng cao thì tỉ lệ thuận cùng học tiền càng đắt đỏ). Chưa kể đội ngũ những alumni (cựu học sinh) của trường tương đối toàn những nhân vật thành công sau mỗi khi nhận được bằng.

Một lí do thứ ba nữa là vì thủ đô của Mỹ được xem ấy là có tính thế giới hơn so cùng với những bang khác. Tất cả những công ty Luật của Mỹ cũng rất như các nước khác đều có văn phòng đặt tại đây, chưa kể các bộ phận quốc tế cần thiết như World Bank, IMF…

Nghề luật sư tại Mỹ

Nghề Luật sư rất phổ biến và có lương bổng cao nhưng khó thành công: Có nhiều nguyên nhân giải thích vấn đề đội ngũ luật sư đông đảo và lương bổng cao nhất ở Mỹ. Thứ nhất, nước Mỹ là một nước ưa kiện tụng nhất trên thế giới nên số số lượng luật sư ở Mỹ rất lớn. Người dân có thể kiện bất kỳ về vấn đề gì họ thấy cần có sự can thiệp của pháp luật. Thứ hai, cho dù họ không kiện ai đi chăng nữa thì rất nhiều giao dịch trong xã hội cần thông qua luật sư nếu muốn chắc ăn. Bạn cần đến luật sư từ việc rất nhỏ như vi phạm giao thông, khai thuế, cho đến ly dị, thừa kế, các loại giao dịch theo hợp đồng… Dĩ nhiên là chi phí thuê luật sư rất cao. Ví dụ bạn chay xe quá tốc độ cho phép bị cảnh sát bắt và bạn muốn nhờ luật sư thì chi phí tùy theo mức độ nặng nhẹ và tiểu bang mà bạn vi phạm có giá dao dộng ít nhất từ $300 trở lên.

Theo một khảo sát của Hiệp hội Luật sư Mỹ (ABA), chỉ hơn 50% số luật sư hài lòng với nghề nghiệp. Trong số các luật sư có 6 - 9 năm kinh nghiệm, chỉ có 4/10 luật sư cho biết họ hài lòng với sự nghiệp của mình, với những luật sư hành nghề từ 10 năm trở lên, tỷ lệ này là 6/10. Trong số gần 800 người được hỏi, 80% nói rằng họ rất tự hào về nghề nghiệp của mình, 81% nhận xét đây là nghề đòi hỏi nhiều trí tuệ.

Những con số trên cho thấy luật sư chỉ hài lòng với nghề nghiệp khi đã có tuổi, đơn giản vì khi sự nghiệp phát triển, họ cần phải có nhiều trách nhiệm hơn để giữ vững uy tín cũng như lấy đó làm đảm bảo cho việc chuyển nghề khác sau một vài năm. Tuy nhiên, chỉ có 42% luật sư hành nghề từ 10 năm trở lên khuyến nghị giới trẻ chọn nghề luật, với luật sư hành nghề dưới 3 năm, tỷ lệ này là 57%.

Rất nhiều luật sư đánh giá thấp công tác đào tạo sinh viên ngành luật tại Mỹ, 54% luật sư được hỏi đồng ý với nhận định công tác đào tạo tại các trường luật rất nghèo nàn. sinh viên luật không được thông tin đầy đủ về nhu cầu của nghề.

Nhiều chuyên gia cũng lên tiếng cảnh báo về đạo đức nghề luật sư. Trong những năm gần đây, phí tranh tụng tăng lên, ngày càng có nhiều biểu hiện không công bằng giữa các luật sư với nhau, nguyên nhân theo các chuyên gia là do bắt nguồn từ việc cạnh tranh để giành khách hàng. Điều đó dẫn đến việc các luật sư quan tâm đến tiền nhiều hơn công việc chính của họ là giải quyết vấn đề cho khách hàng. "Họ đặt mục tiêu giành thắng lợi bằng mọi giá, dẫn đến việc cư xử "thiếu lễ độ" với nhau và đẩy tiến trình tranh tụng thêm hao tốn tiền của".

Điều kiện để trở thành luật sư ở Mỹ: Ở Mỹ không có sự phân biệt giữa luật sư tư vấn và luật sư bào chữa. Thông thường họ được gọi là lawyer, còn khi đi bào chữa được gọi là attorney. Luật sư hoạt động dưới sự kiểm soát của Toà án tối cao cấp Tiểu bang nơi họ hành nghề. Khác với những người dạy học ở các trường luật và luật gia doanh nghiệp không chịu sự kiểm soát của toà án, nhưng hầu như luôn luôn là thành viên của Đoàn luật sư của Tiểu bang nào đó, không nhất thiết là Tiểu bang nơi họ hành nghề.

Điều kiện trở thành luật sư ở các Tiểu bang không giống nhau. Một người được thừa nhận là luật sư ở các Tiểu bang thì chỉ được hành nghề ở Tiểu bang đó, và trước toà án Liên bang. Mọi luật sư đều có thể được đăng ký vào danh sách luật sư (và phải trả một khoản thuế không lớn lắm). Hiện nay, ở nhiều Tiểu bang, muốn hành nghề luật sư phải chấp nhận qua kỳ kiểm tra được tổ chức dưới sự kiểm soát của toà án. Ở ¾ số Tiểu bang ở nước Mỹ, có bằng đại học là điều kiện cần nhưng chưa đủ để trở thành luật sư.

Đa số các luật sư Mỹ hành nghề với danh nghĩa cá nhân (70%) hoặc liên kết với duy nhất một đồng nghiệp khác (15%). Tuy nhiên, ở những thành phố lớn, luật sư thường làm việc trong một Văn phòng luật bao gồm khoảng từ 10 đến 200 luật sư. Một số ít luật sư theo chuyên ngành luật sư tranh tụng, tham gia hoạt động tố tụng trước phiên toà (hỏi cung và phản cung) trong các vụ án dân sự và hình sự. Một số khác theo chuyên ngành tương tự như luật sư công của Pháp. Còn lại đa số luật sư hoạt động ngoài lĩnh vực tranh tụng, thực hiện vai trò tương tự như công chứng viên, nhà tư vấn pháp luật, nhà tư vấn về thuế. Rất nhiều luật sư được tuyển dụng tại các cơ quan hành chính, các doanh nghiệp Nhà nước hoặc tư nhân.

Tuy nhiên, để trở thành luật sư thì không dễ. Hầu hết các tiểu bang đều yêu cầu phải có bằng luật sư như là một điều kiện tiên quyết (một số tiểu bang không yêu cầu có bằng luật là California, Maine, New York, Vermont, Virginia, Washington and Wyoming và họ có thể tự học khi làm thực tập ở văn phòng luật nào đấy). Xu thế hiện nay là ngày càng có ít người tự học để làm luật sư và tất nhiên, để được nhận vào học và hoàn tất chương trình luật sư thì không dễ dàng chút nào.

Theo kenhtuyensinh

Bài đọc liên quan

Bài thi LSAT

Bài thi LSAT
Nếu bạn có dự định học tại trường luật, đầu tiên bạn phải chinh phục được LSAT. Sau đây là tổng quan về dạng bài kiểm tra này:
LSAT là gì và tại sao bài thi này quan trọng?
LSAT ( Law School Admission Test - bài thi tuyển sinh đầu vào của trường luật) bắt buộc trong kỳ tuyển sinh của hầu hết các trường luật và diễn ra 4 lần hàng năm. Những trường luật hàng đầu sẽ lựa chọn những điểm gần như tuyệt đôi ( 170 / 180 điểm), vì vậy nếu bạn muốn vào các trường hàng đầu, bạn cần đạt điểm cao

Bài kiểm tra LSAT có gì đặc biệt?
Bài thi LSAT có 4 phần chính - Lý luận logic ( còn được gọi là lập luận ), lý luận phân tích ( còn được gọi là trò chơi ), đọc hiểu và một bài luận.

Cấu trúc đề thi LSAT

Logical Reasoning
  • 2 phần thi,  mỗi phần gồm 25 câu hỏi
  • 35 phút/ 1 phần thi
  • Kiểm tra khả năng để xác định điểm chính của các lập luận , áp dụng logic để rút ra các khái niệm trừu tượng, tìm kiếm thông tin có liên quan trong một văn bản, phân tích và đánh giá các lý lẽ
Analytical Reasoning
  • 25 câu hỏi làm trong  35 phút
  • Đánh giá khả năng để hiểu được tác động của quy định về các quyết định và kết quả, xác định mối quan hệ giữa các khái niệm , phân tích tình huống và rút ra kết luận dựa trên các hướng dẫn có sẵn, và áp dụng logic với các tình huống không rõ ràng hoặc phức tạp
Reading Comprehension
  • Phần đọc : 27 câu hỏi làm trong  35 phút
  • Kiểm tra khả năng suy luận dựa trên văn bản, xác định ý chính của đoạn văn , tìm kiếm thông tin có liên quan trong một văn bản , hiểu một văn bản có kiến thức sâu rộng
Essay Section
  • 35 phút
  • Kiểm tra khả năng hình thành một lập luận dựa trên những sự kiện nhất định, hỗ trợ một ngữ cảnh , sử dụng để viết nhấn mạnh vào ý tưởng


Bài thi LSAT được chấm điểm như thế nào?
LSAT được tính theo thang điểm từ 120 đến 180 điểm. Bởi vì hầu hết các trường luật hàng đầu đều tính điểm trung bình LSAT, do vậy tốt nhất là bạn nên chuẩn bị thật kỹ càng và chỉ thi một lần.

Làm sao để biết được liệu điểm của tôi có đủ cao để vào trường mà tôi mong muốn?
Một câu hỏi hay. Hãy kiểm tra với chức năng tìm kiếm tên trường tại link sau

http://www.princetonreview.com/law-school-search

Làm thế nào để đăng ký?
Bài thi LSAT diễn ra 4 lần một năm. Thời hạn đăng ký LSAT thường trong vòng một tháng trước ngày thi LSAT . Bạn có thể đăng ký trực tuyến tại www.lsac.org

Những chi phí nào liên quan đến bài thi LSAT?
Bạn cần nộp $175 để tham gia bài thi LSAT và được nhận một thông báo điểm miễn phí. Chi phí đăng ký muộn là $66. Ngoài ra, đăng ký vào Dịch vụ tổng hợp dữ liệu trường Luật ( LSDAS ) là cần thiết để áp dụng cho hầu hết các trường luật. Việc đăng ký này mất khoảng $ 121 và bao gồm một phiếu báo điểm miễn phí. Chi phí cho báo cáo điểm bổ sung là $12. Đơn xin miễn trừ các khoản chi phí LSAT và LSDAS có sẵn thông qua LSAC và có thể được tải về từ các trang web của LSAC.

Tôi phải chuẩn bị như thế nào?
Chúng tôi có thể tư vấn cho các bạn khóa học phù hợp .


(Còn tiếp)

Bài dịch của nhóm dịch blog tuvanhocbong.org. Mọi sao chép xin vui lòng ghi rõ nguồn. Xin cám ơn.

Du học Mỹ với ngành Luật

Tại Mỹ, ngành luật giữ vai trò tối quan trọng trong lịch sử lập quốc và duy trì pháp luật để giữ gìn sự ổn định và cường thịnh của quốc gia. Tuy vị tổng thống đầu tiên Gorge Washington là người thành lập nên Hợp chủng quốc Hoa Kỳ nhưng vị tổng thống thứ 16 Abraham Lincoln mới là người chấm dứt nội chiến, thống nhất liên bang, giải quyết khủng hoảng quân sự, kết thúc chế độ nô lệ, khôi phục tài chính và đặt nền móng cho một cường quốc số 1 toàn cầu. Cơ duyên đưa Lincoln từ một nông phu nghèo trở thành tổng thống là một cuốn sách luật trong giỏ tạp hóa cũ. Ông nhen nhóm niềm đam mê kỳ lạ với luật, tự học và dần dần trở thành một luật sự danh tiếng. Không riêng ông mà Hoa Kỳ có đến 16 tổng thống không tốt nghiệp luật nhưng đều đi lên từ ngành luật. Từ khởi thủy, quốc gia này đã vun bồi nên những nhân tài kiệt xuất trong ngành luật dù chưa qua trường lớp.

Nhắc đến đào tạo ngành luật thì không nơi nào qua được nước Mỹ. Hoa Kỳ chiếm đến 90% trong top 10 luật sư giàu nhất hành tinh, sở hữu 6/10 trường đại học luật hàng đầu thế giới và có đến 70% trong top 10 luật sư quyền năng nhất quả đất là luật sư Mỹ. Học luật sẽ giúp bạn mở ra nhiều cánh cửa nghề nghiệp. Bạn có thể chọn làm việc tại văn phòng pháp lý, hay phát triển sự nghiệp ở các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, kinh tế, kinh doanh và giáo dục. Lợi ích từ việc học luật là nhiều vô vàn nhưng con đường học vấn sẽ rất khó khăn và cô đơn. Do đó hãy chắn chắn rằng Luật sư thực sự là một ngành dành cho bạn.



1. Trường luật trong hệ thống giáo dục ở Mỹ

Tại Việt Nam, đại học luật được coi là trường đào tạo cử nhân bình thường như hầu hết các ngành khác. Sinh viên tham dự kì thi đại học để nhập học. Thời gian học tập là 4 năm. Tốt nghiệp các bạn được gọi là cử nhân luật.

Tại các nước thông luật (common law), bao gồm Mỹ, trường luật được xếp vào nôm na là trường dạy nghề (professional school). Sinh viên luật được dạy rất nhiều môn kĩ năng mang tính thực tiễn (ví dụ như legal research, legal writing, negotiation, contract drafting, trial tactic,..). Thậm chí có khả năng ứng dụng để làm việc ngay khi đang học. Để được chấp nhận vào chương trình JD, ứng viên bắt buộc đã hoàn thành một bằng cử nhân đại học và có điểm thi LSAT (Law School Admission Test). Thời gian học là 3 năm. Tốt nghiệp các bạn được gọi là Juris Doctor (J.D.).

Có nhiều ý kiến xung quanh việc hệ thống giáo dục nào tốt hơn. Ở Việt Nam không yêu cầu luật là chuyên ngành 2 thì sinh viên tiết kiệm được 4 năm học. Ở Mỹ thì những người hành nghề luật lại có background về những ngành khác. Ngoài ra, tuổi đời và kinh nghiệm làm việc khiến họ trưởng thành và thực tế hơn khi học luật. Mỗi hệ thống có điều hay dở riêng, quan trọng là bản thân tự biết mình hay dở thế nào để cố gắng hoàn thiện. Và ít ra với yêu cầu ở Mỹ, có thể chắc chắn rằng tất cả những người ngồi trong giảng đường trường luật hàng ngày đều thực sự muốn đi học. Họ học vì đam mê. Học vì động lực đồng tiền. Học vì khoản nợ học phí cả trăm nghìn đôla với chính phủ sẽ phải trả sau khi ra làm việc. Và khi giáo dục khiến người đi học thực sực muốn thu nhận kiến thức, thì đó đã là một thành công.

2. JD, LLM, SJD

Tại Việt Nam, có 3 bằng cấp về đào tạo luật là cử nhân luật (Bachelor of Laws – LL.B.), thạc sĩ luật (Master of Laws – LL.M.) và tiến sĩ luật (Doctor of Philosophy in Laws – PhD).

Tại Mỹ, các trường cũng cung cấp 3 bằng cấp về đào tạo luật gồm Juris Doctor (J.D.), Master of Laws (LL.M.), và Doctor of Juris Science (S.J.D). Thoạt nhìn có vẻ giống nhau nhưng thực chất lại khác biệt. JD có vẻ tương tự với LLB nhưng chương trình đào tạo cô đọng và có tập trung vào thực hành rất nhiều. Người muốn hành nghề luật tại Mỹ chỉ học JD là đủ, kể cả các giáo sư đại học phần lớn cũng chỉ có bằng JD. Trong khi đó, LLM và SJD là chương trình chỉ dành cho người nước ngoài đến Mỹ học tập. Điều này các bạn có thể thấy rõ trong phần giới thiệu về chương trình học trên website các trường. Ví dụ LLM là dành cho những người muốn tìm hiểu về pháp luật Mỹ. Hay SJD trong 3 năm là dành cho những người (scholars) muốn quay về đất nước của họ để nghiên cứu hoặc/và giảng dạy.

3. Tại sao sinh viên Mỹ học luật?

Khi nói chuyện với sinh viên luật người Mỹ, bạn sẽ ngạc nhiên vì có rất nhiều lí do:

– Ngành học cử nhân của họ ra không biết làm gì, quá khó để kiếm việc nên họ buộc học tiếp trường luật. Ví dụ phổ biến là các ngành political science, foreign relations, history, religion, women study, American literature,…

– Công việc hiện tại của họ không kiếm được nhiều tiền nên họ muốn làm luật sư. Một luật sư ở Mỹ có thể kiếm trung bình từ $60,000 đến $200,000 một năm. Tất nhiên có những trường hợp kiếm được hơn thế rất nhiều. Trong khi nhiều nghề chỉ kiếm được khoảng $30,000/năm. Tính sơ qua trong 1 tháng họ phải chi trả khá nhiều khoản tiền (thuê apartment $1,200 và các phụ phí gas, heat, water,… + phí ô tô đi lại $500 + tiền ăn + tiền bảo hiểm +…), chưa kể khi có con (mặc dù giáo dục công lập ở Mỹ đến cấp 3 là miễn phí nhưng học phí trường tư và đại học rất đắt đỏ). Như vậy, với một công việc nhàng nhàng, họ không thể có cuộc sống thoải mái.

– Muốn làm chính trị.

– Có ước mơ hành nghề luật. Có nhiều người đã có kế hoạch học luật ngay từ trước khi học cử nhân. Đây cũng là điều bình thường. 

4. Tại sao sinh viên quốc tế học luật ở Mỹ?

Câu trả lời cũng rất đa dạng:

– Muốn tiếp tục học lên cao hơn và cần 1 nơi để đến, vậy thôi. Học xong đại học, tâm lý rất nhiều người là “cố nốt” lấy bằng thạc sĩ, tiến sĩ để tạo lợi thế xin việc về sau này. Chỉ cần tìm một nước để học. Và Mỹ, với diện tích một nửa Bắc Mỹ, đa dạng văn hóa, lối sống phóng khoáng tự do và ngành công nghiệp PR giáo dục khổng lồ luôn có vẻ hấp dẫn. Tất nhiên, Mỹ cũng là nơi tập trung nhiều trường đại học rất tốt. Vậy là xách vali lên và đi thế thôi! Nếu bạn học SJD thì yên tâm là học xong sẽ xách vali đi về vì ở Mỹ 99,99% không ai thuê SJD làm công việc thực hành luật cả.

– Muốn tìm hiểu về hệ thống pháp luật Mỹ và có bằng luật của Mỹ để sau này thăng tiến trong công việc. Một luật sư người Trung Quốc mà có bằng thạc sĩ ở Mỹ thì cơ hội làm việc ở các công ty luật Mỹ có chi nhánh ở Trung Quốc của họ cao hơn. Thậm chí như vài người bạn cùng khóa tôi kể, khi làm việc ở Hong Kong, bằng luật ở Anh hoặc Mỹ đều rất có giá trị.

– Muốn ở lại Mỹ làm việc. Câu chuyện muôn thuở là trước tiên bạn phải được cư trú một cách hợp pháp đã. Còn gì dễ hơn là đi học? Có nhiều người tới Mỹ học LLM và tập trung cao độ chỉ để thi lấy bằng luật sư tại đây (bar exam). Sau đó họ extend visa F1 thành OPT (Optional Practical Training) trong vòng 1 năm để đi intern cho các công ty, hi vọng sẽ có nơi nhận và chịu tài trợ visa đi làm (H-1B).

Người không học JD tại Mỹ mà có bằng cử nhân luật ở nước ngoài chỉ có thể thi bar ở bang New York và California. Lưu ý là bạn nên kiểm tra xem mình có đủ điều kiện (eligible) hay không. Bar New York yêu cầu thí sinh học luật ở nước ngoài phải đã hoàn thành những yêu cầu đào tạo để có thể hành nghề luật ở nước đó (Rule 520.6 [b] [1]: “The foreign-educated applicant must have fulfilled the educational requirements for admission to the practice of law in a foreign country other than the United States.”). Điều này phụ thuộc vào hệ thống đào tạo luật từng nước. Ví dụ ở Trung Quốc, sinh viên hoàn thành 4 năm cử nhân luật là có thể thi bằng luật sư luôn. Nhưng ở Việt Nam, cử nhân luật còn phải hoàn thành chương trình đào tạo tại Học viện tư pháp rồi mới được thi. Như vậy có nhiều rủi ro New York Bar Association sẽ từ chối cử nhân luật Việt Nam mới tốt nghiệp tham gia thi. Và khi bị từ chối, bạn sẽ không được trả lại khoản phí $750 đã nộp.

– Muốn lấy bằng SJD để trở về nghiên cứu, giảng dạy tại nước họ.

– Muốn tranh thủ xây dựng networking với các giáo sư, luật sư tại Mỹ và trong khóa học cùng họ. Networking là một công việc tối quan trọng của người hành nghề luật. Bởi vậy, nhiều người tham gia khóa học hè hoặc thạc sĩ ở nước ngoài chỉ vì mục đích này.

– Các lí do đặc biệt:

Ở Thái Lan, 1 trong 3 con đường để tham dự kì thi tuyển thẩm phán là có 2 bằng thạc sĩ luật tại nước ngoài. Bởi vậy có rất nhiều người Thái tới Mỹ lấy 2 bằng thạc sĩ. Và cũng không có quy định nào hạn chế mỗi người chỉ được có 1 bằng thạc sĩ luật cả.

Nhiều người bạn Trung Quốc của tôi nói rằng họ học JD chỉ vì cho rằng JD là bằng cấp quan trọng nhất trong đào tạo luật, hoặc họ muốn trải nghiệm luật sư ở Mỹ được đào tạo thế nào. Điều oái oăm là mặc dù học JD, 99% trong số họ xác định sẽ quay trở về Trung Quốc làm việc. Phải công nhận chính sách một con đã thể hiện được mặt tích cực của nó khi con một không phải lo lắng nhiều đến vấn đề kinh tế nữa.

Chọn trường nào để học

Không thể phủ nhận rằng tầm quan trọng của việc chọn một ngôi trường phù hợp với bản thân bạn. Hãy tham khảo các bảng xếp hạng, đi tham quan campus của trường và nếu có thể, hãy trò chuyện với những sinh viên đang học tại đây hoặc các cựu học sinh để hiểu rõ hơn về ngôi trường tương lai của mình. Và tốt nhất hãy chọn những trường tọa lạc tại bang mà bạn dự tính sẽ làm việc sau khi tốt nghiệp.

Đây là danh sách các trường top về ngành Luật

1. Đại học Yale: Theo tạp chí Princeton, đạt điểm số xuất sắc: 176/180 trong lần thi tuyển không có nghĩa là vào được Yale. Hàng năm, chỉ có khoảng 200 tân sinh viên lách qua khe cửa hẹp của ngôi trường này.

Nhiều nhân vật tài danh đã từng là sinh viên của Yale: Cựu Tổng thống Bill Clinton, Ngoại trưởng Hillary Rodham Clinton, Thẩm phán Tòa án Tối cao Hoa Kỳ Clarence Thomas.

2. Đại học Harvard: Nhắc đến Harvard, chẳng ai có thể nghi ngờ độ “hóc” của ngôi trường này. Tuy nhiên, nhất của ngành Luật chưa phải là thứ hạng dành cho Harvard. Đương kim tổng thống Mỹ Barack Obama và đệ nhất phu nhânMichelle Obama từng tốt nghiệp trường này… Liệu có thể khái quát một thực tế rằng, học Luật dễ làm Tổng thống không nhỉ?

3. Đại học Stanford: “Giang hồ đồn thổi” đã là sinh viên Stanford đồng nghĩa là có một công việc trong mơ. Đây cũng là ngôi trường có cảnh quan đẹp nhất nước Mỹ, cơ sở vật chất hàng đầu. Tuy nhiên, để ghi danh mình vào bảng thành tích của trường, bạn cần tốt nghiệp trung học (GPA) 3.9 (gần 9.0 ở Việt Nam) và điểm thi đại học cũng vào loại ngất ngưởng…

Anh hùng thành danh của nước Mỹ tốt nghiệp trường này phải kể đến: Cựu Tư pháp Tòa án tối cao Sandra Day O’Connor, cựu Ngoại trưởng Warren Christopher, và Thượng nghị sĩ Jeff Bingaman.

4. Đại học Columbia: Cơ hội tưởng như mở ra vô tận khi bạn vào học ở ngôi trường này. Được làm việc ở những công ty luật lớn, lương cao và tiếp cận với quyền lực tuyệt đối, bạn còn mơ ước gì nữa? Tuy nhiên, có thể bạn sẽ vấp phải khó khăn không hề nhỏ khi điểm tốt nghiệp phổ thông của bạn phải 3.9 tức là xấp xỉ 9,0 ở Việt Nam. Ngoài ra, Columbia có tiếng là ăn chơi, trường của con nhà giàu.

Nơi đây đã từng cho ra lò những tên tuổi đình đám: Cựu Tổng thống Theodore Roosevelt, con gái của cựu Tổng thống John F. Kennedy Caroline Kennedy, và nhà báo Cynthia McFadden.

5. Đại học Luật Chicago: Đây là ngôi trường đầu tiên ở Mỹ cấp bằng tiến sĩ ngành Luật. Cựu Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Ramsey Clark, người sáng lập của Tập đoàn Carlyle David Rubenstein, người sáng lập TMZ.Com Harvey Levin đã từng trải qua thời sinh viên dưới mái trường này.

6. Đại học Luật New York: Đây là trường luật lâu đời nhất ở thành phố New York, thành lập từ năm 1835. Ở đây đào tạo về luật thuế chặt chẽ nhất nước Mỹ.

Cựu sinh viên nổi tiếng tại mái trường này: John F. Kennedy, Chủ tịch và cựu Giám đốc điều hành của Sony Pictures Entertainment Peter Guber, và Chủ tịch hãng Paramount Pictures cũ Jonathan Dolgen .

7. Đại học Berkeley, California: Đầu vào dễ thở, cạnh tranh không đến mức quá khủng khiếp là những gì sinh viên tại trường chia sẻ. Một môi trường học tập thoải mái, thật sự lý tưởng. Vài tên tuổi nổi danh tại trường: luật sư nổi tiếng nước Mỹ Jesse Jackson, cựu Chủ tịch Nintendo Howard Lincoln.

8. Đại học Pennsylvania: Ngôi trường được thành lập từ năm 1790, dưới thời của George Washington. Học trò tài năng của Pennsylavania có: Đồng sáng lập Vault.com Sam Hamadeh, cựu CEO của AOL Time Warner Gerald Levin.

9. Đại học Michigan: Tỷ lệ thành công trong sự nghiệp của sinh viên khi theo học ngôi trường này lên tới 98%. Mức lương họ nhận được cũng rất hâu hĩnh, vào khoảng 125.000 đô la. Muốn vào học tại Michigan cũng không quá khó, chỉ cần điểm GPA 3.67 và điểm LSAT 168 là bạn có cơ hội chen chân. Chủ tịch ABC News David Westin, Giám đốc điều hành của Texas Rangers Chuck Greenberg, và cố vấn cao cấp của Tổng thống Obama Valerie Jarrett đã từng học tại đây.

10. Đại học Virginia: Ngôi trường được Thomas Jefferson xây dựng vào năm 1819, Đại học luật Virginia chấp nhận 20% tổng số thí sinh ứng tuyển vào trường. Đây là tỉ lệ tuyển sinh cao trong số 10 trường luật hàng đầu. Trường không nhận quà hiến tặng công cộng mà chủ yếu dựa vào quà tặng của cựu sinh viên.

Yêu cầu đầu vào

Bạn cần đạt đủ những điều kiện sau

- Bằng tốt nghiệp và học bạ của bậc học cao nhất

- Bảng điểm của bậc học hiện tại – nếu ứng viên đang là học sinh/ sinh viên

- Hộ chiếu hoặc giấy khai sinh

- 2 – 3 thư giới thiệu

- Chứng chỉ tiếng Anh, LSAT,SAT,GMAT, GRE (nếu có)

- Bài tự luận về bản thân (Personal Statement)

- Đơn xin theo học

- Đăng kí trên hệ thống Law School Data Assembly Service (LSDAS) , hầu như tất cả các trường ABA – trường luật được chấp nhận đều yêu cầu ứng viên đăng kí và hoàn tất đơn xin nhập học trên hệ thống.

- Phí xét hồ sơ

- Xác nhận số tiền trong tài khoản tiết kiệm.

Toàn bộ hồ sơ đều phải được dịch ra tiếng Anh khi nộp cho trường.


Người Philippines học tiếng Anh

Người Philippines học tiếng Anh

Người Philippines đã làm gì để đất nước trở thành "cường quốc tiếng Anh" của thế giới?

Sẽ rất bất ngờ khi nhiều người được biết rằng, sau khi giành được độc lập, nhiều người Philippines vẫn học tiếng Anh và cố giỏi với hy vọng ngày nào đó Philippines trở thành một bang của nước Mỹ.


Ảnh minh họa: Flickr: Davanitz // Creative Commons

Những con số ấn tượng về trình độ tiếng Anh của người Philippines

Năm 2013, Economist công bố danh sách những nước có trình độ tiếng Anh dùng trong công việc tốt nhất thế giới. Và thật đáng ngạc nhiên, Philippines đứng số 1 thế giới với điểm số 7,95, cao hơn cả một số nước có tiếng Anh là ngôn ngữ thứ nhất như Anh, Úc, Mỹ.

Cũng cần phải giải thích thêm rằng, tại các nước với tiếng Anh là ngôn ngữ thứ nhất, Economist chỉ kiểm tra đối với những người nhập cư không mang quốc tịch các nước này và không sinh ra ở đó.

Dù có thể ai đó tranh cãi về kết luận từ nghiên cứu của Economist, nhưng việc người Philippines nỗ lực học và giỏi tiếng Anh là điều không thể phủ nhận. Đối với nhiều tổ chức giảng dạy và nghiên cứu tiếng Anh lớn của thế giới như EF, Philippines được xếp hạng vượt hơn tất cả các nước châu Á và nhiều nước châu Âu.

Tổ chức ETS của Mỹ (Tổ chức đang quản lý kỳ thi TOEFL và TOEIC) thì liên tục xếp hạng Philippines là quốc gia nói tiếng Anh lớn thứ 5 trên thế giới. Trong các nghiên cứu của mình, ETS không tiếc lời khen ngợi âm chuẩn tiếng Anh của người Philippines rằng nó giống với âm của người nói tiếng Anh bản ngữ nhất, cách dùng từ sinh động, ngữ điệu và sắc thái nói tiếng Anh tự nhiên nhất.

Năm 2015, báo Japan Times của Nhật đăng tải bài viết về việc người Philippines đang thống trị các căn bếp toàn thế giới. Theo đó, bếp trưởng của những căn bếp sang trọng xa hoa nhất Trung Đông hay thậm chí là của gia đình Tổng thống Obama cũng như 3 đời Tổng thống Mỹ khác đều là người Philippines. 170 nghìn người Philippines đang làm việc trong các căn bếp trên các tàu viễn dương, tàu du lịch 5 sao, lâu đài của các ông hoàng Arab và Nhà Trắng.

Tính toàn bộ đất nước Philippines, hiện đang có 10% dân số tức khoảng hơn 9 triệu người Philippines đang làm việc ở nước ngoài và làm đủ mọi nghề, từ kỹ sư cho đến lập trình viên, giáo viên dậy tiếng Anh, hầu bàn… Suốt nhiều năm, kiều hối của Philippines luôn nằm trong top cao nhất của thế giới, lên đến 30 tỷ USD năm 2015.

Dù Mỹ vẫn nổi lên trên thế giới như một cường quốc giáo dục thì ở châu Á Thái Bình Dương, Philippines đã trở thành một điểm đến rất hấp dẫn trong những năm gần đây.


Điểm đến của sinh viên nhiều nước trên thế giới

Hyung-won là một sinh viên người Hàn Quốc chuẩn bị tốt nghiệp đại học. Tuy nhiên sau khi tốt nghiệp đại học vào năm tới, anh không có kể hoạch tìm việc làm ngay mà anh muốn trau dồi thêm tiếng Anh để có thể kiếm việc ở các tập đoàn nước ngoài.

Học tiếng Anh ở Hàn Quốc tốn quá nhiều chi phí mà không có hiệu quả, Hyung-won đang chuẩn bị hành lý để sang Philippines 1 năm. Anh cho biết việc sang Philippines đã trở thành một trào lưu ở Hàn Quốc.

Số liệu từ phía Philippines cho thấy, nếu như năm 2004 chỉ có 5.400 sinh viên Hàn Quốc theo học tiếng Anh tại Philippines, thì con số này đến năm 2005 đã lên đến 12.000 và đến năm 2012 là 24.000. Không chỉ các nước châu Á, Philippines còn đón rất nhiều sinh viên từ các nước xa xôi như Lybia, Brazil hay Nga.

Ai đó có thể nói rằng người Philippines có rất nhiều lợi thế liên quan đến lịch sử và sinh học trong việc học tiếng Anh. Thế nhưng nỗ lực của người Philippines trong việc đẩy nó lên thành một ngôn ngữ thứ hai không thể phủ nhận.

Tiếng Anh được người Mỹ đưa vào Philippines từ đầu thế kỷ 20. Dù tiếng Anh không phải ngôn ngữ chính thức của Philippines, tuy nhiên mấy chục năm dưới chế độ thuộc địa đã khiến nhiều người Philippines buộc phải nói tiếng Anh tốt.

Năm 1946, nước Mỹ đã ký hiệp ước trả tự do cho Philippines nhưng vẫn duy trì một số căn cứ quân sự ở đây. Dù người Mỹ đã ra đi, người Philippines vẫn giữ tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ Hai.

Nếu nói đến vấn đề ngôn ngữ, hẳn người Tây Ban Nha sẽ vô cùng ghen tỵ với người Mỹ.

Bởi dù đô hộ Philippines chưa đến 50 năm nhưng người Mỹ đã đưa được tiếng Anh thành ngôn ngữ chính thức và tiếng Anh còn được dùng mãi đến sau này. Còn với người Tây Ban Nha, họ "sở hữu" Phillippines đến 3 thế kỷ mà rất ít người Philippines nói tiếng Tây Ban Nha.

Lý do đơn giản là bởi người Mỹ khuyến khích người Philippines học tiếng Anh với mục đích kinh tế, chứ không cưỡng ép người Philippines thay đổi tôn giáo.

Nhiều người hẳn sẽ đặt câu hỏi: Vậy tại sao khi người Mỹ rời đi, người Philippines vẫn tiếp tục học và sử dụng tiếng Anh?

Theo nghiên cứu có tên “Global Issues in Language Education” công bố năm 1997 của tác giả Doray Espinosa thuộc Viện ngôn ngữ quốc tế Nhật, một lý do quan trọng khiến người Philippines vẫn tiếp tục học tiếng Anh sau khi người Mỹ ra đi chính là bởi họ tin một ngày nào đó, Philippines có thể trở thành bang thứ 51 của nước Mỹ.



Ở một đất nước tồn tại song song đến 8 ngôn ngữ chưa tính tiếng mẹ đẻ, việc duy trì được tiếng Anh không hề đơn giản. Ý thức được tầm quan trọng của tiếng Anh trong cuộc sống toàn cầu, các bậc cha mẹ người Philippines dạy con nói tiếng Anh từ khi còn rất nhỏ. Chính vì thế sẽ không có gì ngạc nhiên khi đến nước này, bạn sẽ bắt gặp nhiều đứa trẻ nói được tiếng Anh trước khi chúng đi học lớp 1.

Tiếng Anh được sử dụng làm ngôn ngữ giảng dạy chính thức cho tất cả các môn học từ tiểu học cho đến đại học, cao học, tiến sỹ. Trong mỗi gia đình, thường có ít nhất một trong hai bố mẹ nói cực tốt tiếng Anh. Tốt nghiệp đại học, cao học, tiến sỹ, sinh viên đều bắt buộc phải viết và bảo vệ luận văn bằng tiếng Anh.

Họ xem phim bằng tiếng Anh, giải trí bằng nhạc tiếng Anh, nói với nhau bằng tiếng Anh trong gia đình. Đến trước khi vào học tiểu học, phần lớn trẻ em Philippines đã có đủ vốn từ vựng về các bộ phận trên cơ thể, tên các loài động vật quen thuộc, các câu hỏi giao tiếp đơn giản, các cách chia động từ, các tính từ cơ bản…

Và quan trọng người Philippines luôn coi việc hiểu và nói được tiếng Anh như một điều tối thiểu, ai cũng phải làm được giống như việc nấu cơm dọn nhà. Điều đó càng tạo động lực để người người, nhà nhà ai cũng học tiếng Anh.

Một lý do khác giải thích cho sự phổ biến của tiếng Anh còn là bởi hiện tại ở Philippines có đến hơn 8 ngôn ngữ cùng tồn tại, chính vì vậy nếu không học tiếng Anh thì hoàn toàn có thể xảy ra tình trạng họ không hiểu đối phương nói gì khi họ du lịch đến một khu vực khác của đất nước.

Không chỉ sử dụng tốt tiếng Anh, người Philippines đã biến tiếng Anh thành một cỗ máy kiếm tiền khổng lồ mang lại nguồn lợi hàng chục tỷ USD cho đất nước. 

Sưu tầm

Hiểu thế nào về những lợi ích khi tham dự kì thi PSAT


1. Khái niệm PSAT:
PSAT (tên gọi đầy đủ là The Preliminary SAT/National Merit Scholarship Qualifying Test – PSAT/NMSQT) là một chương trình được hỗ trợ bởi hai tổ chức: College Board và National Merit Scholarship Corporation (NMSC). Đây là một kỳ thi đã được chuẩn hóa, nhằm cung cấp một phương tiện hàng đầu cho những học sinh chuẩn bị thi SAT. PSAT cũng tạo điều kiện cho học sinh có cơ hội tiếp cận các chương trình học bổng của NMSC cũng như mở rộng cánh cửa vào các trường đại học và định hướng nghề nghiệp.

Kỳ thi PSAT/NMSQT đánh giá các kỹ năng sau đây của học sinh:

* Critical reading skills (đọc hiểu);

* Math problem-solving skills (giải quyết vấn đề có vận dụng kiến thức toán); và

* Writing skills (viết).

Theo thống kê năm 2006 của College Board, một ủy ban tổ chức các kì thi SAT thì một học sinh thi PSAT 2 lần sẽ có điểm SAT trung bình cao hơn một học sinh không thi PSAT lần nào tới 243 điểm! đây là kì thi được đồng bảo trợ của College Board và National Merit Scholarship Corporation. Thông thường PSAT được tổ chức 2 lần vào tháng 10, một vào thứ 4, một vào thứ 7 trong cùng một tuần lễ. Phần lớn học sinh dự thi là lớp 11 và điểm tring bình của kỳ thi năm 2006 là 143 ( nhân cho 10 sẽ được điểm tương đương 1430 của SAT) với chi tiết điểm như sau: Đọc hiểu 48, Toán 49, Viết 46.

Điểm PSAT trung bình của học sinh lớp 10 là 128 với đọc hiểu 43, Toán 44, Viết 41. Thống kê không cho biết điểm của học sinh lớp 9 nhưng để có thể lấy con số trung bình dự đoán thì khoảng 113. Học sinh lớp 9, 10 thường chỉ lấy PSAT để thực tập và chuẩn bị cho kì thi SAT chính thức nhưng sẽ không được tính trong việc trao tặng Học bổng Tài năng Quốc gia (National Merit Scholarship).

2. Lý do học sinh nên  thi PSAT/NMSQT ( National Merit Scholarship Qualifying Test)

* Học sinh được đánh giá khách quan những điểm mạnh, yếu trong các kỹ năng cần thiết cho việc học tập ở bậc đại học sau này. Nhờ vậy, học sinh biết nên chuẩn bị thêm gì để khắc phục điểm yếu cũng như học gì để khai thác thế mạnh của mình.

* Xem xét năng lực của mình (qua bài thi kiểm tra chấp nhận học sinh vào học của các trường đại học – admission test) so với những người cùng nộp đơn khác.

* Có cơ hội tham dự những chương trình học bổng của NMSC (bắt đầu từ lớp 11).

* Chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng hơn sau này, SAT, mà hình thức thi và định hướng cũa những câu hỏi là hoàn toàn tương tự.

* Nhận thông tin từ trường đại học nếu học sinh chấp nhận dịch vụ của Student Search Service (check “Yes”).

3. Hình thức của bài thi PSAT?

a) Nội dung thi: 

- Bài thi PSAT được rút ra từ ngân hàng đề thi SAT và do vậy không khác gì nhiều so với SAT. Tuy nhiên, để phục vụ cho mục đích “chuẩn bị”, PSAT thường ngắn và dễ hơn SAT vì những câu hỏi khó trong để thi PSAT ít hơn. Chương trình thi của PSAT nhằm đo lường:

- Kỹ năng đọc hiểu ( Critical reading): học sinh thường phải đọc một đoạn văn rồi trả lời câu hỏi hoặc điền một chữ vào chỗ trống cho hợp ý nghĩa của câu.

- Kỹ năng giải quyết một bài toán: dựa trên đại số, số học, hình học, phân tích biểu đồ , xác suất, thống kê… Phần này đa số là những câu hỏi trắc nghiệm và một số nhỏ là trả lời bằng đáp số ( giống như toán đố nhưng không phải trình bày toán và lời giải).

- Kỹ năng viết: tìm lỗi ngữ pháp của một câu, cải tiền một câu sao cho tốt hơn, hiệu quả hơn và cuối cùng là cải tiến một đoạn văn (gồm nhiều câu).

Mỗi bài thi PSAT thường có điểm từ 20-80 cho mỗi môn ( trong khi SAT thường có điểm từ 200-800) và chia làm 5 bài thi nhỏ: Toán 2 bài, Đọc hiểu 2 bài và Viết 1 bài – mỗi bài dài 25 phút riêng bài Viết 30 phút.

b) Hình thức thi

Bài thi PSAT kéo dài trong 2 giờ 10 phút, bao gồm 5 phần:

– 2 phần về Đọc hiểu, mỗi phần dài 25 phút; gồm 48 câu hỏi trong đó 13 câu dạng sentence completion và 35 câu dạng critical reading

– 2 phần về Toán, mỗi phần dài 25 phút; gồm 38 câu hỏi trong đó 28 câu dạng multiple-choice math questions và 10 câu dạng grid-in (học sinh tự viết ra đáp án)

– 1 phần về Viết, dài 30 phút: gồm 38 câu hỏi trong đó 13 câu hỏi dạng identifying sentence errors , 20 câu hỏi dạng improving sentence và 5 câu hỏi dạng improving paragraph

c) Chuẩn bị

- Làm quen với những câu hỏi để không phải đọc lại trong phòng thi

- Thực hành nhiều chắc chắn điểm sẽ lên cao hơn

- Nên dành thời giờ ôn lại kiến thức cũ

- Theo những lời khuyên cho từng loại câu hỏi

- Chuẩn bị từ từ mỗi ngày một ít. Học mỗi ngày 1 giờ trong 10 ngày tốt hơn học ngày cuối cùng 10 giờ

4. Kết quả thi PSAT và ý nghĩa?

- Điểm các phần thi PSAT được cho trong thang điểm từ 20 (thấp nhất) đến 80 (cao nhất). Trong năm 2009, điểm thi PSAT trung bình của học sinh ở Mỹ (số liệu toàn quốc) là:

- * Lớp 11: Đọc hiểu (CR) 47, Toán (M) 48, Viết (W) 46

- * Lớp 10: Đọc hiểu (CR) 42, Toán (M) 43, Viết (W) 41

- Tổng điểm của ba phần thi gọi là Selection Index (CR + M + W). Selection Index sẽ có giá trị từ 60-240 điểm. Selection Index trung bình của học sinh lớp 11 ở Mỹ là 141. Chỉ những học sinh lớp 11 mới được xem xét Selection Index (như là một tiêu chuẩn tuyển chọn ban đầu) để đưa vào những chương trình học bổng của NMSC. Ngoài ra, trong kết quả thi PSAT cũng cho biết mức độ năng lực của học sinh so với những người cùng thi trong năm, thể hiện bằng con số % (percentile). Tùy vào học sinh lúc thi là lớp 10 hay 11 mà sẽ nhận được con số kết quả so sánhJunior Percentile (cho lớp 11) hay Somophore Percentile (lớp 10).

- Giả sử một học sinh lớp 11, nhận được kết quả thi PSAT, trong đó Junior Percentilelà 55%. Điều đó có nghĩa (trong kết quả thi đánh giá năng lực này) học sinh đó xếp trên 55% ứng viên cùng thi trong năm. Nếu hình dung có 100 người xếp thành một hàng từ kết quả thi thấp đến cao nhất, thì học sinh có kết quả 55% sẽ đứng ở vị trí thứ 56 (trên 55 người, và dưới 44 người).

Học bổng

Chương trình Học bổng tài năng quốc gia, các học bổng khác và các Đại học dùng PSAT để tìm kiếm những ứng viên cho chương trình của họ dựa theo điểm PSAT kể từ khi bắt đầu chương trình này vào năm 1955. Nếu một em học sinh thi PSAT nhiều lần thì chỉ có lần thi lớp 11 mới được tính cho học bổng. đã có những em thi PSAT lớp 9,10 nhưng lại không thi lớp 11, do vậy bỏ lỡ một cơ hội quý giá. Năm 2006 vừa qua, trong số 1,4 triệu học sinh dự thi PSAT trên toàn nước Mỹ thì khoảng 50,000 em có điểm PSAT cao nhất (200 điểm trở lên) đã được tuyển chọn vào vòng sơ tuyển. Qua đánh giá của một ủy ban, khoảng 16,000 học sinh được vào bán kết. Các em sau đó phải gửi luận văn, thư giới thiệu của thầy cô, học bạ, công tác thiện nguyện, điểm SAT và năng lực lãnh đạo tới cơ quan này. Cuộc chọn lọc đi tới giai đoạn chung kết với 15,000 học sinh và cuối cùng sĩ số học sinh được vinh dự trao tặng học bổng là 8,200 với số tiền học bổng là $2500 cho mỗi em. Tuy vậy, số tiền học bổng trên không thấm tháp gì với giá trị tinh thần của nó. Hầu như tất cả các học bổng giá trị khác đều căn cứ vào đây để thẩm định. Các học sinh đoạt học bổng PSAT sẽ được chào mời thực sự với những khoản học bổng hậu hĩnh gồm cả những học bổng toàn phần từ hết Đại học này đến Đại học khác. 

Dịch vụ Tìm kiếm học sinh Giỏi

Khi đi thi PSAT, nếu học sinh đánh dấu “v” vào phiếm trả lời cho phép tên mình được ghi danh vào danh sách tìm kiếm của các Đại học và học bổng ( Student Search service) thì đồng thời những thông tin khác như địa chỉ, ngành định học, Đại học định thi…sẽ được lưu trữ trong một cơ sở dữ liệu. Các đại học hay chương trình học bổng dùng cơ sở dữ liệu này để giúp họ săn tìm những ứng viên ưu tú. Thí dụ: một đại học nổi tiếng ở miền Đông vài năm qua thiếu sinh viên của miền Tây nên không đa dạng hóa được đối tượng sinh viên thế là họ nhờ College Board chọn lựa cho họ danh sách các học sinh California có điểm PSAT ở một mức nhất định theo yêu cầu nêu trên. Từ danh sách đó, trường sẽ gửi thư chào mời tới những học sinh xuất sắc này. Như vậy về phía học sinh, có một số điều đáng nhớ khi khi danh dự thi PSAT là:

· Có quyền đồng ý hay từ chối ghi tên vào cơ sở dữ liệu. Tuy nhiên nếu chấp thuận ( và điều này hữu ích hơn) thì học sinh hãy đánh dấu “v” vào.

· Các Đại học hay chương trình học bổng không nhận được chính xác điểm PSAT của học sinh vì họ thường chỉ yêu cầu một thang điểm nhất định. Thí dụ: họ yêu cầu “học sinh California có PSAT 190 trở lên” và như vậy các Đại học hay các học bổng chỉ biết học sinh đó có PSAT bằng hoặc lớn hơn 190 mà không biết con số chính xác. 

· Nhận được thư mời nộp đơn của một chương trình học bổng khác hay của một đại học nào đó không có nghĩa là đương nhiên được vào học Đại học hoặc nhận được học bổng đó. Thư mời chỉ có nghĩa là học sinh đó đang ở trong tầm nhắm của họ mà thôi. 

Tựu chung lại, khi tham dự một kì thi PSAT, học sinh không có gì mất ngoài lệ phí nhỏ. Đây là học bổng dửa trên tài năng nên rất có ích lợi cho con em học sinh những gia đình khá giả thường phải bỏ tiền túi ra để chi trả - một phần hay tất cả - cho phí tổn học hành. Các Đại học hay các chương trình học bổng thường tìm kiếm những tài năng này rất ráo riết với những mức học bổng cao. Phụ huynh nên khuyến khích con em dự thi PSAT ở nay năm học 9,10 và quan trong hơn cả là vào lớp 11. 

Sưu tầm và tổng hợp

Phần Lan hỗ trợ mạnh mẽ du học sinh

 Phần Lan hỗ trợ mạnh mẽ du học sinh

Theo đại sứ Phần Lan tại Việt Nam, số lượng du học sinh Việt Nam xếp thứ 3 tại nước này. 
Sáng 26-1, Liên minh ĐH Phần Lan (bao gồm ba trường: ĐH Turku, ĐH Tampere và ĐH Eastern Finland) và Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM) đã ký kết văn bản hợp tác toàn diện về đào tạo, nghiên cứu khoa học và trao đổi sinh viên.

* Xin hỏi ngài đại sứ, Chính phủ Phần Lan có chính sách hỗ trợ nào dành cho du học sinh hay không? Hiện lượng du học sinh Việt Nam tại Phần Lan nhiều không?

- Ông Similä Ilkka: Việt Nam và Phần Lan đã hợp tác với nhau trong lĩnh vực giáo dục, chính phủ điện tử, an ninh mạng đến ứng dụng thông tin và những giải pháp thông minh khác như các công nghệ hỗ trợ chăm sóc sức khỏe và học tập. Với lợi thế phát triển về giáo dục cũng như công nghệ thông tin và truyền thông, Phần Lan đang tích cực thúc đẩy hợp tác vào Việt Nam trên những lĩnh vực này.

Về hợp tác giáo dục, hiện nay đã có trên 500 sinh viên Việt Nam đang du học tại Phần Lan. Đa số học sinh Việt Nam đang theo học các ngành công nghệ thông tin và quản trị kinh doanh. Việt Nam có số lượng du học sinh nhiều thứ ba trong số các quốc gia có du học sinh tại Phần Lan.

* Hiện nay một số chính phủ đã hợp tác với chính phủ Việt Nam thành lập các trường ĐH tại Việt Nam. Chính phủ Phần Lan có kế hoạch nào xúc tiến việc này không thưa ông?

- Ông Similä Ilkka: Chính phủ Phần Lan tạo mọi điều kiện thuận lợi để các trường ĐH Phần Lan hợp tác với các trường ĐH và Chính phủ Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo cũng như thành lập Trường ĐH - Phần Lan ngay tại Việt Nam. Với cương vị của mình, tôi cam kết sẽ hỗ trợ hết mình. Tôi cũng hi vọng các trường ĐH và Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác này cũng như tiến tới thành lập trường ĐH giữa hai chính phủ.

* Phần Lan có chính sách học bổng, học phí và hỗ trợ dành cho du học sinh không?

- Ông Pasi Kaskinen: Dù Phần Lan ở Bắc Âu, khoảng cách về địa lý khá xa nhưng hiện có nhiều du học sinh đang học tại các trường ĐH ở đây. Từ trước đến nay, du học sinh học tập tại Phần Lan được chính phủ chúng tôi hỗ trợ hoàn toàn học phí và cấp học bổng bán phần. Ngoài ra du học sinh chỉ phải đóng 50% phí ăn, ở và đi lại, khám bệnh không tốn tiền.

Hiện Chính phủ Phần Lan đang xây dựng lại chính sách học phí và học bổng cho du học sinh. Theo đó, du học sinh có thể sẽ phải đóng học phí nhưng với mức khá thấp. Bên cạnh đó, chính sách học bổng cũng sẽ có điều chỉnh, dĩ nhiên học tốt sẽ được cấp học bổng toàn phần.

Chúng tôi hiện hợp tác với nhiều trường ĐH tại Việt Nam. Mục đích của chúng tôi không phải là kinh doanh. Chúng tôi muốn hợp tác với các trường ĐH uy tín tại Việt Nam để triển khai các chương trình đào tạo sau ĐH nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho việc phát triển của các bạn.

Sưu tầm

Cho con đi học ở Mỹ: giải thích thắc mắc và chia sẻ của phụ huynh

Cho con đi học ở Mỹ: giải thích thắc mắc và chia sẻ của phụ huynh
Xin chia sẻ một bài viết của một blogger về việc Du học cho con tại Mỹ. Hi vọng những chia sẻ thực tế này giúp quý phụ huynh lựa chọn được  lộ trình đúng đắn cho các con.

Tính đến năm 2015, Việt Nam là thị trường phát triển mạnh nhất trong lĩnh vực du học sinh đến Mỹ. Chính xác hơn là WENR (World Education News and Reviews), một tổ chức cung cấp thông tin về giáo dục quốc tế, dự đoán rằng Việt Nam là một trong bốn thị trường phát triển nhanh nhất về số lượng học sinh đi Mỹ học mà thế giới cần để ý trong vòng 3 năm tới, cho đến hết năm 2018. Đúng như thế đấy, bạn không nghe nhầm đâu.

Đầu thế kỷ 21, phong trào du học nước ngoài ở Việt Nam là đi Singapore, Úc, Pháp, Mỹ, hoặc Phần Lan, chẳng hạn, để học đại học. Trong khoảng 5 năm qua, trào lưu mới hơn nữa là cho con đi học ở Mỹ bắt đầu từ bậc trung học trở lên.

Tôi đã nhiều lần nhận được các câu hỏi của bạn bè ở Việt Nam về những chi tiết liên quan đến việc cho con đi Mỹ học trung học. Trong lúc họ rất nhạy cảm về vấn đề chi phí, họ còn quan tâm hơn đến những vấn đề liên quan đến cuộc sống Mỹ mà có thể ảnh hưởng tới việc học và sinh hoạt của con họ, cũng như liệu sự đầu tư của họ có mang lại kết quả như mong muốn hay không. Tóm lại, họ ước muốn có được sự hiểu biết tốt hơn về đời sống ở Mỹ để có thể đưa ra quyết định tốt nhất về tương lai của con mình.

Để trả lời các câu hỏi của họ, tôi quyết định tư vấn 2 người gọi là ‘chuyên gia’ về chuyện này, vì họ đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc nuôi sinh viên Việt Nam du học tại Mỹ trong nhà mình. Đó là chị Hoàng Phương Nhung và chồng là Glen Tatum, một người Mỹ da trắng. Cần nói rõ chuyện “người Mỹ da trắng” – có nghĩa là người bản xứ, và tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ của họ, bởi vì chị Nhung cũng là người mang quốc tịch Mỹ nhưng tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ của chị. Do đó, hoàn cảnh gia đình chị có phần đặc biệt vì pha trộn cả văn hóa Việt Nam và văn hóa bản xứ – có nghĩa là văn hóa Mỹ. Vì vậy mà tôi đặt ra cho chị một số câu hỏi về gia đình bản xứ.

Bài viết sau không phải là để đưa ra các con số thống kê mà là những chia sẻ trực tiếp về một mảng lớn những gì du học sinh Việt Nam sẽ trải qua trong cuộc sống hàng ngày ở Mỹ, những thông tin thuộc loại đáng tin cậy nhất mà cha mẹ ở Việt Nam có thể hy vọng tìm kiếm được. Mời các bạn theo dõi cuộc trao đổi.

Câu hỏi đầu tiên và khó quyết định nhất đối với cha mẹ trong việc gởi con đi học ở Mỹ có lẽ là: cho cháu đi học từ cấp 3 hay đi học đại học. Chị thấy thế nào?

Tốt nhất là cho các cháu đi du học từ cấp 3, có điều kiện thì đi từ lớp 10, nếu không có điều kiện thì đi từ lớp 11 hoặc trễ nhất là 12. Không nên cho các cháu đi học sau khi tốt nghiệp 12. Lý do: Khi tốt nghiệp cấp 3 ở Mỹ, các cháu sẽ không phải mất 1 năm học ESL khi vô đại học. Tất cả sinh viên du học trình độ đại học từ các nuớc Anh Văn không phải là ngôn ngữ mẹ đẻ đều phải qua 1 năm học ESL. Thay vì học 1 năm ESL ở Mỹ thì chúng ta để học phí đó cho các cháu học lớp 12 ở Mỹ, thứ nhất vừa cầm đuợc tấm bằng highschool ở Mỹ, thứ hai các cháu có 1 năm kinh nghiệm với việc học lẫn kinh nghiệm sống ở Mỹ.

Học highschool ở Mỹ sẽ giúp các cháu có điều kiện làm quen với cách học, sự tự lập ở Mỹ và được tư vấn chọn trường nào mình thích. Từ năm 11 các trường đã cho các cháu đi college fair và sắp xếp các cuộc thi SAT hoặc ACT chuẩn bị vào đại học. Những năm học highschool ở Mỹ sẽ giúp các cháu quen môi trường học và hội nhập môi trường đại học nhanh hơn.

Có 1 số tiểu bang khi các cháu tốt nghiệp highschool ở Mỹ, các cháu học college sẽ được huởng tiêu chuẩn học phí in-state (chỉ áp dụng cho college thôi, không phải university), ít nhiều cũng tiết kiệm chút đỉnh về tài chánh.

Ngoài ra, vấn đề mấu chốt là đi du học trung học mức độ phỏng vấn sẽ dễ dàng hơn là phỏng vấn đi học đại học.

Tuy nhiên theo kinh nghiệm của chị, việc chọn lựa cho con đi học từ lớp 10, 11 hay 12 còn nên tùy thuộc vào yếu tố nào khác hay không như hoàn cảnh tâm lý, tính tình, trình độ nhận thức hoặc trình độ học vấn của từng cháu, hay chỉ hoàn toàn là vấn đề tài chính?

Chắc chắn tài chánh không là lý do duy nhất để các bậc cha mẹ có sự lựa chọn cho con đi học lớp 10, 11 hay 12. Về tâm lý, các bậc cha mẹ nên xem thử con mình sẽ có thể tự tin hội nhập vào môi trường giáo dục của Mỹ chưa. Từ một đứa bé được lo lắng từng ly từng tí trong gia đình, bỗng dưng qua môi trường này các cháu phải tự lập mọi thứ.

Về tính tình thì tuổi teen gần như 95% là dễ nổi loạn, nhất là con trai, cứ thích làm theo ý mình. Tính tình thì chắc chắn cha mẹ sẽ là người hiểu rõ con mình có thể ở chung với người lạ được không. Tuy nhiên nếu cha mẹ nào có con nhút nhát thì đừng quá lo sợ – chính môi trường học tập ở Mỹ sẽ giúp các cháu khắc phục được sự nhút nhát của mình. Tính tự lập trong việc học, sự thân thiện của thầy cô giáo và bạn bè sẽ khiến cho các cháu tự tin hơn.

Về trình độ nhận thức của các cháu thì cần tìm hiểu xem các cháu qua đây vì thích học hay vì thích Mỹ – điều này rất quan trọng bởi rất nhiều học sinh qua đây vì ham vui hơn là ham học hoặc vì muốn thoát ra sự kềm cặp của gia đình.

Về trình độ học vấn thì tôi nghĩ các cháu cần có một nền tảng tiếng Anh nhất định nếu muốn cho các cháu đi học. Tuy nhiên các bậc cha mẹ cũng đừng nên quá lo lắng khi các cháu chưa nghe nói giỏi lắm vì tuổi teen vẫn còn có thể hòa nhập ngôn ngữ nhanh. Nếu các cháu có vốn từ và ít nhiều kiến thức ngữ pháp căn bản thì sau 1 năm việc giao tiếp của các cháu không còn là vấn đề.

Làm sao để quyết định chọn trường nào cho con mình đi học?

Chọn trường nào thì tùy hoàn cảnh gia đình – có bà con hay bạn bè ở đâu thì chọn trường ở đó. Trung học chỉ là nền tảng căn bản cho các cháu học cấp 3, sau đó các cháu sẽ có thời gian tự lựa chọn cho mình trường nào để học đại học tùy theo tài chánh của gia đình và sức học của cháu. Nếu cho các cháu vào môi trường gia đình bản xứ nhận nuôi (hosting family) thì càng tốt, đây chính là môi trường cho các cháu học văn hóa Mỹ và trưởng thành nhân cách của mình. Các cháu qua đây chỉ được học trường tư, không được học trường công. Nếu các bạn có nghe ai “rủ rê” xin visa trường tư qua đây học trường công để khỏi tốn tiền thì mình xin các bạn KHÔNG nên nghe theo. Điều này phạm luật của Mỹ và tuơng lai của các cháu sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Mình có biết một trường hợp xin visa vào trường tư nhưng qua đây học trường công (miễn phí), hè về VN chơi qua lại khi visa vẫn còn hạn, đến lúc nhập cảnh bị giữ lại và đưa ra tòa để đuổi về VN.

Việc ở với bà con, hay bạn bè của cha mẹ, hay ở với gia đình bản xứ nhận nuôi (host family) có gì khác biệt? Chị có so sánh gì có thể chia sẻ với các cha mẹ không?

Sự khác biệt đầu tiên giữa gia đình bản xứ và bà con hay bạn bè của cha mẹ là ngôn ngữ. Sống với bà con và bạn bè của cha mẹ thì nói được ngôn ngữ mẹ đẻ, được ăn món Việt và kỷ luật tương đối không khắt khe như gia đình bản xứ. Sự tự lập khi sống ở gia đình bản xứ là một yêu cầu rất cao và cơ hội học hỏi văn hóa, ngôn ngữ cũng rất tốt khi con bạn sống chung với gia đình người bản xứ. Các cháu hơi bị thiệt thòi trong phần ẩm thức, các cháu phải bỏ ngay thói quen ăn đồ ăn Việt để ăn các món Mỹ. Gia đình bản xứ nhận nuôi (hosting family) của các trường tư thì đa phần toàn là gia đình có đạo và nhà trường chọn lọc rất kỹ, từ sinh hoạt đến công ăn việc làm và đạo đức để cho phép họ nuôi du học sinh. Chỉ có điều các cháu sẽ phải vô 1 khuôn khổ nhất định như kỷ luật giờ giấc – điều này thì tốt cho các cháu. Gia đình bản xứ nhận nuôi đa phần sẽ lo chuyện đưa đón con mình đi học.

Cách dạy con của người Mỹ và người Việt Nam nói chung là rất khác nhau. Thực tế cuộc sống ở Mỹ mà các học sinh sẽ phải đối phó sẽ gây sốc cho chúng thời gian đầu ở đây. Cha mẹ ở Việt Nam có nên chuẩn bị cho con mình trước? 

Ngôn ngữ và văn hóa là hai vấn đề chính cần quan tâm. Vì vậy nên việc cho các cháu qua đây lớp 10 hay 11 sẽ giải quyết được vấn đề này. Một vấn đề khác mà các bậc cha mẹ nên nhìn nhận kỹ hơn, đa phần các cháu bên VN đều được cưng chiều và lo lắng từng li từng tí. Qua đây các cháu phải tự lập từ đầu đến cuối, các cháu sẽ không quen những việc này.

Cha mẹ VN có một thói quen là lúc nào cũng cho rằng con mình còn nhỏ, cần được lo lắng và chăm sóc từng chút một. Cha mẹ Mỹ họ lo cho con không thua người VN chúng ta nhưng họ vẫn để cho các cháu tự lập, chịu trách nhiệm với những việc làm của mình. Từ 15 tuổi trở đi, các cháu đa phần tìm cho mình một việc làm bán thời gian cho dù gia đình cha mẹ rất giàu có. Cha mẹ VN thường sợ con mình khổ nên không dám cho ra ngoài xã hội. Đây là 2 điểm khác biệt của cha mẹ Mỹ và cha mẹ VN.

Các bậc cha mẹ nên chuẩn bị tâm lý con mình sẽ phải đối diện với nhiều thay đổi ở môi trường mới – các cháu sẽ dễ bị sốc trong thời gian đầu. Việc cha mẹ nói chuyện với con hàng ngày an ủi khuyên nhủ là điều rất cần thiết, động viên và an ủi các cháu – từ sinh hoạt đến ăn uống và học hành. Tất cả đều không thể như khi các cháu còn ở nhà với mình. Thật ra giai đoạn này không phải chỉ các cháu bị sốc mà cả cha mẹ cũng vậy, phần nhớ con phần lo cho con nên đôi khi cha mẹ hay có suy nghĩ tiêu cực và cho rằng mình đã sai khi cho con đi học. Ông bà ta có câu “đi một ngày đàng, học một sàng khôn.” Điều này hoàn toàn không sai khi các cháu có cơ hội học tập và sinh sống ở đất nước có nền giáo dục hàng đầu thế giới. Hãy chuẩn bị tâm lý cho cả bản thân để cùng con mình vuợt qua giai đoạn đầu này.

Hãy dành cho các cháu 1 năm tự lo cho mình trong sinh hoạt hàng ngày trước khi cho các cháu đi học là điều rất cần thiết. Các bậc phụ huynh nên chia sẻ với các cháu về môi trường sinh hoạt mới – ở nhà cha mẹ chiều con nhưng qua Mỹ học thì không ai chiều chuộng mình, mỗi gia đình có những kỷ luật riêng.

Không phải học sinh nào qua Mỹ học cũng là do ý thích của bản thân chúng. Trong nhiều trường hợp, ý muốn đi học ở Mỹ là của cha mẹ và họ phần nào thuyết phục con mình thực hiện điều này. Chị đã đối phó với trường hợp như thế này chưa và kinh nghiệm đó ra sao?

Theo kinh nghiệm bản thân của tôi thì tôi nhận thấy ngoài việc các cháu ham muốn đi du học thật sự còn có 3 kiểu đi du học khác: đi du học theo phong trào nghĩa là bạn bè đi thì ham vui đi theo, đi du học vì bị cha mẹ ép buộc (với nhiều lý do), thứ 3 là đi du học vì muốn được thoát ra khỏi sự kèm kẹp của gia đình. Tôi đã từng gặp cả 3 trường hợp này – chỉ cần sau 1 tháng ở với chúng tôi là chúng tôi nhìn ra đuợc lý do vì sao các cháu đi học.

Chị hỏi tôi đối phó thế nào trong 3 trường hợp này? Tùy cơ ứng biến, vừa đánh vừa xoa và nói chuyện với gia đình ở VN để cha mẹ cùng mình khuyên nhủ các cháu. May mắn thay đến bây giờ chưa cháu nào bỏ cuộc hay hư hỏng. Các bậc cha mẹ nên tìm hiểu xem con mình có thật sự muốn đi học hay không để đừng phí phạm tiền bạc trong việc cho các cháu qua đây. Cha mẹ nên tìm hiểu kỹ các cháu muốn đi du học là thật sự để học hay chỉ là để thoát ra khỏi sự quản lý của gia đình.

Các chi tiết về chi phí cho việc học, việc ăn ở cụ thể như thế nào, xin chị cho biết?

Bảo hiểm du học sinh khoảng $50 – $100/tháng. Học phí highschool – from $11K to $16K tùy trường. Theo kinh nghiệm thì chi phí cho 1 năm học trung học khoảng $20K/năm luôn chuyện ăn ở – chưa tính chi phí cá nhân. Đó là chi phí ở các tiểu bang vùng Trung Tây (midwest), theo mình nghe một số bạn bè thì bên California đắt hơn.

Để có thêm thông tin cho các bậc phụ huynh trong việc chuẩn bị tài chánh cho con mình đi du học, tôi liệt kê những con số căn bản.

Highschool: $20K/năm
College: 2 năm đầu – $25K/năm
University: 2 năm cuối – $35K/năm

Con số này có thể thay đổi theo tiểu bang và tùy trường học. Đây chỉ là chi phí ở một trường tương đối, có trường cao hơn rất nhiều. Một lời khuyên chân thành cho các bậc phụ huynh: nếu thật sự bạn có khả năng thì hãy cho con đi, đừng hi vọng rằng con mình sẽ tìm được học bổng hay đi làm để kiếm thêm tiền học. Các cháu vẫn phải đi làm để tích lũy kinh nghiệm và thêm chút tiền xài vặt, bởi theo luật các cháu không thể đi làm như người thường trú. Học bổng không phải dễ tìm và việc làm cũng không phải dễ kiếm, mà nếu có việc thì không phải nhiều tiền vì luật ở đây du học sinh chỉ được đi làm work study khi vô đại học, 20 giờ/tuần. Bạn thử làm bài toán, $8/giờ, sau khi trừ thuế đem về $5/giờ, bạn nghĩ con bạn kiếm được bao nhiêu? Nếu không có khả năng đừng nên đưa con đi vì chẳng khác gì đem con bỏ chợ và cơ hội bạn mất con rất cao.

Chị sống ở một thành phố nhỏ ở miền Trung Tây (midwest) dân số trên dưới 100 ngàn người? Chắc chắn cuộc sống sẽ khác hẳn các thành phố lớn mấy triệu dân trở lên. Chị vui lòng kể về sinh hoạt ở thành phố của chị với các cháu mà chị nuôi (host). Quan điểm của chị về các trường tư ở đây như thế nào?

Dân số ở Omaha khoảng trên duới 500 ngàn dân, chẳng thấm vào đâu so với Dallas, Houston hay Santa Ana nhưng tất cả những điều kiện tiện nghi cho việc học và mọi sinh hoạt thì rất đầy đủ, không khác gì các thành phố lớn. Vô trường tư các cháu phải học môn Bible (kinh thánh) vì trường tư là trường công giáo. Nếu gia đình mình là Phật Giáo thì không sao, cứ để các cháu học, mình đừng đặt nặng điểm môn này, A hay C không là vấn đề vì nó không phải là môn xét tuyển vô đại học.

Trường tư quản lý rất kỹ. Sĩ số học sinh không đông nên các thầy cô giáo nắm rõ tính tình của từng em một. Chỉ cần 8:10 sáng con bạn không vào lớp là cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ nhận được điện thoại của trường liền. Mỗi trường có một giáo viên phụ trách du học sinh. Hàng tuần đều có một bữa ăn trưa cho các du học sinh cùng cô giáo quản lý – cô giáo thăm hỏi và lắng nghe từng ý kiến của các cháu để tạo điều kiện tốt hơn cho các cháu học tập. Khi vô đến trường các cháu không được phép nói ngôn ngữ mẹ đẻ, phải nói bằng tiếng Anh, nếu vi phạm sẽ bị bắt vào trường học thêm 2 tiếng vào ngày thứ bảy. Học sinh trường tư “hiền” hơn trường công, đây là điểm lợi cho du học sinh bởi nếu con bạn vào trường công học, gặp những trường có nhiều học sinh cá biệt, con bạn làm một điều gì hơi khác thường thì sẽ bị trêu chọc trước bao nhiêu học sinh khác, điều này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý các cháu.

Tôi cũng cho rằng nên cho các cháu ở vùng nào ít người VN thì càng tốt.

Xin nói rõ hơn tại sao chị bảo nên chọn vùng ít người Việt sinh sống?

Điều khác biệt đầu tiên là sự bình an vì đa phần tiểu bang nào ít người Việt sinh sống thường là những tiểu bang “heo hút” hay còn được gọi là “khỉ ho cò gáy” – chẳng hạn như tiểu bang Nebraska tôi đang ở. Chắc chắn rằng ở thành phố ít người thì mức độ tội phạm sẽ không cao bằng ở nơi đông đúc. Lý do thứ hai là các cháu sẽ phải tiếp xúc với người Mỹ nhiều và tiếng Anh sẽ được tiến bộ nhanh hơn. Tôi không hề có ý là những vùng nhiều người Việt sẽ không tốt cho các cháu trong việc du học mà chỉ cảm nhận rằng nếu giảm được 1 câu tiếng Việt, con bạn sẽ tiến bộ được 1 câu tiếng Anh. Các phụ huynh cũng đừng quá lo khi các cháu không ở gần người Việt. Các cháu qua đây khi đã 14 hoặc 15, tiếng Việt chắc chắn đã giỏi và mỗi ngày đều nói chuyện với cha mẹ, tiếng Việt không bao giờ bị mai một.

Sưu tầm