'Cho mang bài về nhà, sinh viên Harvard cũng không gian lận'. Là sự thật???

'Cho mang bài về nhà, sinh viên Harvard cũng không gian lận'. Là sự thật???
Theo ông Nguyễn Tuấn Hải, ở các nước phương Tây, học sinh không gian lận thi cử vì danh dự cá nhân và họ tin làm sai sẽ bị trừng phạt.
Theo Tôn Hà Anh – học sinh Đại học Harvard - và ông Nguyễn Tuấn Hải - nhà sáng lập Eton Grammar School - một trong những khác biệt của sinh viên Việt Nam với bạn trẻ ở các nước tiên tiến là sự trung thực trong giáo dục.
'Cho mang bài về nhà, sinh viên Harvard cũng không gian lận'
Sinh viên Đại học Harvard Mỹ. Ảnh: Harvard.
Sự thật
Là người trải qua hai môi trường giáo dục Việt Nam và Mỹ, Hà Anh chia sẻ: Ở Mỹ, học sinh các trường đều cố gắng không gian lận trong học tập, riêng Harvard đã nâng lên tầm cao hơn. Slogan của trường có hai chữ “sự thật”.
Theo Hà Anh, học sinh không được phép chép bài, đề cương của nhau. Thậm chí, trong khi nghiên cứu, học sinh Mỹ không cầm sách tham khảo để "xào".
Nữ sinh Harvard kể lại, sau khi học xong lớp 11 THPT Hà Nội - Amsterdam, cô sang Mỹ học tiếp cấp ba. Trong giờ thí nghiệm Vật lý, thông thường, học sinh Việt Nam sẽ mở sách để xem phần lý thuyết, sau đó thực hành. Hà Anh làm như vậy và bị một người bạn Mỹ nhắc nhở: Đó là sự gian lận.
Nữ sinh rất ngạc nhiên khi trong giờ kiểm tra, thầy cô ra ngoài còn học sinh nghiêm túc làm bài, không ai "quay cop". Thậm chí, giáo viên còn thoải mái cho học sinh mang bài kiểm tra về nhà làm. Trường học coi trung thực trong thi cử là danh dự phải được tôn trọng.
Đăng Quang, sinh viên năm thứ ba tại Hoa Kỳ, từng học phổ thông tại Singapore, chia sẻ, môi trường giáo dục của Singapore luôn đề cao tinh thần tự giác. Học sinh kém cũng không gian lận. Có lần, nam sinh hỏi người bạn: “Tại sao lại không mở sách ra khi có cơ hội?”, cậu nhận được câu trả lời ngắn gọn: “Điều đó không đúng”.
Đăng Quang khẳng định, ở Singapore đúng và sai luôn rõ ràng. Chia sẻ vấn đề này, ông Tuấn Hải cho rằng, nhiều nước châu Á khác có sự "xáo trộn" trong cách tiếp cận sự thật. Đúng và sai có thể đảo ngược bằng tiêu cực, cụ thể là bằng tiền.
Theo người sáng lập Eton Grammar School, ở nhiều nước phương Tây, học sinh không gian lận vì danh dự cá nhân và họ tin làm sai sẽ bị trừng phạt. Điều này thấm nhuần trong tư tưởng các em như một "nguyên tắc vàng".
Ông Hải đánh giá, sự thật trong học thuật phải được đề cao, nhưng rất tiếc giáo dục Việt Nam không làm được từ cái gốc này. Ông cũng dẫn ví dụ cách giáo dục của một quốc gia khác là Israel. Họ luôn chú trọng dạy con những điều “không được phép làm” hơn những gì “được làm”.
'Cho mang bài về nhà, sinh viên Harvard cũng không gian lận'
Tôn Hà Anh chia sẻ các câu chuyện giáo dục qua lăng kính Harvard.
Điều vĩ đại từ trăn trở cuộc sống
Bàn luận về mối quan hệ của giáo sư và học sinh, ông Nguyễn Tuấn Hải nêu quan điểm, khi nào thầy cô còn là thế lực thì môi trường giáo dục không ổn. Ở Mỹ hay Singapore, giáo sư luôn mong muốn sinh viên dành thời gian cho vấn đề trước khi trao đổi. Sự hỗ trợ của người thầy chỉ mang tính chất gợi ý, tạo cảm hứng.
Ở Harvard, giáo sư và sinh viên đều không mang theo sứ mệnh thay đổi toàn diện thế giới. Họ chỉ cố gắng thay đổi một vài trong số hàng trăm nghìn vấn đề của xã hội, điều đó cũng đủ để giúp số đông.
Hà Anh kể lại, một giáo sư người Mỹ đã nghiên cứu ra tế bào gốc chữa bệnh đái tháo đường type 1, đang thí nghiệm trên chuột và dự định được ứng dụng vào năm 2017. Nghiên cứu xuất phát từ sự trăn trở cả cuộc đời ông, khi con trai bị mắc căn bệnh này và cuối cùng đã thành công.
Cũng giống như Mark Zuckerberg, ông chủ của Facebook chưa từng nghĩ sẽ tạo ra một mạng xã hội to lớn để kết nối cả thế giới. Ban đầu, Mark chỉ có ý định mở mạng xã hội để kết nối sinh viên khóa trên và khóa dưới khi ở trong ký túc xá của Đại học Harvard.
Những ý tưởng thiết thực từ trăn trở cuộc sống luôn giúp họ tạo nên những điều vĩ đại. Hà Anh cho biết, tại Harvard, nếu sinh viên có ý tưởng và kế hoạch thực hiện, nhà trường sẽ tìm mọi cách để giúp giải quyết vấn đề.
(Sưu tầm)

Thay đổi tiêu chí tuyển sinh tại Harvard

Thay đổi tiêu chí tuyển sinh tại Harvard
Trường Sư phạm Đại học Harvard thay đổi tiêu chí tuyển sinh, đề cao yếu tố đạo đức và sự đóng góp đối với cộng đồng, nhằm hỗ trợ tốt nhất cho thí sinh xuất thân từ gia đình nghèo.
Harvard là một trong những trường tuyển sinh khắt khe nhất với tỷ lệ trúng tuyển chỉ ở mức 5,8%. Ảnh: Getty Images.
Harvard là một trong những trường tuyển sinh khắt khe nhất với tỷ lệ trúng tuyển chỉ ở mức 5,8%. Ảnh: Getty Images.
Trường Sư phạm sau đại học của Đại học Harvard tuyên bố sẽ thay đổi tiêu chí tuyển sinh bắt đầu từ năm học tới, Business Insider cho hay.
Tiêu chí mới giảm bớt ưu thế của những sinh viên có điều kiện kinh tế khá giả. Trường cũng đưa ra ba đề nghị giúp học sinh chuẩn bị tốt nhất cho mùa tuyển sinh tiếp theo.
Thứ nhất, thí sinh nên tích cực hỗ trợ người khác, đóng góp cho các dịch vụ cộng đồng, mang lại lợi ích thiết thực cho xã hội.
Thứ hai, trường sẽ tiến hành tuyển chọn dựa trên yếu tố đạo đức, đóng góp của họ đối với người khác ở mức độ gia đình, xã hội về vấn đề sắc tộc, văn hóa và giai cấp.
Thứ ba, Harvard định nghĩa thành tích theo cách khác, tạo sân chơi bình đẳng hơn đối với sinh viên có điều kiện kinh tế khác nhau đồng thời giảm áp lực thành tích.
Đại học Harvard thay đổi tiêu chí tuyển sinh
Sinh viên nghèo chiếm tỷ lệ rất nhỏ tại các trường đại học danh tiếng ở Mỹ. Ảnh:Facebook.
Nhiều năm qua, các đại học ở Mỹ nỗ lực tiến hành nhiều biện pháp để đa dạng hóa thành phần sinh viên. Tuy nhiên, theo Inside Higher Ed, những thí sinh xuất thân từ gia đình nghèo vẫn chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ tại các trường danh tiếng.
Thông thường, các trường tuyển sinh dựa trên điểm thi, chương trình AP (lớp nâng cao) và IB (tú tài quốc tế) nhưng không chú trọng các yếu tố bên ngoài chương trình học. Điều này khiến học sinh nghèo thiệt thòi.
Lãnh đạo Đại học Harvard cho rằng, yếu tố cộng đồng, dù đó là việc tham gia một dự án dịch vụ xã hội hay đơn giản chỉ là hoạt động hỗ trợ gia đình, nên được đề cao hơn trong quá trình xét tuyển.
Với tiêu chí tuyển sinh mới, trường tạo cho thí sinh cơ hội rõ ràng để trình bày đóng góp của họ đối với xã hội trong hồ sơ ứng tuyển. Nó giúp học sinh nghèo có thêm ưu thế trong hoàn cảnh họ không có tiền để tham gia các hoạt động thể thao hay du lịch nước ngoài - những điểm cộng trong mắt cán bộ tuyển sinh tại trường uy tín.
Trong thông báo chính thức, Harvard cũng lưu ý, những đóng góp của học sinh cần có ý nghĩa thực sự và được duy trì thường xuyên, chứ không phải hoạt động mà họ tham gia chỉ để tăng cơ hội trúng tuyển đại học.
Harvard thừa nhận phòng tuyển sinh của trường không có khả năng để xem xét hết tiêu chí mới trong quá trình đánh giá hồ sơ, nhưng họ hy vọng nó sẽ "tạo ra sự cân bằng lành mạnh hơn trong giới trẻ, giữa việc đầu tư cho bản thân và quan tâm đến những người xung quanh cũng như thế giới".
Đại học Harvard là trường hàng đầu thế giới. Để được học tại đây, thí sinh phải trải qua quá trình sàng lọc gắt gao, vượt qua vòng tuyển chọn do 6 giáo sư phụ trách. Tỷ lệ trúng tuyển của trường chỉ ở mức 5,8% và phần lớn sinh viên có điều kiện kinh tế tốt.
Tiêu chí tuyển sinh mới không tăng tỷ lệ trúng tuyển nhưng sẽ góp phần đa dạng hóa thành phần sinh viên của trường. Đây cũng là sự hỗ trợ của Harvard dành cho những thí sinh xuất thân từ gia đình nghèo

Nữ sinh 9X hát hay lại giành được học bổng 2 trường Đại học tại Mỹ

Nữ sinh 9X hát hay lại giành được học bổng 2 trường Đại học tại Mỹ
Bên cạnh việc giành những học bổng danh giá tại Mỹ, Vân Anh cũng là cô gái đa tài khi nhận nhiều giải thưởng về giọng hát và biết chơi 4 loại nhạc cụ.
Đỗ Vân Anh (sinh viên ngành Kế toán, Đại học Suffolk, Boston, Mỹ) được nhiều người biết đến hơn khi vào top 5, cuộc thi Miss du học sinh Việt 2015.
Không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ ngoài xinh đẹp, cô gái Hà thành sinh năm 1995 còn sở hữu nhiều thành tích nổi bật tại các hoạt động văn nghệ thủ đô từ những năm 2004-2006, cùng một số danh hiệu trong quá trình học tập tại nước ngoài.
 Đỗ Vân Anh sở hữu khuôn mặt xinh đẹp và nhiều thành tích học tập nổi bật.
Đỗ Vân Anh sở hữu khuôn mặt xinh đẹp và nhiều thành tích học tập nổi bật.
Đi du học để được gần chị gái
Năm lớp 8, Vân Anh gặp phải cú sốc lớn khi mẹ qua đời vì ung thư. Thời gian này, chị gái cô cũng đi du học ở nước ngoài.
Nỗi đau khiến nữ sinh ấp ủ ý định sang Mỹ để được sống gần người thân. Với mục tiêu này, năm lớp 11, Vân Anh quyết tâm giành được học bổng và bắt đầu quá trình sinh sống xa nhà
Ở miền đất mới cùng cách giảng dạy và phương pháp học tập khác biệt, nữ sinh ban đầu khá bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn.
Tại Mỹ, chương trình học yêu cầu sinh viên đọc trước tài liệu. Giờ lên lớp, giảng viên sẽ không dạy kiến thức, thay vào đó là tập trung thảo luận.
Tuy nhiên, nhờ học trường quốc tế từ nhỏ và được sự giúp đỡ của chị, 9X nhanh chóng thích nghi với môi trường nước ngoài.
"Mỗi khi học tập căng thẳng, mình thường dành thời gian chơi đàn piano, guitar, ukulele, đàn tranh để thư giãn. Hầu hết các loại đàn mình tự học trên mạng, trừ đàn tranh là được đào tạo bài bản.
Việc biết chơi nhiều nhạc cụ đem lại cho mình lợi thế trong việc giao tiếp, kết bạn và giải tỏa nỗi buồn mỗi khi phải ở nhà một mình" - Vân Anh chia sẻ.
Chia sẻ về bí quyết giành những học bổng danh giá, Vân Anh cho biết, nhiều trường đại học tại Mỹ sẵn sàng tạo điều kiện tốt cho học sinh có điểm GPA trên 3,7.
Nắm bắt các điều kiện cần, nữ sinh luôn cố gắng theo những lớp nâng cao, cố gắng học tập và phấn đấu để có kết quả đẹp nhất. Bên cạnh đó, bài luận văn khi xin vào trường cũng là vấn đề Vân Anh chú trọng trong quá trình xin vào trường.
Tự lập hơn từ khi xa nhà
Những ngày đầu sang Mỹ học tập, còn khá vụng về, nhưng Vân Anh luôn xác định bản thân phải tự lập và chủ động trong mọi hoàn cảnh sống.
Theo đó, 9X học cách sắp xếp thời gian cho công việc nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa và cân nhắc cách chi tiêu hàng ngày để đảm bảo ổn định tài chính cũng như giữ gìn sức khỏe.
Sau một thời gian, Vân Anh thành thạo hơn trong những việc vặt hàng ngày. Với nữ sinh, đi du học sớm có phần thiệt thòi do phải sống xa gia đình. Song đây cũng chính là cơ hội thử thách bản thân và trưởng thành hơn trong cuộc sống.
Ngoài tiết kiệm chi phí nhờ săn học bổng, Vân Anh cũng kiếm thêm thu nhập khi mở shop mỹ phẩm online cùng cô bạn thân.
“Công việc này giúp mình có thêm thu nhập khá ổn định, lại không tốn quá nhiều thời gian cho việc học. Mình cũng có thêm cơ hội thực hành những kiến thức tại trường và kinh nghiệm cho ngành đang theo” - Vân Anh chia sẻ.
Cô gái 20 tuổi tiết lộ, cô luôn sắp xếp khoảng thời gian nhất định để tham gia tình nguyện như nấu ăn ở nhà thờ, thu thập quần áo, đồ dùng cần thiết cho người vô gia cư, dạy học cho trẻ ở những trường công thiếu nhân sự…
Những hoạt động này không chỉ giúp ích cho cộng đồng mà còn mang đến cho nữ sinh Việt Nam nhiều trải nghiệm.
Ước mơ thi hoa hậu
Dừng chân ở top 5 Miss du học sinh Việt 2015, song điều này không khiến Vân Anh cảm thấy buồn. 9X quan niệm, cuộc thi nào cũng có kẻ thắng, người thua.
Việc tham gia này giúp cô có thêm kinh nghiệm và những người bạn mới. Đây là điều trân quý đối với cô gái sinh năm 1995.
Sở hữu chiều cao nổi bật từ nhỏ, Vân Anh cho biết, thời cấp một, không ít lần cô thầm ước mình thấp đi, do thường xuyên phải đứng sau cùng và ngồi bàn cuối trong lớp học.
Cho đến khi lên cấp 2, nữ sinh mới nhận ra, chiều cao đem lại cho cô nhiều lợi thế như dễ dàng hơn cho việc chọn lựa hay thay đổi phong cách ăn mặc hàng ngày.
Cũng nhờ vậy, Vân Anh không ít lần nhận được lời mời làm mẫu ảnh cho các cửa hàng quần áo và một số tạp chí online.
 Sở hữu chiều cao nổi bật, Vân Anh nhiều lần được mời làm mẫu ảnh, tạp chí.
Sở hữu chiều cao nổi bật, Vân Anh nhiều lần được mời làm mẫu ảnh, tạp chí.
Với số đo 1,7 m, cô gái Hà thành ao ước được tham gia nhiều cuộc thi sắc đẹp, đặc biệt là hoa hậu. "Tuy nhiên, mình nghĩ, để tham gia một cuộc thi lớn như vậy, mình cần phải trau dồi và rèn luyện bản thân thật nhiều cho xứng đáng" - Vân Anh bày tỏ.
Sau khi tốt nghiệp đại học, nữ sinh 20 tuổi dự định tìm kiếm bổng thạc sĩ tại nước ngoài. Sau đó, cô sẽ trở lại Việt Nam lập nghiệp.
Thành tích của Vân Anh:
- Huy chương vàng cuộc thi Tiếng hát họa mi thành phố Hà Nội 2004Ca khúc măng non thành phố các năm 2004-2006, Hát về Bác Hồ hay nhất 2006…
- Là một trong 3 học sinh tiêu biểu của trường trung học tại Mỹ, được mời vào Honors Program.
- Nhận học bổng cao nhất của hai trường đăng ký nhập học: Suffolk University (70%) và Newburry College (80%).
- Hai năm đầu đại học đạt điểm trung bình GPA 3,97/4.
- Nhận được thư mời làm thành viên trong Phi Theta Kappa Honor Society.
( Sưu tầm)

Nam sinh 20 tuổi giành học bổng Mỹ 5,6 tỉ đồng

Nam sinh 20 tuổi giành học bổng Mỹ 5,6 tỉ đồng
Nguyễn Thành Nam (sinh năm 1996) là tân sinh viên trường ĐH William, bang Massachusetts – xếp hạng 1 hệ thống các trường Liberal Arts của Mỹ (2014) với suất học bổng toàn phần 269.600 USD cho 4 năm học. 
Chuẩn bị hồ sơ cấp tốc
Thời học phổ thông, Nam rất yêu thích Toán học. Trước khi giành học bổng toàn phần và chuyển sang học trường quốc tế Liên Hợp Quốc, em đã từng là học sinh chuyên toán tại trường THPT Chu Văn An, Hà Nội. Anh chàng từng đạt Huy chương Bạc Olympiad Toán Hà Nội mở rộng, Huy chương Đồng Olympiad Toán Duyên Hải Miền Bắc.
Điểm trung bình GPA của Nam đạt mức 6.59/7, em cũng giành điểm tuyệt đối 800/800 cho 2 môn Toán và Lý ở kỳ thi sát hạch SAT 2 và xuất sắc đạt điểm tối đa 45/45 trong kì thi Tú tài quốc tế niên khóa 2015. Nam từng giành giải “Learner Laureate” dành cho học sinh có thành tích học tập xuất sắc tại trường cấp 3.
 Thành Nam đạt học bổng trường ĐH William, bang Massachusetts với suất học bổng toàn phần trị giá tới 269.600 USD cho 4 năm học.
Thành Nam đạt học bổng trường ĐH William, bang Massachusetts với suất học bổng toàn phần trị giá tới 269.600 USD cho 4 năm học.
Không nuôi dưỡng ý định du học khi bắt đầu bước vào cấp ba như nhiều bạn bè vì thời điểm đó, tiếng Anh của Nam còn rất yếu. Nhưng nhờ học hỏi, rèn luyện mà vốn ngoại ngữ của em dần khá lên, anh chàng bắt đầu có thêm tự tin để nhen nhóm giấc mơ du học Mỹ.
Vì thế, Nam bắt đầu quá trình nộp đơn xét tuyển đại học bắt đầu khi vào hè lớp 11. “Trong vòng 7 tháng (từ tháng 4 đến tháng 10 năm 2015), em đã tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, luyện tập cho các kì thi chuẩn hóa và hoàn thành các bài luận của mình.
Trong quá trình chuẩn bị hồ sơ, em chủ động tìm kiếm thông tin trên các diễn đàn dành cho du học sinh và sinh viên học tập tại Mỹ như VietAbroader hay College Confidential để nắm rõ cách thức hoàn thiện bị hồ sơ cũng như tăng vốn hiểu biết của bản thân về các trường đại học tại Mỹ”, Nam nhớ lại giai đoạn chuẩn bị hồ sơ du học cấp tốc của mình.
Thành Nam đã từng là thành viên của Nhóm thiết kế cho Hội Thảo Du Học VietAbroader 2014. Bên cạnh đó, em cũng tích cực tham gia MUN - một hoạt động ngoại khóa mô phong theo mô hình hội thảo của Liên Hợp Quốc và đạt danh hiệu Đại biểu xuất sắc (Outstanding Delegate) của Hội Đồng Bảo An (Security Council) Chương trình “Thanh niên Việt Nam mô phỏng Liên Hợp Quốc” - VYMUN 2014.
Trong 3 năm phổ thông, anh chàng tham gia rất nhiều hoạt động phục vụ cộng đồng trong và ngoài trường. Nam từng là thành viên tích cực của CLB cộng đồng địa bàn Hà Nội như dự án Cuộc cách mạng nước (Water Revol) của tổ chức Water Wise Việt Nam, Tổ chức tình nguyện vì hòa bình Việt Nam (VPV), chiến dịch 350 Hanoi…
“Kỉ niệm đáng nhớ nhất của em trong quá trình hoạt động ngoại khóa có lẽ là khi em cùng các bạn trong nhóm Water Revol tham gia lắp đặt máy lọc nước cho các hộ gia đình sống ở khu vực đất bãi dưới chân cầu Long Biên.
Một hôm bọn em đến thăm làng vào đúng dịp Trung Thu, sau khi hoàn thành công việc, bọn em được các bác lớn tuổi trong làng mời vào ăn Trung Thu với các bé. Mặc dù mâm cỗ Trung Thu hết sức giản dị, đơn sơ nhưng nụ cười của các bé làm tất cả mệt nhọc trong em tan biến hết.
Sự hồn nhiên, vui tươi của các bé và cử chỉ nhã nhặn, thân thiện của các bác lớn tuổi trong làng đã làm hình ảnh của một xóm bãi tồi tàn, đơn sơn tươi sáng hơn rất nhiều”, Thành Nam chia sẻ.
Vứt bỏ tự ti và áp lực…
Nam tâm sự, quá trình chinh phục học bổng quả thực là một thử thách không nhỏ đối với em. Do điều kiện gia đình không cho phép, Nam không đăng kí theo học tại các trung tâm tư vấn du học mà đều tự mình hoàn thiện.
Mỗi tối, sau khi chuẩn bị hết bài tập ngày mai ở trường, anh chàng lại ngồi cắm cúi viết luận đến 3, 4 giờ sáng để sáng hôm sau có thể đem cho thầy đọc hộ và góp ý. Bài luận nào dở, Nam viết lại từ đầu, cứ như vậy trong vòng khoảng 2 tháng trời.
 Nam và các bạn trong BTC chương trình “Thanh niên Việt Nam mô phỏng Liên Hợp Quốc” (VYMUN)2014.
Nam và các bạn trong BTC chương trình “Thanh niên Việt Nam mô phỏng Liên Hợp Quốc” (VYMUN)2014.
“Em nghĩ lời khuyên tốt nhất mà em có thể rút ra từ trải nghiệm của chính mình là đừng bao giờ đánh mất niềm tin vào bản thân và luôn cố gắng đến phút cuối cùng để chinh phục mục tiêu của mình.
Em đã từng cảm thấy rất tự ti và áp lực sau khi đọc những bài báo về những bạn du học sinh Việt Nam có thành tích “khủng”, chinh phục hàng loạt những học bổng danh tiếng của các trường đại học trên thế giới.
Nhưng cuối cùng, em nhận ra, mỗi người đều đi một con đường đi riêng của mình và những con đường khác nhau vẫn có thể có chung một đích đến.
Điều quan trọng nhất không phải là bạn bắt đầu ở đâu, khi nào mà là niềm tin vào con đường bạn đã lựa chọn và sự quyết tâm, bền bỉ để theo đuổi nó đến cùng”, Nam đúc rút.
Anh chàng dự định, trước mắt sẽ theo học hai ngành kinh tế và công nghệ thông tin tại trường Williams. Sau 4 năm học đại học, em hi vọng mình có thể tiếp tục xin được một suất học bổng cao học tại Mỹ hay một quốc gia có nền giáo dục phát triển khác.
(Theo Dân trí)

Sinh viên Harvard nói về áp lực và những thú vị của trường

Sinh viên Harvard nói về áp lực và những thú vị của trường
Ở Harvard, sinh viên sẽ được đưa cho một chiếc phao và bạn sẽ phải tự học bơi hoặc chết chìm', Tôn Hà Anh sinh viên năm cuối ngành Kinh tế Đại học Harvard chia sẻ.
Tại tọa đàm "Các câu chuyện giáo dục qua lăng kính Harvard" được tổ chức tại Hà Nội ngày 16/1, Tôn Hà Anh (24 tuổi), sinh viên năm cuối ngành Kinh tế của Đại học Harvard đã chia sẻ nhiều điều thực tế ở ngôi trường hàng đầu thế giới.
Nữ sinh cho biết, chương trình đào tạo của Harvard rất khác biệt, không có ngành học hướng nghiệp như các đại học khác mà chỉ tập trung cung cấp kỹ năng, kiến thức cơ bản nhất. Điều này làm em lúc mới vào trường cảm thấy rất bực vì muốn học Kế toán, em phải bắt xe bus sang trường khác học.
sinh-vien-harvard-noi-ve-ap-luc-va-nhung-thu-vi-cua-truong
"Harvard chú tâm đào tạo những người toàn diện, là người lãnh đạo ở tất cả lĩnh vực: chính trị, y tế, chính sách công… Xương sống giáo dục chung của trường gồm 9 mảng liên quan đến tư duy Toán học - khoa học, đạo đức, hiểu biết nghệ thuật… Tất cả sinh viên phải học những lớp này để có nền tảng chắc chắn nhất", Hà Anh cho biết.
Cách học hàn lâm, nặng lý thuyết của Harvard khiến nữ sinh Việt Nam không khỏi băn khoăn sau tốt nghiệp làm sao có thể làm được việc và cạnh tranh nổi với sinh viên trường khác "biết sử dụng exel như máy, phân tích chứng khoán như điện". Phải đến năm học thứ 3-4, Hà Anh mới thực sự hiểu tác dụng của phương pháp giáo dục ở trường. Em nhận thấy sự thay đổi lớn trong tư duy bản thân. Những kiến thức cơ bản mà Harvard đào tạo như: lý thuyết hoạt động vĩ mô, kỹ năng tư duy, nghiên cứu, sáng tạo, kỹ năng quản lý… là điều mà không công ty nào dạy cho nhân viên hết.
Trong môi trường của Harvard, Tôn Hà Anh cho biết, các sinh viên phải chịu rất nhiều áp lực. Một phần áp lực đến từ chương trình rất nặng về học thuật, phần từ việc phải cạnh tranh với những người xung quanh hầu hết là người đứng đầu tại trường học cũ.
"Ở Harvard cùng khoảng thời gian có hàng trăm, hàng nghìn sự kiện diễn ra như các buổi nói chuyện của chính khách, tổng thống, diễn giả hàng đầu thế giới… Việc không thể phân thân để tham gia tất cả nhằm có nhiều kiến thức, kinh nghiệm hơn cũng là áp lực vô hình với sinh viên… Harvard chỉ đưa một chiếc phao và sinh viên phải tự bám vào để học bơi hoặc chết chìm", nữ sinh chia sẻ
Bởi khối lượng kiến thức trong các lớp học ở Harvard rất lớn nên theo Hà Anh, để khỏi “chết chìm”, các sinh viên đã học theo nhóm và giúp nhau đi lên. Văn hóa giúp đỡ lẫn nhau là truyền thống và nét đẹp của sinh viên đại học hàng đầu thế giới này. "Lớp đàn em sẽ nhận được lời khuyên, sự giúp đỡ hết mình của các anh chị đi trước. Khi em thực tập ở tập đoàn tài chính hàng đầu New York cũng đã được các anh chị cùng trường dù không quen biết giúp đỡ rất nhiệt tình, không vụ lợi hay yêu cầu đền đáp", nữ sinh cho biết.
Hà Anh thừa nhận, tồn tại những hội kín, có sự phân biệt đẳng cấp… tại Harvard nhưng chỉ chiếm phần nhỏ. Những năm qua, nhà trường đã cố gắng mang lại môi trường bình đẳng hơn. Bản thân Hà Anh được học tại Harvard bằng gói hỗ trợ toàn phần (học bổng) cũng không bị phân biệt hay gặp khó khăn gì trong việc hòa nhập cộng đồng.
"Ở Harvard có một nhà ăn với các bàn rất to, dài như trong phim Harry Potter. Đây là thứ khá hay để sinh viên không thể đi ăn theo nhóm riêng, chỉ ngồi túm tụm nói chuyện với nhau mà buộc phải ngồi cùng, nói chuyện với cả những người chưa quen biết", nữ sinh kể. Nhờ cách làm đó, Hà Anh từ một học sinh Việt Nam chẳng biết ai ở Harvard sau gần một năm đã quen đến một nửa sinh viên trong trường.
Điều thú vị tiếp theo ở Harvard, theo Tôn Hà Anh, đến từ các giáo sư của trường. Đây đều là những người rất nổi tiếng và đặc biệt khó tính trong việc yêu cầu sinh viên phải tự lập, sáng tạo, chủ động tìm hiểu đề tài trước khi đến gặp họ. Tuy nhiên, khoảng cách giữa các giáo sư và sinh viên trong trường là rất gần bởi tỷ lệ giữa hai nhóm ở trường là 1:7 (cứ 7 sinh viên sẽ có 1 giáo sư). Mỗi tuần các thầy sẽ phải có 2-3h mở cửa phòng làm việc để sinh viên tự do đến hỏi những điều còn thắc mắc. Một giáo sư tại lớp Hà Anh học, dù có hàng nghìn sinh viên vẫn dành thời gian nói chuyện với từng người.
Các giáo sư của Harvard, theo Hà Anh, rất tâm huyết và nhiệt tình hướng dẫn sinh viên. "Dù bận rộn nhưng họ sẵn sàng bỏ ra hàng giờ để hướng dẫn một đề tài nào đấy mà sinh viên thực sự yêu thích. Các thầy cô còn cho rất nhiều tài liệu và các mối quan hệ của chính mình để sinh viên tìm hiểu đề tài được tốt nhất", nữ sinh kể.
Bên cạnh giảng dạy kiến thức hàn lâm có phần khô khan, việc giảng viên chia sẻ kinh nghiệm, bài học thực tế của chính mình, khiến sinh viên cảm thấy thoải mái và ghi nhớ lâu hơn. Một giáo sư rất quyền lực trong giới chính trị, kinh tế Mỹ dạy lớp của Hà Anh đã không ngần ngại kể chuyện tình yêu của ông với người vợ hiện tại. Thầy dạy tâm lý học thì chia sẻ nỗi thương tâm với những người vô gia cư nhìn bề ngoài chỉ thấy họ không chịu làm việc, hàng ngày xin ăn nhưng thực chất là bị bệnh tâm thần không thể xin được một công việc nào hết.
"Các giáo sư của trường Harvard càng giỏi thì càng khiêm tốn. Nếu họ sai sẽ nhận sai. Cả giáo sư và sinh viên Harvard không mang theo sứ mệnh thay đổi toàn diện thế giới mà chỉ cố gắng thay đổi một vài trong số hàng trăm nghìn vấn đề của xã hội để giúp đỡ cộng đồng... Vì thế, nếu sinh viên có ý tưởng và kế hoạch thực hiện, nhà trường sẽ tìm mọi cách để giúp đỡ", nữ sinh năm cuối trường đại học hàng đầu thế giới chia sẻ
.
(Sưu tầm)

Những điều cần chuẩn bị cho việc định cư Mỹ

Những điều cần chuẩn bị cho việc định cư Mỹ

Khi thay đổi môi trường sống và làm việc thì bất kỳ ai cũng cần có sự chuẩn bị và tìm hiểu những thông tin cơ bản để có thể nhanh chóng thích nghi với môi trường sống mới. Tìm kiếm nơi ở là công việc đầu tiên cần làm. Để nhanh chóng tìm được nơi ở đúng với nhu cầu của gia đình, bạn nên tham khảo trước các thông tin về bất động sản qua hệ thống website hoặc thông qua dịch vụ hỗ trợ an cư.

1. Tìm kiếm các tổ chức giúp đỡ người định cư

Phần lớn các quốc gia có chính sách thu hút người định cư đều có các tổ chức của chính phủ hoặc những tổ chức hoạt động cộng đồng chính phủ sẽ hỗ trợ kinh phí nhằm giúp người định cư sớm hòa nhập với cộng đồng. Các tổ chức này sẽ đưa những thông tin cần thiết để giúp đỡ người định cư. Tất cả những thông tin này đều miễn phí và là trách nhiệm của các tổ chức nêu trên. Các tổ chức này có tên và địa chỉ cụ thể thường public trên mạng và nhiều tổ chức có website riêng để hướng dẫn về các dịch vụ, hoạt động mà họ cung cấp.

2. Tìm kiếm nơi ở
Tìm kiếm nơi ở là công việc đầu tiên cần làm. Để nhanh chóng tìm được nơi ở đúng với nhu cầu của gia đình, bạn nên tham khảo trước các thông tin về bất động sản qua hệ thống website hoặc thông qua dịch vụ hỗ trợ an cư.. Khi mua và thuê nhà cần lưu ý một số thông tin.
Thuê nhà:
Khi thuê nhà thường sẽ có hợp đồng thuê nhà, trong hợp đồng thuê nhà có ghi các điều kiện ràng buộc về thanh toán tiền, đặt cọc tiền. Thông thường hợp đồng thuê nhà ký một năm và thanh toán làm 2 lần. Các lần thanh toán cần giữ lại biên lai để có thể dùng cho việc khai thuế hoặc giải quyết các tranh chấp.

Chủ nhà phải đảm bảo ngôi nhà cho thuê an toàn và đầy đủ các hệ thống cơ bản như sưởi ấm, điện, nước, gas… Nếu các hệ thống này trục trặc không phải do lỗi của người thuê nhà thì chủ nhà phải có trách nhiệm sửa chữa. Nếu không thực hiện nghĩa vụ này người đi thuê có quyền liên hệ cơ quan chức năng can thiệp.

Nếu có nhu cầu chuyển sang nơi ở mới khi vẫn còn trong thời hạn hợp đồng thì có thể đàm phán và tìm người khác thay thế nốt phần thời gian còn lại với chủ nhà. Nếu không đạt được thỏa thuận thì người thuê phải chấp nhận mất số tiền thuê nhà cho thời gian còn lại đã ký trong hợp đồng.

Mua nhà:
Khi mua nhà phần lớn các thủ tục mua bán nhà đều phải thông qua luật sư, nên tìm kiếm một luật sư để hướng dẫn các thông tin cần thiết.

Tìm hiểu đầy đủ thông tin của các ngân hàng về việc cho vay mua nhà trả góp. Muốn tìm hiểu các thông tin này có thể hẹn gặp trực tiếp các nhân viên ngân hàng.
Lựa chọn loại nhà cần mua phù hợp. Với nhà chung cư thì sẽ không phải dọn tuyết, cắt cỏ và đóng thuế bất động sản nhưng tiền phí duy trì bảo dưỡng căn hộ thường khá cao. Ngoài ra có thể một số dịch vụ khác phải trả tiền như giặt là (không được tự giặt là trong phòng). Đối với nhà riêng thì ngược lại.
Các bảo hiểm khi mua nhà: cần chọn những bảo hiểm phù hợp và có một số bảo hiểm bắt buộc khi mua nhà có vay vốn ngân hàng (bảo hiểm cháy nổ…)
3. Tìm nơi giữ trẻ hay trường học cho con cái
Một trong những quan tâm của các bậc cha mẹ là tìm cho con cái môi trường học tập phù hợp. Đối với mỗi độ tuổi khác nhau cũng có những sự khác biệt nhất định.
  • Dưới 4 tuổi: Các cơ sở nhận giữ trẻ thường là các cơ sở kinh doanh nên chi phí khá cao. Nếu tự trông trẻ thì nên lưu ý có các khu công cộng dành cho trẻ em vui chơi như công viên hoặc các câu lạc bộ mà các bé có thể tới chơi miễn phí để trẻ có thêm bạn bè và nhanh chóng hòa nhập với ội trường.
  • Từ 4 tuổi tới 6 tuổi: Trẻ có thế đi học mẫu giáo, có nhiều cơ sở của chính phủ và trẻ đi học ở độ tuổi này sẽ không tốn học phí.
  • Trên 6 tuổi: Bắt đầu học văn hóa, phần lớn các quốc gia đều miễn phí. Các trường thường sẽ có xe đưa đón học sinh.
  • Học ngoại khóa: gồm nhạc, vẽ, các môn học thể thao…, thường sẽ phải mất tiền đóng riêng.

4. Hệ thống giao thông

Một trong những khó khăn cho người mới định cư là việc đi lại, hệ thống giao thông gồm xe buýt, tàu điện ngầm, taxi, xe đạp, ôtô. Nếu là sinh viên có thể được miễn hoặc giảm tiền xe buýt. Để thuận tiện giao, thời gian đầu có thể sử dụng xe đạp hoặc đi bằng xe buýt. Sau đó, thì có thể đăng ký thi lấy bằng lái xe ôtô. Kỳ thi lái xe ô tô gồm hai phần: lý thuyết và thực hành. Khi đã vượt qua phần lý thuyết thì sau 8 tháng sẽ thi phần thực hành.

5. Hệ thống y tế

  • Hệ thống y tế miễn phí: điều này không có nghĩa là mọi chi phí về y tế đều miễn phí, có những dịch vụ phải trả tiền như tiền chăm sóc mắt, răng và một số phẫu thuật lớn. Khi tới các cơ sở khám chữa bệnh đều phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế do chính phủ cấp. Đối với ngưới mới định cư thường phải chờ một thời gian thông thường là 3 tháng để nhận được thẻ bảo hiểm y tế.
  • Bác sỹ gia đình: có lợi điểm là hồ sơ khám được bệnh được lưu trữ liên tục. Người bệnh có thể xác định được chính xác thời gian khi hẹn gặp bác sỹ. Mỗi người phải đăng ký để tìm cho mình một bác sỹ gia đình.
  • Trạm xá: Là do một nhóm bác sỹ lập ra, người dân có thể tới khám tại đây và không phải đặt lịch hẹn trước khi khám bệnh. Thời gian chờ đợi sẽ nhanh hơn là tới bệnh viện trực tiếp, tuy nhiên hồ sơ lại không được lưu trữ có hệ thống.
  • Bệnh viện: ưu điểm là có đầy đủ trang thiết bị nhưng thường phải chờ lâu. Khi sinh con thì mỗi người có thể chọn cho mình một người đỡ đẻ. Nhiệm vụ của người này là hướng dẫn và hỗ trợ những thông tin cần thiết trong quá trình mang thai và cách nuôi trẻ sơ sinh.


6. Học tập

Để có thể làm việc tại Mỹ thì mỗi người định cư phải đáp ứng các yêu cầu về kỹ năng, kiến thức cần thiết cho từng ngành nghề cụ thể. Tại website của Bộ Lao động có niêm yết về các ngành nghề, tiêu chuẩn cần thiết và các tổ chức giúp đỡ người nhập cư đánh giá những kỹ năng, kiến thức mà họ cần hòan thiện để đáp ứng theo tiêu chuẩn Mỹ.

Để tiết kiệm thời gian học bạn nên tham gia vào việc đánh giá kỹ năng, sau đó sẽ học bổ sung các kiến thức, kỹ năng còn thiếu. Có nhiều khóa học và trường học đào tạo những kỹ năng cần thiết, có thể tham khảo trên internet danh sách các trường, học phí, các khóa đào tạo hoặc xin tư vấn của các chuyên gia trước khi học.

Ngoại ngữ là một trong những chìa khóa cực kỳ quan trọng để hội nhập, các khóa học về ngoại ngữ cho người nhập cư tại Mỹ là miễn phí và có thời gian học khác nhau đối với từng người, thông qua học ngoại ngữ thông thường giáo viên sẽ dạy cả văn hóa, các kỹ năng hội nhập cần thiết.

7. Việc làm

Mỗi người muốn làm việc tại Mỹ đều phải được cho phép bằng giấy phép làm việc. Để nhanh chóng tìm được việc làm nên tới các trung tâm hỗ trợ tìm kiếm việc làm của chính phủ, trong đó có tư vấn miễn phí về cách lập hồ sơ xin việc, các kỹ năng cần thiết khi đi tìm việc, tìm kiếm các cơ sở cần người phù hợp với trình độ và kỹ năng mà người định cư cần thiết.

Người đi làm cũng rất cần biết về quyền và nghĩa vụ của người lao động do luật lao động quy định trong đó quy định về lương tối thiểu, các kỳ nghỉ, chế độ thải sản (phụ nữ thường được nghỉ sinh con một năm, và người chồng cũng được xin nghỉ theo chế độ sinh con), các điều kiện để chấm dứt hợp đồng lao động, thất nghiệp (nếu người đi làm khoảng một năm liên tục trở lên, nếu thất nghiệp xảy ra thì sẽ được hưởng lương thất nghiệp một năm).

Nếu chủ lao động sai thải người làm thuê không đúng luật thì người lao động có thể báo với cơ quan chức năng, chủ lao động sẽ bị phạt và bồi thường cho người bị ảnh hưởng. Nếu xảy ra mất an toàn lao động ảnh hưởng tới sức khỏe hoặc người lao động bị tàn tật, người chủ phải có thể chịu trách nhiệm về tài chính đối với người lao động trong suốt thời gian sống còn lại do họ mất khả năng lao động.

8. Quyền con người

Các vấn đề về phân biệt chủng tộc bị luật pháp cấm. Trong công sở, phục vụ các dịch vụ nếu có bất cứ những hành vi phân biệt chủng tộc đều có thể kiện tới các cơ quan chức năng. Sức khỏe và tính mạng của công dân được bảo vệ, những vấn đề như bạo hành trong gia đình, bố mẹ đánh con sẽ bị phạt và tước quyền nuôi con. Các vấn đề tranh chấp trong cuộc sống có thể giải quyết thông qua tòa án Nếu thua kiện thì người thưa kiện sẽ phải trả chi phí tòa án.

9. Thuế

Bao gồm một số loại thuế cá nhân cơ bản là thuế thu nhập (đối với người có thu nhập), thuế tài sản (khi mua nhà), thuế hàng hóa (khi mua hàng hóa và dịch vụ).

Việc khai thuế liên quan tới nhiều lợi ích khác nhau, kể cả những người không có thu nhập cũng cần khai thuế, vì nó liên quan tới các trợ cấp cho người già, tiền hòan thuế, các lợi ích cho trẻ nhỏ, tiền học phí nếu là sinh viên đi học có thể được miễn giảm. Khai thuế có thể tự khai hoặc thông qua các dịch vụ khai thuế.

Thuế thu nhập tùy từng nước có cách tính khác nhau nhưng thường sẽ có ngưỡng thu nhập phải chịu thuế. Tại Mỹ người dân sẽ nộp thuế thu nhập lũy tiễn, tức là người càng nhiều tiền thì tỷ lệ thuế phải đóng càng cao. Thuế hàng hóa là thuế ảnh hưởng tới cuộc sống người dân hàng ngày, các cơ sở kinh doanh tại Mỹ thường niêm yết giá bán không có thuế, nên muốn tính được chi phí phải bỏ ra hàng tháng cho cuộc sống gia đình cần biết mức thuế xuất thuế hàng hóa.

10. Một số quyền lợi khác

Một số quyền lợi khác người định cư cũng cần quan tâm. Ví dụ như người già trên 64 tuổi có tiền già (kể cả chưa bao giờ đi làm) để hỗ trợ cuộc sống cơ bản gồm tiền thuê nhà và tiền ăn ở, hoặc người già có thể vào các trung tâm dưỡng lão của chính phủ. Tiền lợi ích cho trẻ nhỏ thì cũng phụ thuộc vào thu nhập của bố mẹ. Bố mẹ thu nhập thấp thì chính phủ sẽ hỗ trợ tiền nuôi con nhiều hơn (tiền sữa, tiền trông giữ trẻ, tiền hỗ trợ học nếu về sau học đại học), tiền hỗ trợ cho người tàn tật nếu không có khả năng lao động.

Ngoài ra một số người không có việc làm có thể được hỗ trợ trong thời gian ngắn về trợ cấp xã hội. Tuy nhiên nếu sức khỏe bình thường thì những người này sẽ thường bị chính phủ thúc giục tìm kiếm các khóa học và tìm kiếm việc làm để không xin trợ cấp chính phủ. Một số gia đình thu nhập thấp có thể xin hỗ trợ về tiền thuê nhà của chính phủ, sinh viên của nhà có thu nhập thấp có thể được miễn giảm học phí hoặc vay tiền lãi xuất thấp để đi học, tiền hỗ trợ mai táng khi một người mất, tiền bảo hiểm ý tế đối với người đi làm chủ lao động có đóng bảo hiểm ý tế…

11. Giá cả hàng hóa và các chi phí sinh hoạt

Một trong những câu hỏi đối với mỗi gia đình khi định cư là cần phải xác định một cách tương đối chính xác các chi phí cuộc sống hàng tháng phải trang trải cho gia đình mình. Giá cả các hàng hóa, nhu yếu phẩm cơ bản thường có trên các trang web bán hàng của các siêu thị, các cửa hàng. Có một kế hoạch tài chính rõ ràng sẽ tránh bị động và bị bỡ ngỡ về tài chính khi mới định cư. Khi đi mua hàng lưu ý cần giữ lại hóa đơn mua hàng, vì nếu sau khi mua hàng trong một thời gian nhất định có thể trả lại người bán mà không phải phải đưa ra bất cứ lý do nào (điều này quy định cụ thể trong luật bảo vệ người tiêu dùng).

12. Hoạt động kinh doanh

Nhiều người định cư quan tâm tới việc mở cơ sở kinh doanh, mỗi loại hình kinh doanh cũng có những qui định riêng biệt. Nhưng tựu chung thì có thể phân làm hai loại chính là loại chịu trách nhiệm vô hạn (cơ sở kinh doanh tư nhân và hợp tác kinh doanh giữa một số cá nhân). Loại hình doanh nghiệp này thì chủ cơ sở phải chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của mình. Loại trách nhiệm hữu hạn là các công ty cổ phần, các cổ đông sẽ chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phần vốn góp của mình.

Nhiều cơ sở kinh doanh khi mở ra phải có thêm các điều kiện như mở nhà hàng phải chịu kiểm tra về an toàn vệ sinh thực phẩm. Một số ngành nghề người làm phải có chứng chỉ hành nghề ví dụ như dược phẩm… Có thể tham khảo các thủ tục mở cơ sở kinh doanh qua website hoặc các cơ quan chức năng có trách nhiệm trước khi tiến hành kinh doanh.
Sưu Tầm

Những phúc lợi xã hội khi định cư Mỹ

Những phúc lợi xã hội khi định cư Mỹ

Phúc lợi xã hội là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày, chế độ phúc lợi xã hội của Mỹ tương đối hoàn thiện. Chế độ phúc lợi xã hội hiện hành của Mỹ được dần dần hoàn thiện sau khi thực thi phương án An toàn xã hội (Social Security Act) từ năm 1936. Phương án An toàn xã hội bao gồm các biện pháp phúc lợi như sau:


I. Bảo hiểm xã hội Liên bang
Bảo hiểm xã hội Liên bang được thiết lập cho những người có việc làm, bản thân những người vẫn đang làm việc và đã từng làm việc và người thân trong gia đình cũng có thể tham gia. Chủ yếu bao gồm tiền về hưu (Retirement Benefits), tiền dưỡng lão (Survivor’s Benefits), tiền dành cho người tàn tật (Disability Benefits) và tiền phúc lợi y tế (Medicare Benefits),…

II. Tiền trợ cấp thất nghiệp ( Unemployment Compensation)
Tại Mỹ chỉ cần là người xin nghỉ việc thất nghiệp, bất kể là người đó có khoản tiền tiết kiệm hay không đều được phép đăng ký. Thời gian trợ cấp thông thường là từ 6 ~ 9 tháng, căn cứ theo tình hình của từng bang mà có thể được kéo dài thời gian trợ cấp.

III. Tiền trợ cấp công cộng (Public Assistance)
Đây là trợ cấp được dành cho những người có thu nhập thấp hoặc những người khiếm thị, người già, người tàn tật và những gia đình không có thu nhập. Chính quyền bang sẽ căn cứ theo điều kiện sinh sống của từng trường hợp để cấp tiền. Người đăng ký phải chấp nhận điều tra để chứng minh tư cách đăng ký và lĩnh nhận trợ cấp.

IV. Phúc lợi của phụ nữ mang thai và nhi đồng
Đây là khoản phúc lợi được thiết lập để bảo đảm và gia tăng sức khỏe cho phụ nữ mang thai và nhi đồng, không cấp tiền mặt mà cung cấp các dịch vụ về sức khỏe.
Phương án an toàn xã hội mang tính toàn quốc, được lập ra để bảo đảm cho quyền lợi của tất cả mọi người. Trừ khoản tiền trợ cấp công cộng ra, phần lớn các biện pháp phúc lợi khác không phân biệt người giàu hay người nghèo đều được hưởng. Điều đáng nói là Cục an toàn xã hội quy định: người nhận tiền an toàn xã hội không nhất thiết phải ở tại nước Mỹ, để thuận tiện cho những người đã về hưu nhưng lại sinh sống ở nước ngoài.
Ngoài những chính sách phúc lợi nói trên được bao gồm trong phương án an toàn xã hội, nước Mỹ còn có rất nhiều phúc lợi xã hội liên quan tới các phương diện của cuộc sống và công việc, có mấy loại thường gặp sau đây:
1. Bảo hiểm việc làm
1.1. Tiền bảo hiểm thất nghiệp (Unemployment Insurance)
Tiền bảo hiểm thất nghiệp là 1 loại chế độ bảo hiểm. Hàng tháng trừ một khoản tiền trong tiền lương của người được bảo hiểm để nộp bảo hiểm, khi nào mà người được bảo hiểm bị thất nghiệp tức là có thể được nhận tiền bồi thường, tiền được bồi thường bằng một nửa số tiền lương của người đó.

1.2. Tiền bồi thường cho công nhân (Worker’s Compensation Program)
Do chủ sử dụng lao động đóng bảo hiểm cho chính quyền bang hoặc công ty bảo hiểm, công nhân bị tai nạn nghề nghiệp được đăng ký lĩnh tiền. Mức tiền bồi thường cụ thể và thời gian cụ thể còn phụ thuộc vào khoản tiền mà chủ sử dụng đóng bảo hiểm là bao nhiêu, đồng thời cũng có thể được báo mức chi phí y tế nhất định. Tiền bồi thường công nhân được đăng ký cho cả những người không có quốc tịch Mỹ mà không ảnh hưởng tới việc sau này người đó chuyển đổi thân phận hoặc nhập tịch định cư Mỹ.

1.3. Tiền bảo hiểm tàn tật của bang(State Disability Insurance
Toàn nước Mỹ chỉ có bang California, New York, New Jersay, Hawai và Puerto Rico có thiết lập loại bảo hiểm này, thiết lập riêng cho những người vì bệnh tật trong khoảng thời gian ngắn mà tạm thời không thể làm việc được. Nói cách khác, người được bảo hiểm trong khoảng thời gian bị bệnh vẫn trong chế độ còn làm việc, sau khi hồi phục lại bắt đầu làm việc, tiền bảo hiểm sẽ ngừng việc chi trả.

2. Trợ cấp cuộc sống cho người có thu nhập thấp (Public Service for Low Income Persons)
2.1. Phiếu lương thực (Food Stamp)
Bộ nông nghiệp Liên bang Mỹ giải ngân cho chính quyền các bang phát các phiếu lương thực, các phiếu lương thực này chỉ có thể đổi các nông phẩm được sản xuất tại Mỹ, không được đổi lấy tiền mặt, để cứu tế cho các gia đình có thu nhập thấp. Trợ cấp này chỉ dành cho công dân và người định cư Mỹ.

2.2. Trường học cung cấp bữa ăn giá rẻ hoặc miễn phí (School Lunch Program)
Đây là chương trình thực phẩm dinh dưỡng mang tính toàn quốc được chính phủ thiết lập để đảm bảo cho sức khỏe của học sinh. Những người không có quốc tịch Mỹ cũng có quyền lợi này.

2.3. Chương trình trợ cấp năng lượng trong nhà (Home Energy Assistance Program)
Chương trình này được thiết lập dành cho những gia đình có thu nhập thấp để giảm chi phí tiền than củi, tiền điện, những người không có quốc tịch Mỹ cũng được hưởng quyền lợi trong chương trình này. Tiền trợ cấp năng lượng ngoài việc giúp đỡ chi trả tiền than củi, tiền điện ra, còn có thể thay thế cho tiền sửa các thiết bị có liên quan tới sưởi ấm như lò sưởi, ống khói,…

2.4. Nhà ở công cộng giá rẻ (Public Low Income Housing)
Khoản phúc lợi này có 4 loại hình thức như nhà ở công cộng, nhà ở trợ cấp, trợ cấp tiền thuê nhà và nhà giá rẻ. Người đăng ký phải tròn 62 tuổi hoặc là người có thu nhập thấp, có một số trợ cấp nhà ở trong này yêu cầu đồng thời cả hai điều kiện nói trên.

3. Trợ cấp y tế

3.1. Trợ cấp tiền thuốc (Medicaid)
Không giống với bảo hiểm y tế, trợ cấp tiền thuốc là một chương trình bảo hiểm sức khỏe, được lập ra để cho những gia đình có thu nhập thấp, có thể đồng thời được hưởng bảo hiểm y tế nhưng chương trình này chỉ dành cho công dân và những ai  định cư Mỹ.

3.2. Chương trình chăm sóc tại nhà (In Home Support Service)
Do chính quyền Liên bang, bang và huyện cùng chịu trách nhiệm, cung cấp dịch vụ chăm sóc tại nhà và dịch vụ không phải là y tế cho người già 65 tuổi trở lên, người khiếm thị hoặc người tàn tật, khiến cho những người này có thể sống an toàn tại nhà, không cần vào nhà dưỡng lão hoặc các tổ chức y tế công cộng.

Những công việc tốt nhất tại Mỹ cho người định cư

Những công việc tốt nhất tại Mỹ cho người định cư
Định cư Mỹ, một môi trường sống và làm việc với rất nhiều rào cản nếu bạn không vượt qua được thì Mỹ không hẳn là một “giấc mơ”. Những rào cản bạn thường thấy như sự bất đồng ngôn ngữ, văn hóa, phong tục tập quán... Nhưng quan trọng hơn hết là việc làm vì nó quyết định đến chất lượng cuộc sống của bạn. 
Và sẽ có rất nhiều khó khăn ở một môi trường làm việc năng động nhiều cạnh tranh, đôi lúc có thể bạn sẽ chẳng kiếm được việc làm hoặc nếu có thì đó là những việc lặt vặt ở tiệm nail, spa, tiệm giặt ủi, các nhà máy hoặc trang trại nông nghiệp, công ty xây dựng… Mới đây trang US News đã công bố kết quả khảo sát thường niên về thị trường lao động Mỹ. Có thể dễ dàng nhận thấy các công việc liên quan đến chăm sóc sức khỏe, y tế và công nghệ thông tin vẫn đang rất “hot” với thu nhập hấp dẫn. Cùng chúng tôi điểm qua 10 ngành nghề có cơ hội thăng tiến cũng như mức lương khiến nhiều người khao khát nhất khi định cư tại Mỹ qua bài viết sau.

1. Nhóm ngành nghề công nghệ thông tin
Mỹ đất nước với những trụ sở công nghệ hàng đầu thế giới như Apple, Microsoft, Google, Lenovo... đó cũng là lí do khiến Mỹ luôn gắn liền với sự phát triển tiên phong của công nghệ nói chung và internet nói riêng điều đó khiến cho nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực cho ngành công nghệ thông tin không ngừng tăng cao. Chính vì vậy, với nhiều bạn trẻ hiện nay, ngành công nghệ thông tin tại Mỹ đang là lựa chọn hàng đầu.
Nhóm ngành công nghệ thông tin đang là sự lựa chọn hàng đầu của giới trẻ Mỹ

Lập trình viên
Không giống các nghề khác trong BXH này, lập trình viên máy tính có thể gia nhập thị trường lao động sau khi được đào tạo 2 năm thay vì phải có bằng cử nhân 4 năm. Nhưng nếu muốn thăng tiến, bạn sẽ phải học hỏi không ngừng nghỉ để cập nhật những ngôn ngữ lập trình mới nhất. Theo khảo sát các lập trình viên có mức độ hài lòng về công việc rất cao, mức lương cạnh tranh và triển vọng nghề nghiệp rất rộng mở.

Kỹ sư phần mềm
Theo Bryan Cantrill – Phó chủ tịch phụ trách điện toán đám mây của công ty Joyent, các kỹ sư phầm mềm vừa phải biết một tay viết code, tay kia nắm bắt những xu hướng của ngành IT. Đây cũng là ngành có bước thăng tiến liên tục và nếu bạn là người ham học hỏi, khả năng thành công lại càng cao bởi hầu như ai cũng có cơ hội bứt phá vượt cấp.

Thiết kế website
Công việc thiết kế website đòi hỏi người làm phải có hiểu biết về các ứng dụng và mã lệnh HTML cũng như khả năng nắm bắt thị hiếu lướt web của người dùng qua đó tạo nên những trang web bắt mắt, thân thiện. Để được tuyển dụng, thông thường bạn phải có bằng cử nhân chuyên ngành IT. Ngoài ra, còn phải học và thi để đạt một số chứng chỉ chuyên môn. Nhưng chừng đó là chưa đủ nếu bạn không có sự kiên nhẫn, trí tưởng tượng tốt cùng sự linh hoạt.

Chuyên gia phân tích hệ thống máy tính
Chuyên gia phân tích hệ thống máy tính là những người phân tích nhu cầu công nghệ của khách hàng và giúp họ xây dựng một hệ thống có thể đáp ứng nhu cầu đó. Cũng giống các công việc khác trong ngành IT, chuyên gia phân tích hệ thống cần có ít nhất bằng cử nhân ngành máy tính. Ngoài ra, cũng cần có khả năng phân tích hệ thống doanh nghiệp.

Quản lý cơ sở dữ liệu
Trong thời đại công nghệ số hiện nay, hầu như mọi thông tin đều được lưu trữ trên máy tính và do vậy cần có những chuyên gia quản lý cơ sở dữ liệu để thiết kế, xây dựng và bảo trì các hệ thống lưu trữ đó. Để được tuyển dụng, bạn cần có một bằng cử nhân khoa học máy tính hoặc quản lý hệ thống thông tin. Ngoài ra, người làm cũng cần có các chứng chỉ về các hệ thống cơ sở dữ liệu.

2. Nhóm ngành nghề chăm sóc sức khỏe, y tế cộng đồng
Với một đất nước có điều kiện sống và dân trí cao như Mỹ, con người lại càng quan tâm chăm sóc đến sức khỏe của mình vì đúng như câu nói “Sức khỏe là vàng, có sức khỏe là có tất cả”. Chính vì vậy, nhu cầu sử dụng các dịch vụ y tế ngày càng tăng nhanh trong khi nguồn nhân lực chất lượng cho ngành này hiện vẫn còn rất nhiều chỗ trống.
Nhóm ngành chăm sóc sức khỏe, y tế cộng đồng đang được khuyến khích tại Mỹ

Bác sỹ trị liệu
Đây là các bác sỹ được đào tạo chuyên biệt để điều trị các bệnh nhân gặp vấn đề về tâm thần, thể chất, gặp trở ngại trong quá trình phát triển hoặc có vấn đề về cảm xúc. Họ sẽ hướng dẫn để giúp bệnh nhân có thể tự chăm sóc cho bản thân. Theo Bộ Lao động Mỹ, nhu cầu lao động của ngành này sẽ tăng 33,5% trong giai đoạn 2015 – 2017.

Nhân viên hỗ trợ y tế
Theo báo cáo của Bộ Lao động Mỹ, hiện tại đa phần các cơ sở y tế đều không đòi hỏi bằng cấp với vị trí này. Dù vậy, để đảm bảo cơ hội được nhận cao hơn 160.000 ứng viên khác đang muốn có vị trí này, bạn nên tham gia một khóa đào tạo tại các trường dạy nghệ hoặc trường đại học có các chương trình về trợ giúp y tế. Ngoài ra, nếu có thể giành được chứng chỉ của Hiệp hội trợ lý y tế Mỹ, cơ hội để bạn thành công càng cao hơn.

Dược sỹ
Đây chính là một trong những ngành có thu nhập hấp dẫn hàng đầu tại Mỹ. Bên cạnh đó đây cũng là ngành có triển vọng rất tươi sáng. Dù vậy nó cũng đòi hỏi ở bạn rất nhiều thời gian với nhiều năm đèn sách, hàng loạt cuộc kiểm tra và cả những khóa học sau đại học trước khi được khoác lên mình chiếc áo khoác trắng. Và cũng giống các nghề chăm sóc sức khỏe khác, các dược sỹ thường phải làm ca đêm, vào cuối tuần và đôi khi cả trong kỳ nghỉ.

Y tá
Một trong những yếu tố đầu tiên bạn cần cân nhắc trước khi bước chân vào ngành này đó là bạn sẽ trở thành loại hình y tá nào. Theo Michael Wolf, một nhà kinh tế của BLS, một trong những lí do khiến nhu cầu nhân sự ngành này tại Mỹ tăng tới 712.000 người trong thập niên này là bởi đây là một nghề rất rộng mở. Để được hành nghề, ngoài việc phải hoàn thành khóa học y tá tại một trường cao đẳng hoặc đại học bạn có thể còn cần có chứng chỉ y tá thực hành.

Chuyên gia thể thực
Đây là một công việc chăm sóc sức khỏe nữa đòi hỏi phải có trình độ tối thiếu là thạc sỹ trước khi được hành nghề. Và đòi hỏi này là khá phù hợp bởi chuyên gia thể thực thường phải chăm sóc rất nhiều nhóm bệnh nhân khác nhau: các VĐV thể thao, người bị cụt tay chân, bệnh nhân đột quỵ… Nhiệm vụ của các chuyên gia này là giúp người bệnh hồi phục khả năng vận động, phối hợp các bộ phận cơ thể và phát huy sức mạnh của các cơ. Đây là nghề có triển vọng rất lớn bởi nhu cầu đến năm 2020 được dự báo tăng tới 40%.
Đó là 10 công việc có mức lương hấp dẫn mà cơ hội tuyển dụng cao. Tuy nhiên để có một việc làm phù hợp nhất cho bản thân khi định cư tại Mỹ thì còn rất nhiều yếu tố chi phối. 
(Sưu tầm)

Làm thế nào để dễ dàng vượt qua cú sốc văn hóa khi Du học?

Làm thế nào để dễ dàng vượt qua cú sốc văn hóa khi Du học?

Khi bạn chuyển đến sống và học tập tại một quốc gia khác với một nền văn hóa mới lạ – vốn khác biệt với nền văn hóa quen thuộc – thì hiện tượng “sốc văn hóa” là một biểu hiện thường thấy. Tùy vào mỗi người, tùy thuộc môi trường mà quá trình trên sẽ rất ngắn hoặc đôi khi kéo dài, tạo ra những khó khăn trong việc hòa nhập vào một nền văn hóa mới. Nhìn chung, quá trình “sốc văn hóa” trải qua nhiều giai đoạn. Ban đầu, bạn sẽ hứng khởi khi nhìn thấy những điều khác lạ so với quê nhà. Đây là giai đoạn mà bạn tiếp nhận “ồ ạt” những giá trị của đất nước bạn đang sống. Tuy nhiên, ngay sau đó sẽ là khoảng thời gian bạn cảm thấy xa lạ và mệt mỏi với mọi thứ xung quanh. Điều này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân mà trong đó, việc chưa bắt kịp với ngôn ngữ nước sở tại chính là rào cản khó khăn nhất. Dù đã học tập ngoại ngữ rất tốt khi còn ở nhà nhưng bạn cũng sẽ phải mất một ít thời gian để làm quen với phương ngữ đấy. Việc khó giao tiếp với những người xung quanh trong giai đoạn đầu sẽ khiến bạn rơi vào “khủng hoảng” và làm bạn không muốn tiếp xúc với ai. Tuy nhiên khi đã chấp nhận những khó khăn và bắt đầu điều chỉnh để phù hợp với môi trường, bạn đang dần dần hòa nhập với nền văn hóa bản địa đấy. Mỗi người có một tốc độ thích nghi khác nhau nên các giai đoạn trên cũng kéo dài hay thu hẹp tùy vào trường hợp khác nhau. Sốc văn hóa là điều không thể tránh, thế nhưng, những cú sốc này lại là yếu tố quan trọng và cần thiết để bạn kết nối các giá trị văn hóa của bản thân và điều chỉnh chúng cho phù hợp với những giá trị văn hóa mới. Sốc văn hóa được xem là bước đầu của sự hòa nhập.



Biểu hiện của sốc văn hoá

-Bận tâm quá mức tới sự thay đổi thể chất nhỏ
-Ngủ quá nhiều hoặc quá ít
-Mong muốn trở về nhà tha thiết
-Thay đổi tâm trạng thất thường: giận dữ, khó chịu, thích ở một mình
-Thiếu tự tin
-Không thể giải quyết các vấn đề cơ bản

Hầu hết các sinh viên khi mới đi du học đều phải trải qua những tình trạng trên, một số người bị ảnh hưởng nhiều hơn những người khác. Tuy nhiên có thể vững vàng vượt qua, thì những cú “’sốc văn hoá’’ thường sẽ không còn là vấn đề với bạn, ngược lại có thể giúp họ hiểu rõ vượt qua được những giới hạn của bản thân.


Một số kinh nghiệm giúp bạn dễ dàng vượt qua cú sốc văn hóa khi du học

TÌM HIỂU NHỮNG THÔNG TIN CẦN THIẾT: Bạn cần biết trước những thông tin cần thiết về những gì bạn sắp phải đối mặt. Bạn có thể tìm hiểu trên những trang web, qua sách vở, hay qua những cuộc giao tiếp hằng ngày. Về vấn đề giao tiếp: việc này có thể rất khó cho bạn trong những thời gian đầu nhưng chính giao tiếp sẽ giúp bạn hiểu sâu sắc thêm về nền văn hoá mới này, và giúp bạn học tập và làm việc dễ dàng hơn.

CÁI NHÌN KHÁCH QUAN ĐỐI VỚI SỰ KHÁC BIỆT VỀ VĂN HÓA: Vào những ngày đầu khi mới tìm hiểu và tiếp xúc với môi trường văn hóa còn lạ lẫm, bạn đừng nên vội vàng đưa ra kết luận rằng những khác biệt văn hóa bản địa so với bản thân đều có chiều hướng tiêu cực và sai trái. Cách tốt nhất là giữ cho mình cách nhìn khách quan, xem xét thật kỹ vấn đề trước khi đưa ra nhận xét cho bất cứ điều gì. Đồng thời, dành thời gian để trang bị những kiến thức văn hóa về quốc gia đang sinh sống cũng là việc cần thiết. Mỗi quốc gia có một nền văn hóa khác nhau, có cách cư xử khác nhau. Hãy quan sát và học tập để hiểu biết thêm về xã hội, con người bốn phương một cách khách quan nhất.
VƯỢT QUA RÀO CẢN NGÔN NGỮ: Đối với hầu hết mọi người, ngôn ngữ là rào cản lớn nhất khi ra nước ngoài sinh sống và học tập, làm việc.Vì thế, chuẩn bị thật tốt về ngôn ngữ để có thể giao tiếp với người bản ngữ sẽ góp phần giảm thiểu những hiểu lầm do diễn đạt không đúng cũng như giảm thiểu sự bực tức khi không thể diễn đạt đúng suy nghĩ của mình bằng tiếng nước ngoài. Phương thức nhanh nhất để cải thiện khả năng giao tiếp là việc chủ động trong giao tiếp. Bạn nên nắm lấy cơ hội giao tiếp với người bản xứ bất cứ khi nào có thể, khi đó bạn sẽ dần dần làm quen với những gì họ nói, cách thức biểu đạt từ ngữ. Giai đoạn đầu có thể sẽ khó khăn nhưng đừng từ bỏ, dần dần bạn sẽ cảm thấy tự tin và thoải mái hơn trong giao tiếp thường ngày đấy.


HỌC CÁCH THÍCH NGHI: Khi bước chân đi du học, họ bắt đầu tiếp xúc với một môi trường sống hoàn toàn khác lạ, những con người mới, những người bạn đến từ nhiều quốc gia, nhiều nền văn hóa khác nhau. Lối sống, văn hóa ứng xử, phong tục cũng có nhiều khác biệt khiến họ rơi vào tình trạng “sốc” khi phải thích nghi với nhiều điều thay đổi đến vậy. Kết bạn với người bản xứ – đây có thể là việc quan trọng nhất để làm quen với nền văn hoá mới, đặc biệt hơn nếu họ có thể trở thành người bạn thân thiết và đáng tin cậy. Người bạn bản xứ này có thể giúp bạn giải thích những điều bạn cho là mới lạ đang xảy ra xung quanh.


LÀM THÊM: Nhiều người đã từng đi du học chia sẻ rằng, kiếm một công việc làm thêm là giải pháp cực kỳ tối ưu giúp bạn nhanh chóng hòa nhập với môi trường sống ở nước ngoài, giúp bạn hiểu nhanh hơn về con người cũng như những phong tục tập quán, văn hóa nơi đây và tất nhiên cũng mang đến cho bạn một khoản thu nhập không hề nhỏ. Một công việc làm thêm khi đi du học mang lại cho bạn nhiều thứ hữu ích ngoài khoản thu nhập khá khá mà bạn có thể kiếm được . Công việc part time ở nước ngoài khá đa dạng, bạn có thể làm bồi bàn cho một nhà hàng, một quán cà phê… Việc part time cũng không chiếm quá nhiều thời gian của bạn, bạn vẫn hoàn toàn có đủ thời gian để học tập và tham gia các hoạt động ngoại khóa ở trường.

TÌM HIỂU VĂN HÓA BẰNG VIỆC ĐI DU LỊCH: Hãy tạo thời gian cho bản thân để tham quan và làm những gì mà người dân bản xứ thường làm! Bạn sẽ có thể khám phá ra những điều thú vị mà ngay cả người dân ở đây cũng không biết. Khi bạn đã làm quen với tất cả mọi thứ và cảnh quan ở đây, thì ngay cả những dãy núi hùng vĩ cũng trở thành một thứ vô cùng bình thường. Vì vậy, trước khi những cảnh vật này trở nên nhàm chán với bạn, hãy tận hưởng nó.


Hãy đặt ra những lịch trình cụ thể cho chính bạn, việc này sẽ giúp cho bạn tự chủ trong sinh hoạt hằng ngày. Đừng để sự thay đổi văn hóa kiểm soát cuộc sống và suy nghĩ của bạn mà bạn nên thay đổi để thích nghi với nó. Không nên quá khó khăn với bản thân khi phạm sai lầm trong một tình huống giao tiếp nào đó với người bản xứ, luôn lạc quan và rút kinh nghiệm từ những lần vấp ngã. Với những du học sinh thì việc cân bằng giữa học tập và sinh hoạt cũng nên chú ý. “Làm con mọt sách” mà quên đi việc giải trí cần thiết sẽ khiến cuộc sống của bạn thiếu mất những gia vị riêng mà bạn chỉ có thể tìm được tại đất nước bản xứ. Tuy nhiên, chỉ lo khám phá mà quên đi mục đích chính là học tập sẽ khiến bạn đánh mất những cơ hội tương lai của mình và làm lãng phí thời gian, công sức và tiền bạc của bạn đấy. Cân bằng cuộc sống sẽ giúp ích cho bạn nhiều hơn.

(Sưu tầm)