Du học sinh Việt Nam ở Mỹ tăng 'chóng mặt'

Du học sinh Việt Nam ở Mỹ tăng 'chóng mặt'

Chi phí theo học tại các trường tại Mỹ không nhỏ, nhưng sinh viên Việt Nam lại đang tăng rất nhiều ở nơi đây - Ảnh: Bloomberg


Chi phí theo học tại các trường tại Mỹ không nhỏ, nhưng sinh viên Việt Nam lại đang tăng rất nhiều ở nơi đây - Ảnh:Bloomberg

Vượt qua Nhật Bản, Việt Nam có tỉ lệ gia tăng sinh viên theo học tại Mỹ cao thứ 3 trong đợt tuyển sinh vừa qua, một khảo sát mới đây của SEVIS cho biết. Từ tháng 7 tới tháng 11.2015, số lượng sinh viên Việt Nam ở Mỹ tăng đến 18,9%, đặc biệt ở các trường đào tạo cao đẳng, đại học. Đây là con số chỉ xếp sau Ấn Độ (20,7%) và Trung Quốc (19,4%), những nước đóng góp nhiều sinh viên nước ngoài nhất ở Mỹ.

Thống kê này do Hệ thống thông tin về Sinh viên và Khách mời trao đổi (SEVIS) thực hiện và công bố trong tháng 12.2015. Khác với cách tính của Open Doors, thuộc Viện Giáo dục Quốc tế, những con số của SEVIS tính theo thời gian thực và bao hàm tất cả những người theo học tại mọi cấp trong hệ thống giáo dục.

Sự tăng trưởng của số lượng người Việt Nam theo học tại Mỹ được nhận xét “chóng mặt”, qua đó nâng tổng số học viên, sinh viên người Việt ở Mỹ lên 28.883 người. Như vậy, Việt Nam hiệp xếp thứ 6 trong thống kê về số học viên, sinh viên nước ngoài tại Mỹ.

Cũng theo thống kê này, Mỹ đã vượt qua Canada xét về số lượng sinh viên Việt Nam theo học. Trong thống kê tới tháng 10.2015, có 28.524 sinh viên Việt Nam học ở Úc, giảm 0,4% so với năm 2014, trang University World News đưa tin hôm 15.1.

Các sinh viên Việt Nam hiện diện ở tất cả 50 bang ở Mỹ, từ 6 người ở Alaska cho đến 6.151 người tại California. Trong đó, 5 bang có nhiều sinh viên Việt Nam nhất là California, Texas, Washington, Massachusetts và New York.

Trong số các ngành nghề sinh viên Việt Nam theo học tại Mỹ, ngành đào tạo ngôn ngữ chiếm 12,9%, tương đương 3.732 người. Tương tự lần lượt là đào tạo liên kết (27,9%, 8.050 người), đào tạo cử nhân (31,1%, 8.976 người), thạc sĩ (8,1%, 2.330 người) và tiến sĩ (4%, 1.159 người). Ngoài ra là một số ngành còn lại không thuộc các văn bằng liên quan, ví dụ tuyển sinh trung học và các trường dạy nghề, thẩm mỹ...

Theo lý giải của SEVIS, sở dĩ số lượng sinh viên, học sinh và học viên Việt Nam gia tăng là do tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cải thiện trong cùng khoảng thời gian tương ứng, cộng thêm tâm lý xem Mỹ là nơi đào tạo tốt. Và theo thống kê trên, phụ huynh người Việt Nam đã chi gần 1 tỉ USD cho việc giáo dục cho con em họ tại Mỹ.

Hiện tại ở Mỹ có khoảng 1,2 triệu sinh viên quốc tế theo học, với khoảng 75% số đó ghi danh vào đại học, thạc sĩ và tiến sĩ. Châu Á chiếm tới 77% số lượng người học.
Sưu tầm theo Thanh niên online

4 điều khác biệt chỉ có tại Cao đẳng Cộng đồng


Hòa nhập vào một trường Cao đẳng cộng đồng cần yêu cầu nhiều nỗ lực từ bạn. Sanford - sinh viên trường Tiderwater Community College là một ví dụ, cô nói rằng cô muốn học tại CĐCĐ và tiết kiệm tiền, bạn có thể tìm các lớp tương đương ở bất kì đâu trong 2 năm đầu. Và đó là quyết định sáng suốt để chuyển tiếp lên Đại học Old Dominion tại Virginia, hiện tại Sanford đã có bằng cử nhân. 


Lựa chọn học tại CĐCĐ là quyết định đúng đắn cho một số bạn mới tốt nghiệp trung học, bởi chi phí rẻ, có chương trình chuyển tiếp cho các bạn lên Đại học uy tín tại Hoa Kỳ. Các bạn nên tìm hiểu một chút về môi trường học Cao đẳng cộng đồng theo 4 gạch đầu dòng sau: 

1. Hầu hết các trường Cao đẳng cộng đồng đều có sự trao đổi với nhau ​​

Các sinh viên không thể nào trải nghiệm hết cuộc sống tại khuôn viên trường ,nếu không dành thời gian ra ngoài, gặp gỡ mọi người và làm quen.

2. Cộng đồng sinh viên ở cao đẳng cộng đồng rất đa dạng:

Học viên theo học tại CĐCĐ có người cũng đã lớn tuổi, người đã có công ăn việc làm và có một số khác đã có gia đình. Nhưng điều này mang lại nhiều lợi ích cho sinh viên vì họ có cơ hội gặp gỡ, làm quen với nhau. Như lời chia sẻ của Karen Goo – trưởng khoa quản lí tuyển sinh trường Cao đẳng cộng đồng Metropolitan cho biết thì CĐCĐ mang nhiều cơ hội cho sinh viên biết nhau, cân bằng công sống , công việc và học tập. Còn đối với môi trường Đại học, sinh viên chỉ có ở trong khuôn viên trường, hít thở - ăn và sống , thật buồn tẻ. 

3. Cần nỗ lực gắn kết học sinh trong mội trường học Cao đẳng cộng đồng nhiều hơn:

Nhiều trường Cao đẳng cộng đồng có các hoạt động ngoại khóa giống với các trường Đại học khác nhưng tại Rhode Island, hầu như học sinh dành thời gian cho việc học và làm thêm. Vì vậy việc kết nối các học sinh dường như là rất khó khăn.


4. Các trường Cao đẳng cộng đồng khá gần gũi với học sinh trong bang 

Mỗi một môi trường có văn hóa đặc thù riêng, nhưng cao đẳng cộng đồng thì có sự khác biệt lớn và tác động đến cộng đồng học sinh tại khu vực sinh sống trong bang đó.

Sanford, học sinh bang Virginia có những trải nghiệm thú vị và Cô ấy nói rằng sẽ không thay đổi quyết định khi nhập học tại Cao đẳng cộng đồng “ Tôi cảm thấy rất hài lòng về con đường tôi đã chọn. Nếu không có những trải nghiệm ý nghĩa này thì tôi cũng không chắc sẽ đi theo hướng này.” Sanford chia sẻ, các bạn học sinh trung học phổ thông đừng nên lo lắng mọi người sẽ nghĩ gì về lựa chọn của bạn, vì khi mọi thứ trở nên tồi tệ thì tự bạn hãy đưa ra quyết định đúng đắn nhất cho riêng mình.

Bài dịch do Nhóm blog tuvanhocbongmy.org dịch, mọi sao chép xin vui lòng ghi rõ nguồn. Xin cám ơn!

Lời khuyên cho các bạn sinh viên về việc làm quen với phương pháp học tại Mỹ trước khi sang Du học


Ở trường đại học tại Mỹ, bạn không thể chỉ học bằng cách ghi nhớ mà phải làm quen với việc đặt câu hỏi. Những sinh viên quốc tế tương lai cần xem xét lại thói quen học tập của mình để chuẩn bị cho việc học ở trường đại học tại Mỹ



Học tập dưới một hệ thống giáo dục đặt nặng việc thi cử và khả năng ghi nhớ, bản thân mình đã gặp phải nhiều khó khăn khi chuyển sang học tập tại trường Đại học ở Hoa Kỳ. Mình không quen cách giáo dục tại Mỹ, bởi họ luôn khuyến khích sinh viên suy nghĩ phản biện và tự tìm ra câu trả lời cho chính mình. Thêm một rào cản lớn mà mình gặp phải không chỉ ở trên lớp đó là mình không biết về lịch sử cũng như chính trị của Hoa Kỳ. 


Vì mình đã hoàn thành khóa học tại Mỹ nên muốn chia sẻ với các bạn những điều hữu ích mình đã học được để giúp các bạn sinh viên quốc tế tương lai.

1. Đừng bao giờ sợ đặt câu hỏi
Sống trong nền văn hóa Trung Quốc với sự ảnh hưởng của Nho giáo, chúng tôi rất tôn trọng giáo viên của mình. Chúng tôi được dạy phải nghe theo lời giáo viên vì họ “luôn luôn đúng”. Chúng tôi chấp nhận tất cả những gì giáo viên dạy. Chúng tôi cũng không muốn bản thân trở thành tâm điểm chú ý. Nhưng ở Hoa Kỳ, sinh viên yêu thích việc đặt câu hỏi và thử thách giáo viên. Ban đầu tôi thấy không thoải mái và nghĩ rằng sinh viên ở Mỹ quá tự nhiên và không tôn trọng giáo viên của mình . Tuy nhiên tôi nhận thấy rằng giáo viên cũng mắc lỗi. Đã từng có nhiều lần người sinh viên đặt câu hỏi giúp cả lớp làm sáng tỏ vấn đề. Đưa ra ý kiến là cách tốt nhất để học vì có thể cũng có nhiều người có câu hỏi giống bạn

2. Học lịch sử của Hoa Kỳ
Ở Mỹ, các trường Đại học yêu cầu sinh viên tham gia các lớp học về lịch sử và chính trị. Khóa học khoa học chính trị là lớp học khó nhất mà tôi từng học. Tôi không biết gì về chính trị Mỹ trước khi tôi đến đây và thậm chí không hiểu thuật ngữ này. Hãy dành thời gian xem lại những sự kiện trong lịch sử nước Mỹ trước khi bắt đầu việc học tại đây bởi nó sẽ giúp bạn qua các môn học trên lớp và hiểu biết hơn về văn hóa Mỹ- đặc biệt trong năm bầu cử.

3. Hãy học theo cách đặt câu hỏi, chứ không phải vì điểm số
Ở trường cấp 3, đạt điểm cao là tất cả những gì tôi quan tâm. Trường học đào tạo chúng tôi trả lời đúng các câu hỏi bằng cách ôn tập lại các kỳ thi trước. tôi không quan tâm về việc hiểu câu hỏi hay việc nâng cao kiến thức. Tôi chỉ quan tâm việc làm đúng câu trả lời để đạt điểm cao.

Tuy nhiên, hệ thống giáo dục tại Mỹ khuyến khích sinh viên cách suy nghĩ và phân tích. Một lần, tôi thử học thuộc quyển sách giáo khoa để chuẩn bị cho kỳ thi giữa kỳ và dường như không hiệu quả.

Các giáo sư đại học muốn bạn suy nghĩ, phân tích quyển sách và trả lời câu hỏi mà không phải chỉ chép từ tài liệu. Làm quen với việc từ đặt câu hỏi: “ Mình đã học được điều gì từ đó? Liệu mình có thể vận dụng vào cuộc sống hàng ngày không?”

4. Lên kế hoạch cho việc học:
Thật là sai lầm khi nghĩ rằng cuộc sống đại học ở Mỹ là dành cho những cuộc vui hay tiệc tùng. Một vài sinh viên nghĩ họ đã học nhiều hơn ở trường cấp 3 và vì vậy họ không cần học và đạt điểm cao- điều này có thể đúng với một vài lớp học tiền đề. Bản thân tôi đã chứng kiến nhiều sinh viên đạt điểm cao thời gian đầu và sau đó trượt ở những lớp học nâng cao hơn và tôi là một trong số họ. 
Điều cuối cùng, bạn sắp bước vào đại học, hãy dành thời gian đánh giá lại thói quen học tập ở trường cấp 3 và xem lại những gì đã làm được, lên kế hoạch học tập từ bây giờ, rèn luyện để khiến bản thân năng động hơn. Ở đại học, bạn không thể dựa vào gia đình hay giáo viên để thúc giục bạn vì  chỉ bạn mới có trách nhiệm với việc học của mình.

Bài dịch do Nhóm dịch blog tuvanhocbong.org, mọi sao chép vui lòng ghi rõ nguồn. Xin cám ơn.


5 bước lựa chọn số trường Đại học cần gửi đơn xin nhập học

Con số kì diệu này phụ thuộc vào mong muốn và sở thích lựa chọn chuyên ngành của bạn. bởi có tới hơn 1 ngàn trường Đại học tại Mỹ tuyển sinh, mà hầu hết các chuyên gia đều cho rằng có “ một số” trường quan trọng bạn nên gửi đơn xin nhập học nhưng số lượng là bao nhiêu mới gọi là “một số”??


Cũng như những điều quan trọng khác trong cuộc sống, câu trả lời chính xác nằm trong mỗi cá nhân, vì “ một số trường” đó là con số mà bạn thấy tự tin khi quyết định nộp đơn. Và đây là 5 bước hướng dẫn để bạn tìm ra số trường thích hợp cho mình: 

Bước 1: Tìm hiểu về hỗ trợ tài chính của trường

Trước khi quyết định apply vào một trường Đại học, bạn nên tìm hiểu về tài chính cũng như các chi phí tại ngôi trường đó, ví dụ như chuyến tham quan trường, các kì thi đầu vào SAT/ACT, phí ghi danh tại trường là bao nhiêu…

Với một số trường có đơn miễn lệ phí nếu bạn đã tham gia kì thi SAT, còn đa số là không có đơn này. 

Bước 2: Cân nhắc lựa chọn ngành học bạn yêu thích

Nếu bạn dự định nhập học vào một lĩnh vực thu hẹp, hiếm có bạn có thể thấy rằng chỉ một số ít trường Đại học có ngành học đó, bạn hãy apply vào tất cả các trường đó, điều này áp dụng có thể chấp nhận được.

Hệ quả của việc chọn ngành là câu hỏi : “ Liệu ngành học này có quan trọng trong kế hoạch sự nghiệp của mỗi cá nhân hay không?”. 

Bước 3: Tiêu chuẩn lựa chọn ngành học

Nếu ngành học bạn lựa chọn có mức cạnh tranh lớn thì nên nộp đơn cho nhiều trường cùng ngành học, điều đó sẽ giúp bạn có được cơ hội trúng tuyển ít nhất là 1 trường.

Việc nộp đơn hay không vẫn phụ thuộc nhiều vào tài chính của gia đình bạn. Bạn có thể nói cho đại diện tuyển sinh của trường biết về thách thức của bạn khi nhập học vào trường là gì. Nếu bạn đang đặt cho mình một danh mục cụ thể, nhưng không phải là ý tưởng cạnh tranh cho ngành học thì bạn có thể áp dụng cho con số từ 6 tới 10 trường.

Bước 4: Xem lại các yếu tố khác

Các trường tại Mỹ đa dạng về văn hóa, địa điểm, môi trường học tập và môi trường sống. Phụ thuộc vào hồ sơ mà bạn có thể rút ngắn danh sách các trường mà bạn định nộp đơn xin học. Một yếu tố quan trọng khác bao gồm là các khoản tài chính. Nếu ngân sách gia đình hạn hẹp, bạn có thể xin apply vào các trường công trong bang nơi các bạn đang sinh sống ( điều này áp dụng cho sinh viên có quốc tịch Mỹ).

Bước 5: Chắc chắn rằng bạn hài lòng với số trường bạn đưa ra

Tôi khuyên các bạn nên có 3 sự lựa chọn hàng đầu để nộp đơn: thứ nhất là dành cho ngôi trường mục tiêu mà bạn phấn đấu vào, hai là trường bạn lựa chọn thêm, ba là ngôi trường ở mức an toàn nhất.

Điều khó khăn nhất là việc quyết định bao nhiêu trường cho đủ? Vậy nên bạn cần có kế hoạch trước cho mình để chuẩn bị thời gian, tiền bạc và mọi áp lực khi làm đơn nhập học gửi đi các trường. Việc quan trọng là bạn cần cân bằng được các yếu tố trên để tránh bị tác động và gây rối cho sự lựa chọn của mình.

Bài dịch của nhóm dịch tuvanhocbongmy.org. Mọi sao chép xin ghi rõ nguồn. Xin cám ơn