Nam sinh nhận Học bổng trường Luật Harvard

Nam sinh nhận Học bổng trường Luật Harvard

Nguyễn Hoàng Khánh, SN 1993, vừa nhận được giấy báo nhập học của trường Luật Harvard, Hoa Kỳ với học bổng hỗ trợ tài chính lên đến 80% tiền học cho chương trình Juris Doctor (hệ cử nhân Luật).

Trước đó, năm 2011, Khánh nhận học bổng Presidential Scholarship trị giá 100% học phí tại ĐH St. John's (New York, Hoa Kỳ). Sau khi hoàn thành chương trình đại học với điểm trung bình tốt nghiệp 3.93/4.0, chàng trai 9x tiếp tục nhận được học bổng 100% học phí cho chương trình thạc sĩ quản trị kinh doanh về tài chính tại ngôi trường này.

Khánh bắt đầu tìm hiểu thông tin về việc nộp hồ sơ vào trường luật Harvard từ 4 năm trước, khi bắt đầu vào đại học St. John's. Nhận thấy trường luật rất coi trọng thành tích và khả năng của các thí sinh ở đại học, thông qua việc sinh viên chọn các lớp khó hay là dễ (vì ở trong hệ thống đại học Mỹ, sinh viên có rất nhiều cơ hội để tự thiết kế chương trình học của mình), các môn học bó hẹp trong một chuyên ngành hay là rộng mở ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong suốt 4 năm, Khánh tận dụng mọi cơ hội có thể để thể hiện tốt trong tất cả những môn mà mình theo học.

“Khi nộp hồ sơ vào trường luật, mình chọn những trường có thế mạnh về luật quốc tế cũng như có nhiều cơ hội cho học sinh thực hành luật không chỉ trong nội địa Mỹ. Harvard là một trong những ngôi trường như vậy. Harvard có mạng lưới các giáo sư luật cũng như những học sinh đã tốt nghiệp trên khắp thế giới, có thể giúp đỡ mình rất nhiều khi mình học xong và quay về Việt Nam để làm việc”, Khánh chia sẻ.

Hành trình đến với học bổng Harvard
Để nhận được học bổng của Harvard, Khánh phải trải qua 2 vòng thi cam go là bài thi đánh giá đầu vào LSAT và vòng thi phỏng vấn. Ngoài ra, Khánh còn phải nộp 2-3 bài luận khác nhau và thể hiện được kinh nghiệm làm việc, hoạt động ngoại khóa trong hồ sơ của mình.


Nguyễn Hoàng Khánh,

Law School Admission Test – LSAT là bài thi đánh giá đầu vào kéo dài 4 tiếng rưỡi mà mọi ứng viên đều phải vượt qua khi muốn ứng tuyển vào các trường Luật ở Mỹ. Bài thi kiểm tra khả năng đọc hiểu nhanh của sinh viên về tất cả các lĩnh vực khoa học, nghệ thuật, xã hội và pháp luật, khả năng tư duy logic, và khả năng phân tích, đánh giá các lập luận.

“Mình tự học và chuẩn bị cho kỳ thi này trong gần 7 tháng (có một số chương trình luyện thi LSAT nhưng mà đắt quá nên mình tự tìm tài liệu và ngồi luyện thi với các tài liệu cũ những năm trước). Tổng số sách và tài liệu luyện thi xếp chồng lên nhau chắc cũng cao gần nửa mét. Điểm thi của mình nằm ở khoảng 98 percentile (cao hơn 98% số người tham gia bài thi này)”, Khánh chia sẻ.

“Một số trường luật như Harvard, Cornell …yêu cầu học sinh phải vượt qua quá trình phỏng vấn trước khi được nhận vào trường. Các câu hỏi phỏng vấn không quá khó nhưng yêu cầu thí sinh phải thể hiện sự tự tin cũng như tính chuyên nghiệp để thuyết phục được văn phòng tuyển sinh của trường. Mình đã chuẩn bị kĩ những câu hỏi có thể bị phỏng vấn và nghiên cứu qua lý lịch, phong cách của từng thành viên trong hội đồng phỏng vấn để trả lời cho phù hợp”, Khánh nói thêm về kinh nghiệm vượt qua vòng thi phỏng vấn.

Về bài luận, chủ đề Khánh chọn là những thách thức và cơ hội của hệ thống pháp luật Việt Nam khi tham gia vào TPP và thể hiện mong muốn tham gia vào quá trình hoàn thiện hệ thống pháp lí trong nước để không mất lợi thế và có thể đứng bình đẳng với các quốc gia tiên tiến khác trên thế giới, giúp đỡ doanh nghiệp Việt Nam tăng khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập quốc tế.

“Trong suốt thời gian xin học bổng, mình đã nỗ lực rất nhiều. Mỗi bài luận, mình phải sửa đi sửa lại 10-15 lần”, Khánh nói.

Lên kế hoạch chinh phục Harvard từ năm đầu tiên Đại học nên Khánh tham gia rất nhiều hoạt động ngoại khóa


Lên kế hoạch chinh phục Harvard từ năm đầu tiên Đại học nên Khánh tham gia rất nhiều hoạt động ngoại khóa cũng như lựa chọn nơi thực tập phù hợp. Trong 4 năm Đại học, Khánh nộp hồ sơ thực tập, làm việc ở nhiều công ty khác nhau cả ở Việt Nam và ở Mỹ, trong đó có đợt thực tập ở một công ty luật sau năm thứ 2 đại học.

Ngoài ra, chàng trai 9x cũng tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa từ ngày còn ở Việt Nam như chủ tịch hội học sinh trường Olympia; chủ tịch hội đồng đánh giá sự kiện thuộc hội học sinh ở ĐH St. John’s trong 2 năm; 4 năm liền, tham gia và quản lí chương trình giúp đỡ học sinh quốc tế và tổ chức các sự kiện đa văn hóa trong trường; tham gia các hoạt động tình nguyện do trường St. John’s tổ chức như phân phát thức ăn cho người vô gia cư ở New York, giúp đỡ sửa nhà cho người thu nhập thấp ở Philadelphia, tham gia tình nguyện ở trại dưỡng lão, và trại trẻ mồ côi, phân phát quần áo ở trung tâm giúp đỡ gia đình thu nhập thấp, đi bộ gây quỹ phòng chống ung thư…

“Cơ hội học bổng ở nước ngoài là vô cùng nhiều, không chỉ ở trong nước Mỹ. Yếu tố cần là biết ngoại ngữ nhưng yếu tố quan trọng nhất là có đam mê và sẵn sang quyết tâm tìm hiểu về các cơ hội du học cũng như học bổng ở nước ngoài. Một khi đã có đam mê và quyết tâm thì việc tìm kiếm nguồn thông tin về các cơ hội trên mạng là không hề khó, nhất là với hệ thống internet ngày nay. Quá trình tìm hiểu có thể dễ dàng hơn và được rút ngắn nếu các bạn có thể liên lạc được những bạn đã và đang du học ở nước ngoài”, Khánh đưa ra lời khuyên cho những bạn trẻ đang tìm kiếm cơ hội du học nước ngoài.

Theo Vietnamnet

Hệ thống Common Application 2016 có thay đổi gì?

Hệ thống Common Application 2016 có thay đổi gì?

1. 5 đề bài luận cá nhân (Personal statement) sẽ được giữ nguyên như năm học 2015-2016.

Những bài luận này là một phần rất quan trọng, giúp nổi bật và tăng “sức nặng” của bộ hồ sơ xin học.

"Chúng tôi muốn chắc chắn rằng tất cả các ứng viên có thể tìm thấy cho bản thân một đề tài phù hợp, và họ có thể sử dụng đề tài đó để viết một bài luận độc đáo và cá tính nhất" - Scott Anderson, Giám đốc cao cấp cho bộ phận Chương trình và Đối tác của tổ chức phi lợi nhuận này cho biết.




Common App cũng công bố số liệu thống kê về việc chọn một trong 5 đề bài luận của tổng số hơn 800.000 ứng viên nộp hồ sơ từ khắp nơi trên thế giới,thông qua hệ thống Common App trong mùa nộp hồ sơ năm 2015-2016:
47 % chọn đề 1: Hãy chia sẻ câu chuyện về xuất xứ hay một câu chuyện gắn liền với bản thân bạn tới mức bạn tin rằng hồ sơ xin học của mình sẽ không đầy đủ nếu bạn chưa kể câu chuyện đó.
22% chọn đề 5: Hãy thảo luận một thành tích hay sự kiện, chính thức hoặc không chính thức, đánh dấu sự thay đổi của bạn từ trẻ con thành người lớn trong bối cảnh nền văn hóa, cộng đồng hay gia đình của bạn.
17% chọn đề 2: Bài học từ những thất bại chính là nền tảng cho thành công trong tương lai. Hãy kể lại về một tai nạn hoặc một trải nghiệm thất bại bạn từng trải qua. Điều này ảnh hưởng như thế nào tới bạn, và bạn học được bài học gì?
10% chọn đề 4: Mô tả một vấn đề bạn đã giải quyết hoặc muốn giải quyết.Đó có thể là thử thách tri thức, đề tài nghiên cứu, tình huống khó xử về đạo đức– bất cứ điều gì quan trọng với cá nhân bạn, không quan trọng quy mô nhỏ hay lớn. Giải thích sự quan trọng của điều đó với bạn và những bước bạn đã làm hoặc sẽ làm để tìm ra giải pháp.
4% chọn đề 3: Hãy suy ngẫm lại một lần bạn đã thách thức một niềm tin hoặc một ý tưởng. Điều gì đã khiến bạn hành động? Bạn vẫn sẽ đưa ra quyết định như vậy một lần nữa chứ?

2. Tài khoản của học sinh, giáo viên, cố vấn (counselor) đã được tạo sẽ không bị xóa mà được sử dụng tiếp sang năm học 2016-2017

Điều này đồng nghĩa với việc học sinh không phải chờ đến tháng 8 để tạo tài khoản Common App mới, mà có thể tạo tài khoản và bắt đầu điền hồ sơ ngay từ bây giờ.

1. Dashboard

Trang Dashboard tổng hợp những thông tin thiết yếu về bộ hồ sơ của bạn như yêu cầu, hạn nộp của từng trường, tiến độ hoàn thành, …Sau khi bạn đã thêm trường vào danh sách My Colleges, những trường này sẽ hiện lên trên bảng của Dashboard cùng với chi tiết nhữ đã nói ở trên. Ô có dấu chấm màu xanh cho thấy bạn đã gửi hồ sơ du học đi cho trường này; ô có dấu chấm tròn vàng đánh dấu rằng bạn chưa hoàn thành một số phần nhất định; ô có dấu gạch ngang màu đỏ chỉ ra rằng phần này không nằm trong yêu cầu của trường, ví dụ một số trường không yêu cầu supplements. Ngoài ra, bạn có thể xóa trường khỏi danh sách bằng cách bấm vào hình thùng rác ở cột cuối bảng. Tuy nhiên, bạn không thể xóa những trường bạn đã hoàn tất nộp đơn ra khỏi danh sách. Deadline sẽ không hiện ra nếu như bạn chưa chọn đợt nộp đơn ở câu Preferred admission plan trong Questions, My Colleges.

2. My colleges

Phần này bao gồm những thông tin cơ bản về tuyển sinh của những trường bạn đã chọn thêm vào danh sách. Bạn được lựa chọn tối đa 20 trường.

a. Questions
General – Preferred admission plan: Câu hỏi này chỉ hiện ra sau khi bạn trả lời câu hỏi về thời gian nhập học – Preferred start term.
Academics: Nếu bạn không chăc chắn về điều này, hãy chọn undecided/undeclared. Vì các trường đại học bên Mỹ không tuyển sinh theo ngành, nên lựa chọn về chuyên ngành dự định không thực sự làm ảnh hưởng đến cơ hội được nhận của bạn. Tuy nhiên, bạn cũng nên tìm hiểu kĩ trước khi chọn, vì nếu trường không có ngành mà bạn ghi trong chuyên ngành dự định, bạn có thể bị đánh giá là không tìm hiểu kĩ về trường.

b. Assign Recommenders

Bạn không thể chọn giáo viên giới thiệu (assign recommenders) nếu bạn chưa hoàn thành toàn bộ phần Education.
FERPA Release Authorization: Đây là nơi để bạn lựa chọn xem bạn có muốn xem thư giới thiệu và đơn của giáo viên sau khi bạn đã nhập học ở một trường đại học Mỹ. Câu này khônghỏi về việc bạn có muốn xem thư giới thiệu và đơn của giáo viên trước khi nhập học ở đại học Mỹ không, vì các trường đại học Mỹ không kiểm soát được việc này. Bạn nên chọn không muốn xem thư giới thiệu và đơn giới thiệu của giáo viên (I waive my right to review all recommendations and supporting documents submitted by me or on my behalf). Lựa chọn có đoc thư giới thiệu và đơn giới thiệu của thầy cô hay không sẽ không thể được thay đổi sau khi bạn đã mời giáo viên giới thiệu.

Signature: Để ký tên cho phần bạn viết họ và tên của mình vào. Bạn có thể viết đầy đủ họ tên theo thứ tự Việt Nam hoặc tên trước, họ sau.

Bạn cần phải khai báo thông tin (invite recommenders) một Counselor – ở Việt Nam là giáo viên chủ nhiệm – và một hoặc hai Teacher – ở Việt Nam là giáo viên bộ môn – để viết thư giới thiệu và điền đơn dành cho giáo viên bằng cách điền thông tin của giáo viên ở trong chỗ Manager Recommenders. Bạn không bắt buộc phải điền email của giáo viên. Nếu bạn không điền email của giáo viên, CommonApp sẽ hiểu là giáo viên muốn gửi các đơn của giáo viên qua mạng, và các đơn này sẽ xuất hiện dưới các file pdf trong tài khoản của bạn để bạn tải về. Bạn có thể thay đổi giáo viên giới thiệu ngay cả sau khi bạn đã mời giáo viên giới thiệu. Sau khi mời, bạn phải chọn giáo viên giới thiệu (assign recommenders) để giáo viên chính thức trở thành người điền đơn giáo viên cho bạn. Nói cách khác, nếu bạn chỉ invite mà không assign thì giáo viên không thể điền đơn cho bạn.
Teacher – Required: Đây là số Teacher tối thiểu để viết thư giới thiệu cho bạn mà trường yêu cầu. Số này không có nghĩa là số thư giới thiệu và đơn giới thiệu bạn cần gửi cho trường. Con số thực sự bằng số này cộng 1, vì ngoài Teacher, Counselor cũng phải viết thư giới thiệu và điền đơn giới thiệu cho bạn

Ở Việt Nam, hầu hết các giáo viên hoặc không dùng email thường xuyên, hoặc bận rộn và không muốn dành quá nhiều thời gian cho việc này, hoặc ngại trước những thủ tục của CommonApp, nên nếu bạn muốn gửi thư giới thiệu qua mạng, bạn có thể xin phép giáo viên tạo một email mang tên giáo viên và invite mail đó trong phần này, cũng như tự điền đơn giới thiệu qua mạng thay giáo viên.

Trong trường hợp giáo viên không muốn điền đơn dành cho giáo viên qua mạng mà muốn dùng bản giấy, bạn hãy bỏ trống phần email khi invite giáo viên. Lúc này các đơn dành cho giáo viên sẽ xuất hiện trong phần Assign Recommenders của bạn dưới dạng các file PDF. Bạn hãy tải các file này về, hoàn thành đơn cùng với giáo viên, và gửi đơn này qua đường bưu điện.

Sau khi mời giáo viên, bạn phải tiếp tục khai báo tên giáo viên sẽ hoàn thành đơn cho bạn ở phần Counselor và Teacher phía dưới để đơn giới thiệu của bạn xuất hiện trong tài khoản CommonApp của giáo viên. Nếu bạn đã mời nhưng không khai báo ở dưới, đơn giới thiệu của bạn sẽ không xuất hiện.

Nếu bạn nộp đơn đợt Early Decision cho một trường, phần Parents sẽ xuất hiện để phụ huynh điền phần của phụ huynh trong bản ED Agreement. Bạn phải khai báo thông tin phụ huynh (invite parent) của bạn bằng cách điền thông tin của phụ huynh trong phần Manage Recommenders, và chọn phụ huynh (assign parent). Nếu bạn chỉ invite mà không assign thì phụ huynh sẽ không điền ED Agreement được. Khi invite, bạn không bắt buộc phải điền email phụ huynh. Nếu bạn không điền email, phụ huynh sẽ phải hoàn thành bản ED Agreement giấy, và bạn phải gửi bản này qua đường bưu điện. Điều này sẽ gây bất tiện cho hội đồng tuyển sinh trong việc theo dõi thông tin từ bạn, giáo viên, và phụ huynh trong ED Agreement. Vì vậy, bạnnên điền email của phụ huynh và để phụ huynh điền ED Agreement qua hệ thống của CommonApp.

3. Common Application

a. Profile

Bạn lưu ý rằng cần thống nhất tên (First name), tên đệm (Middle Name) và họ (Last name), ở các loại đơn và hồ sơ khác nhau, đặc biệt nếu tên bạn có từ 4 chữ trở lên để tránh rắc rối và nhầm lẫn sau này.
Personal Information – Permanent home address: Nếu bạn ở cùng với gia đình của bạn, bạn chỉ cần điền địa chỉ nhà bạn. Nếu bạn không ở cùng với gia đình bạn mà thuê nhà hoặc ở trọ nhà người quen, bạn hãy điền địa chỉ gia đình bạn. Bạn không cần điền địa chỉ nhà trong hộ khẩu nếu địa chỉ nhà trong hộ khẩu khác với địa chỉ nhà bạn. Sau khi bạn điền địa chỉ nhà, CommonApp sẽ xác thực địa chỉ của bạn xem nó có tồn tại không. Nếu bạn thấy thông báo “unable to verify your address”, bạn nên kiểm tra lại xem có viết nhầm hoặc sót địa chỉ không.
Personal Information – Alternate mailing address: Nếu bạn không ở cùng với gia đình bạn mà thuê nhà hoặc ở trọ nhà người quen, bạn hãy điền địa chỉ nơi bạn đang ở. Đây là địa chỉ mà thư và tài liệu của các trường sẽ được gửi đến trong trường hợp bạn điền vào phần này. Nếu bạn không điền phần này, thư và tài liệu sẽ được gửi đến Permanent home address.
Citizenship – Select your…: Bạn hãy chọn Other (Non-US).
Citizenship – List citizenship: Bạn hãy liệt kê các quốc tịch của bạn. Hầu hết học sinh Việt Nam có quốc tịch “Viet Nam”.
Citizenship – Currently held…: Nếu bạn đang học ở Mỹ, bạn hãy chọn loại Visa mà bạn đang có. Nếu bạn đang không học ở Mỹ, bạn hãy chọn I do not hold a currently valid U.S. non-immigrant.
Common App Fee Waiver: Sau khi chọn Yes, bạn sẽ thấy những điều kiện để bạn được miễn phí nộp đơn. Hầu hết những học sinh Việt Nam đều thỏa mãn điều kiện cuối cùng, đó là điều kiện bạn phải cung cấp một tài liệu, tài liệu này còn được gọi là fee waiver, từ giáo viên trong trường về điều kiện tài chính của gia đình bạn không đủ để nộp đơn. Vì vậy bạn có thể yên tâm ký tên ở phần Signature. Xem thêm về cách chuẩn bị và cách gửi Fee waiver ở bài Chuẩn bị Fee Waiver.

b. Family
Household – Parents marital status: Bạn hãy điền tình trạng hôn nhân của bố mẹ hoặc người giám hộ. Separated là ly thân nhưng chưa ly dị. Divorced là đã ly dị. Widowed là một trong hai hoặc cả hai phụ huynh đã mất, bất kể tình trạng hôn nhân.
Parent – Occupation và Employment Status: Nếu bố hoặc mẹ bạn đã nghỉ hưu, hãy chọn Other và Unemployed.
Parent – College lookup: Hầu hết các trường đại học Việt Nam không xuất hiện trong danh sách trường của CommonApp khi điền trường đại học của bố mẹ. Vì vậy bạn chỉ cần tìm tên trường và bấm vào kết quả “ I don’t see the college I am looking for on this list.”c. Education
School – School lookup: Chỉ có các trường trung học quốc tế mới xuất hiện trong danh sách trườngcủa CommonApp. Vì vậy, nếu bạn không học trường quốc tế, bạn chỉ cần tìm tên trường và bấm vào kết quả “ I don’t see the college I am looking for on this list.”
School – Is this a boarding school: Nếu trường bạn không phải trường nội trú, hãy chọn No.
School – Graduation date: Ngày bạn tốt nghiệp không đồng nghĩa với ngày bế giảng hoặc ngày bạn rời trường. Đối với một số hệ thống giáo dục, ví dụ như trung học Việt Nam, để chính thức tốt nghiệp, bạn cần trải qua một kì thi, nhận được kết quả của kì thi đó, và kết quả phải thỏa mãn những điều kiện nhất định. Vì vậy bạn nên điền ngày bạn nhận được kết quả thi tốt nghiệp nếu bạn có trải qua kì thi này. Nếu bạn học trung học Việt Nam, bạn nên ghi ngày 30/6. Bạn không nên ghi ngày bế giảng của trường (một ngày trong tháng 5) vì câu này hỏi về ngày bạn tốt nghiệp, và bạn chính thức tốt nghiệp trung học vào cuối tháng 6.
School – Counselor’s title: Bạn điền “Counselor”.
School – Counselor’s email: Nếu bạn điền email của counselor ở đây, CommonApp sẽ không gửi email yêu cầu viết thư giới thiệu và làm đơn giới thiệu đến cho giáo viên này. Chỉ sau khi bạn đã invite giáo viên này ở mục My Colleges thì CommonApp mới gửi email đến giáo viên.
Other school: Bạn chỉ điền vào phần này tên những trường cấp 3 khác bạn đã học trong trường hợp bạn học ở nhiều hơn 1 trường phổ thông. Bạn không được điền tên trường tiểu học và trung học cơ sở.
Education Interruption: Đây là nơi bạn trình bày những thay đổi về trường lớp trong quá trình học của bạn nếu có. Lưu ý: Nếu bạn có trải qua Năm Chuyển Tiếp (Gap Year) trong những năm cấp 3 thì mới phải trình bày. Nếu bạn trải qua gap year sau khi tốt nghiệp cấp 3 thì khônglàm phần này.
Grades: Nếu bạn học ở trường trung học Việt Nam thì bạn không cần điền vào phần này vì phần này không áp dụng cho các trường ở Việt Nam. Các khái niệm cumulative GPA, passing marks, và weighting chỉ áp dụng cho điểm trung bình tính trên thang 4.0. Bạn cũng không cần gửi bản giải thích về cách chấm điểm của giáo dục Việt Nam vì ở các văn phòng tuyển sinh luôn có những nhân viên phụ trách riêng và biết rõ về hệ thống giáo dục của các vùng miền khác nhau trên thế giới. Khái niệm class rank reporting cũng không áp dụng đối với trung học phổ thông Việt Nam. Class trong chương trình học ở trung học phổ thông Mỹ nói đến toàn bộ học sinh thuộc cùng một khối, và Class Rank là thứ hạng của học sinh so với toàn thể học sinh trong khối đó. Ở Việt Nam, các trường trung học phổ thông không xếp hạng học sinh theo khối.
Grades – Graduating class size: Bạn điền số học sinh của khối 12. Con số này không cần phải chính xác, mà chỉ cần là số ước lượng.
Current year courses: Nếu bạn học ở trường trung học Việt Nam thì bạn không cần điền vào phần này vì phần này không áp dụng cho các trường ở Việt Nam. Học sinh ở trung học Việt Nam không được lựa chọn môn học (course selection) mà học theo chương trình cố định, và hội đồng tuyển sinh ở các trường đại học Mỹ nắm rõ về chương trình học ở trung học phổ thông Việt Nam. Vì vậy bạn hãy chọn “0” cho câu hỏi “How many courses would you like to report?”. Nếu bạn muốn nói về các môn chuyên, môn có hệ số nhân 2, hãy nói trong bảng điểm.
Honors: bạn được liệt kê tối đa 5 thành tích vì vậy bạn nên chọn những thành tích học tập nổi trội nhất để điền vào đơn. Nếu bạn cho hội đồng tuyển sinh biết thêm về các thành tích học tập, bạn có thể điền thêm thông tin ở phần Addtional Information. Sau đây là tên tiếng Anh của một số thành tích học tập phổ biến:

Giải nhất học sinh giỏi quốc gia môn toán : First prize in Mathematics in the National Academic Competition.

Giải nhì cuộc thi Olympic 30-4 môn tin : Second prize in Informatics in Regional Olympiad.

Giải ba cuộc thi học sinh giỏi thành phố môn hóa : Third prize in Chemistry in Municipal Academic Competition.
Future plans – Career interest: Nếu bạn chưa quyết định được công việc bạn muốn theo học ở trường đai học sau này, hãy chọn Undecided. Vì các trường đại học bên Mỹ không tuyển sinh theo ngành, nên lựa chọn về công việc dự định không thực sự làm ảnh hưởng đến cơ hội được nhận của bạn.

d. Testing
Test taken – Do you wish to self report standardized test scores: Bạn nên chọn No. Dù bạn có khai báo điểm ở câu này hay không, bạn vẫn phải gửi điểm thi thông qua các đơn vị tổ chức thi. Nói cách khác, bản tự khai báo điểm không thể thay thế cho bản thông báo điểm chính thức. Nếu bạn chọn Yes và lỡ tay điền sai điểm, bạn có thể gây ra những hiểu lầm và ấn tượng không tốt đối với ban tuyển sinh.
Test taken – International applicants…: Câu hỏi này hỏi rằng việc học lên bậc học sau phổ thông có phụ thuộc vào một kì thi tốt nghiệp chuẩn hóa nào không. Bạn hãy chọn Yes.
Senior Secondary Leaving Examinations – Number of…: Nếu bạn chưa tốt nghiệp trung học, hãy chọn 0. Nếu bạn đã tốt nghiệp, hãy chọn số môn thi tốt nghiệp. Nếu bạn học trung học phổ thông Việt Nam, hãy điền 6.

Senior Secondary Leaving Examinations – Examination Board: Bạn chọn Other.

Senior Secondary Leaving Examinations – Specify…: Bạn hãy điền “Ministry of Education”.

e. Activities

Nếu bạn làm trong đoàn trường hoặc làm một chức vụ trong lớp, bạn hãy chọn “Student Govt./Politics” cho phần Activity Type. Sau đây là tên tiếng Anh cho những chức vụ phổ biến:
Bí thư đoàn trường: President of Student Union.
Phó bí thư: Vice President of Student Union.
Ủy viên/thư kí: Secretary of Student Union.
Lớp trưởng: Class Monitor.
Lớp phó: Vice Monitor.
Bí thư lớp: Class Representative.

Nếu bạn tham gia vào các câu lạc bộ liên quan đến các môn học ở trường, bạn hãy chọn “Academic” cho phần Activity Type.

Nếu bạn tham gia vào đội tuyển thể thao của trường, bạn hãy chọn “Athletics: JV/Varsity” cho phần Activity Type. Nếu bạn chỉ tham gia vào các câu lạc bộ thể thao hoặc những hoạt động thể thao không liên quan đến thi đấu và thành tích nói chung, bạn hãy chọn “Athletics: Club” cho phần Activity Type.

Nếu bạn tham gia những hoạt động mà chỉ liên quan đến bản thân, ví dụ như chơi nhạc hoặc vẽ, bạn hãy ghi “Not Available” vào phần Position.

Nếu bạn muốn miêu tả chi tiết hơn về các hoạt động của bạn, bạn hãy điền các chi tiết này vào mục Additional Information ở phần Writing.

Nếu bạn tham gia một hoạt động vào mùa hè, khi điền thông tin cho hoạt động này, bạn hãy chọn năm học trước mùa hè cho mục Participation Grade Level. Ví dụ, nếu bạn tham gia một hoạt động vào mùa hè trước năm lớp 11, bạn hãy chọn năm lớp 10 cho mục này.

f. Writing
Personal Essay: Số từ phải nằm trong khoảng 250 – 650. Nếu số từ của bạn vượt quá mức 650 từ, bài của bạn sẽ bị cắt ngang để đủ 650 từ.
Additional Information: Đây là phần bạn có thể dùng để điền thêm những thông tin mà bạn chưa có cơ hội điền ở các chỗ trước đó, ví dụ như hoàn cảnh gia đình, hoặc chi tiết về các thành tích học tập và các hoạt động ngoại khóa của bạn.

Nếu bạn điền nhiều loại thông tin khác nhau vào phần này, bạn nên đặt tiêu đề ở đầu các phần thông tin và đặt một hàng dấu gạch ngang ở giữa các phần thông tin. Ví dụ:

[Tên của bạn]’s Details about Extra-curricular Activities

[Nội dung của phần này]

– – – – –

[Tên của bạn]’s Family Situation

[Nội dung của phần này]

Bạn có thể trình bày thành tích học tập như sau:
Honor’s Title: Bạn hãy ghi tên thành tích học tập.
Grade level: Bạn hãy ghi khối lớp mà tại đó bạn đạt được thành tích này.
Details: Bạn nên cung cấp thông tin cụ thể nhất để giúp hội đồng tuyển sinh hiểu rõ hơn về các thành tích này. Ví dụ, bạn có thể đề cập đến số lượng thí sinh tham gia, và số vòng thi, để hội đồng tuyển sinh thấy được nỗ lực của bạn và quy mô của những thử thách bạn đã trải qua. Số lượng thí sinh càng nhiều, hoặc số vòng thi càng nhiều, thì thành tích của bạn càng có giá trị trong mắt hội đồng tuyển sinh. Bạn cũng có thể đề cập đến số tiền thưởng bạn nhận được để cho hội đồng tuyển sinh thấy giá trị của thành tích này.

Bạn có thể trình bày thành tích hoạt động ngoại khóa như sau:
Activity’s Name: Bạn hãy ghi tên câu lạc bộ, dự án, hoặc tổ chức bạn tham gia.
Time: Bạn nên ghi theo định dạng [tháng]/[năm] – [tháng]/[năm]
Description: Bạn nên giới thiệu ngắn gọn hoạt động này trong vòng 1-2 câu, ví dụ như đề cập mục tiêu của hoạt động và đối tượng mà hoạt động hướng tới.
Position: Nếu bạn chỉ giữ một vị trí trong suốt hoạt động thì bạn hãy ghi vị trí của bạn vào đây. Nếu bạn giữ nhiều vị trí khác nhau trong những giai đoạn khác nhau thì bạn hãy ghi theo cấu trúc [vị trí] ([tháng]/[năm] – [tháng]/[năm]), và đặt dấu phẩy giữa các vị trí đó. Bạn nên sắp xếp các chức vụ theo thứ tự tăng dần về độ quan trọng.
Highlights: Bạn chỉ đề cập những thành tích hoặc kết quả nổi bật bạn đã đạt được khi tham gia hoạt động này, và không nên liệt kê tất cả những nhiệm vụ bạn đã làm. Việc liệt kê hết những nhiệm vụ của bạn không làm nổi bật được hoạt động này, và khi bạn đề cập thành tích thì hội đồng tuyển sinh cũng hình dung ra được những công việc bạn đã làm. Ví dụ: “Thu hút 500 đơn đăng kí cho hội thảo cùng với ban Quan hệ Công chúng” thay vì “Phát tờ rơi, quảng cáo trên facebook, tổ chức buổi cung cấp thông tin, đăng bài trên Forum, và kết quả là thu hút được 500 đơn….”.

Bạn chỉ nên liệt kê những hoạt động có ý nghĩa nhất với bạn, những hoạt động bạn tham gia trong vòng 1 năm trở lên, và những hoạt động mà bạn học được nhiều nhất từ đó. Việc liệt kê những hoạt động không thỏa mãn các điều kiện trên vừa không làm cho hồ sơ của bạn mạnh hơn, vừa làm cho các hoạt động thỏa mãn các điều kiện trên khó nổi bật.

Bạn nên cung cấp thông tin cụ thể thay vì chỉ đưa ra những câu nói chung, để giúp hội đồng tuyển sinh hiểu rõ hơn về thành tích hoạt động của bạn. Những thông tin cụ thể này có thể là những kết quả, thành tích bằng số, hoặc Ví dụ:

“Tham gia chuẩn bị 500 phần cháo cho bện nhân ung thư trong vòng 2 ngày” thay vì “Chuẩn bị cháo cho bệnh nhân ung thư”
“Dạy chương trình tiếng Anh lớp 1 cho 50 trẻ em” thay vì “Dạy tiếng Anh cho trẻ em”.

Sưu tầm

Liệu nhập học trường luật mà không cần điểm LSAT?



Sau đây là 3 câu trả lời thích đáng cho việc nộp đơn vào trường Luật tại Mỹ có cần điểm LSAT hay không. Vì cho đến bây giờ chỉ có một trường giảm yêu cầu điểm LSAT.


Trường đại học luật Arizona Rogers gần đây đã thông báo sẽ không yêu cầu ứng viên làm bài thi LSAT. Thay vào đó, các thí sinh sẽ có thể gửi điểm GRE hoặc điểm LSAT khi ứng tuyển.

Liên hiệp tòa án Mỹ, cơ quan kiểm định các trường luật, đã có cùng hướng đi khi thông báo vào năm 2014 rằng các trường được phép tiếp nhận một số lượng nhỏ sinh viên không có điểm LSAT.


Hôm nay, tôi sẽ thảo luận về những hướng đi tiềm năng của hai sự thay đổi này, và xem nó có ý nghĩa như thế nào đối với những thí sinh của trường luật hiện tại và trong tương lai.

1. LSAT và GRE khác nhau như thế nào?

GRE có mối liên hệ chặt chẽ với SAT. Nó liên quan đến toán học và lý luận định lượng, kiểm tra từ vựng một cách rõ ràng. Mặt khác, LSAT không bao gồm toán hoặc định lượng lý luận và không kiểm tra từ vựng một cách rõ ràng. Nó kiểm tra tuyến tính , logic và tư duy sơ đồ nhiều hơn rất nhiều so với GRE.

Một điểm khác biệt lớn giữa hai bài kiểm tra này là thời gian. Bài thi LSAT được thiết kế trong thời gian ngắn ở mỗi phần (35 phút), vì vậy nó dành cho những người có khả năng xử lý và tổng hợp thông tin một cách nhanh chóng. Bài thi GRE ít hạn chế về thời gian hơn, và hầu hết mọi người có thể trả lời tất cả các câu hỏi trong khoảng thời gian cho phép.

Sự khác biệt giữa các bài kiểm tra này phản ánh mục đích ban đầu của chúng . Như tôi đã nói với khách hàng tại Stratus Prep, bài thi LSAT là một thử nghiệm được thiết kế đặc biệt cho các ứng viên học luật và có ý nghĩa đo khả năng cần thiết để thành công trên một kỳ thi học luật điển hình, cụ thể là, xử lý nhanh chóng và tổ chức thông tin, sự hiểu biết về các vấn đề phức tạp liên quan đến nhau trong một khoảng thời gian hạn chế.

Mặt khác, bài kiểm tra GRE thường được dùng cho tất cả các ứng viên sau đại học, trừ các trường luật, y, và gần đây là trường kinh doanh. Do đó nó kiểm tra những kỹ năng rộng hơn LSAT, nhiều kỹ năng trong số đó không liên quan đến khả năng của một sinh viên luật

2. Liệu đây có phải là khởi đầu của một xu hướng?

Có thể là không. Ngoại trừ trường đại học Arizona, không một trường nào trong số 200 trường luật ABA thông báo chính sách tương tự. Thực tế, một vị trưởng khoa từ một trong 14 trường luật hàng đầu đã nói rằng trường của bà ấy không có ý định loại bỏ bài thi LSAT.

Bài thi LSAT là một phần không thể thiếu trong kỳ tuyển sinh vào trường luật, và hội đồng tuyển sinh nắm rất rõ cách sử dụng điểm LSAt để so sánh khả năng của các thí sinh và hiểu được khả năng của mỗi thí sinh trong hoàn cảnh ứng dụng rộng hơn.

Thêm nữa, bởi vì LSAT được thiết kế đặc biệt cho những sinh viên trường luật, hội đồng tuyển sinh thường thoải mái hơn với khả năng phán đoán liệu một thí sinh có khả năng trở thành sinh viên trường luật hay không. Mặc dù trường đại học Arizona khẳng định rằng bài kiểm tra GRE cũng dự đoán chính xác khả năng của một sinh viên luật, nhưng ABA vẫn chưa độc lập kết luận rằng GRE có thể đáp ứng mục đích trên được tốt.

3. Nếu bạn gặp khó khăn với bài thi LSAT, liệu bạn có nên chờ tới khi GRE được chấp nhận rộng rãi?

Ngắn gọn là không. Có thể năm tới các trường đại học sẽ bắt đầu chấp nhận bài kiểm tra GRE. Nhưng nếu bạn có dự định ứng tuyển vào trường luật trong vài năm tới, bạn nên thi bài thi LSAT

Bạn có những câu hỏi về việc chuẩn bị cho bài thi LSAT? Hãy tìm hiểu tại các bài đọc liên quan dưới đây:
Điều kiện Du học ngành luật
Du học Mỹ với ngành luật

Bài dịch do nhóm blogger tuvanhocbong.org thực hiện. Mọi sao chép vui lòng ghi rõ nguồn. Xin cám ơn.


Học bổng ngành Luật tại Mỹ

Kì tiếp theo

Học bổng

Học ở Mỹ, cái gì cũng thích, chỉ có tiền là tốn nhiều. Mức học phí trường luật ở Mỹ thực sự quá đắt đỏ. Trung bình mỗi năm $47,000 tiền học và $15,000 sinh hoạt phí (con số thay đổi tùy trường và bang). Sinh viên bản xứ cũng phải vay nợ chính phủ để đi học chứ đừng nói đến sinh viên quốc tế chật vật mức nào. Rất nhiều bạn muốn xin học bổng nhưng thực sự các bạn đã hiểu câu chuyện đằng sau nó? Tại sao trường ở Mỹ cho học bổng? Làm thế nào để có học bổng?

Xuất sắc không phải là tất cả. Nhiều người nghe nói đến đi du học và có học bổng là nghĩ ngay đến chắc họ phải xuất sắc lắm. Cũng không chắc.

Chính phủ Mỹ bảo trợ công dân của họ rất tốt. Người bản xứ học JD có mức học phí riêng. Người nào học tại bang mà họ là resident thì chỉ cần đóng một nửa. Người đã từng phục vụ trong quân ngũ nhiều khi được miễn toàn bộ tiền học, kể cả là ở các trường tư. Mặc dù hầu hết sinh viên bản xứ phải vay nợ chính phủ để học luật nhưng rất nhiều trong số họ cũng được học bổng. Phổ biến là $1,000-$10,000/năm. Trường hợp nhiều hơn cũng có. Điểm LSAT và GPA đại học càng cao thì học bổng càng nhiều.

Nhưng cũng chính vì sự ưu đãi này mà budget dành cho chương trình JD của các trường bị ảnh hưởng. Họ phải tìm nhiều nguồn khác để duy trì hoạt động như tiền đóng góp từ cựu sinh viên (alumni gift), tiền dự án nghiên cứu, các khóa học mùa hè và đặc biệt là chương trình LLM, SJD. Có thể ví LLM và SJD như thỏi nam châm hút ngoại tệ về cho mỗi trường. Câu chuyện quay trở về bài toán kinh doanh dịch vụ giáo dục.

Học bổng LLM

Thời điểm dễ có học bổng LLM nhất theo tôi là ngay sau khi tốt nghiệp cử nhân luật. Trường sẽ xét đến quá trình học tập trong 4 năm của bạn. Nhiều yếu tố như GPA cao, IELTS hoặc TOEFL cao, có các bài viết được đăng trên các báo uy tín (VD như Tạp chí luật học, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp,…) hoặc bài nghiên cứu được giải (VD như cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học, sách hoặc đề tài nghiên cứu cùng thầy cô giáo), học 2 bằng,… Theo kinh nghiệm bản thân, trong khi trường châu Âu đề cao khả năng học thuật thì trường Mỹ lại rất thích sự năng động ở sinh viên. Ví dụ như đã đi thực tập trong quá trình học, tham gia các cuộc thi trong ngoài nước, tham gia các hoạt động giao lưu quốc tế,…

Điều thứ 2 trường luật ở Mỹ muốn khi tuyển sinh là tính đa dạng của khóa học, tức là họ tìm kiếm sự khác biệt. Bạn được chọn không phải vì bạn có “tính Mỹ” mà vì bạn đại diện cho một cái gì đó rất riêng của bạn, của nước bạn. Ví dụ như học 2 ngành song song (kinh tế và luật chẳng hạn), có tài lẻ, chơi thể thao, chơi nhạc cụ truyền thống, nói nhiều thứ tiếng, có giải về leadership,…

Tại sao nói là dễ nhất? Vì trong 4 năm học bạn có nhiều thời gian và cơ hội để làm giàu bản thân mình. Còn nếu ra đi làm 1-2 năm thì với các vị trí khởi điểm, bạn không có gì nhiều để ghi vào CV. Hơn nữa, đã đi làm tức là bạn coi như đã có khả năng độc lập kinh tế. Vậy thì trường sẽ nghĩ bạn sẽ không cần tiền nhiều bằng những người đang hoặc mới học xong.

Tiếp nữa là bạn có thể tranh thủ các chương trình hợp tác giữa trường luật bạn theo học và trường ở Mỹ. Cho học bổng cũng là một cách để họ PR. Bởi vậy đối tượng (có nguyện vọng làm) giảng viên và công chức nhà nước thường được ưu tiên. Thử tưởng tượng bạn nghe nói giảng viên mình thích hoặc thẩm phán tòa tối cao từng học ở trường đó thì bạn có thích chọn trường đó hơn không? Tiền học bổng họ cho đi chính là khoản đầu tư dài hạn để có lợi ích kinh tế về sau này.

Thực ra, nếu nói là thời điểm TỐT nhất để đi học thạc sĩ, có lẽ luôn là vài năm sau khi bạn đã đi làm. Bởi khi đã đi làm bạn biết bạn muốn học gì hơn. Nhưng chưa chắc lúc đó bạn đã DỄ xin được học bổng.

Học bổng SJD

Gần như 100% dành cho học giả, giảng viên, công chức nhà nước. Nhưng thông thường đối tượng này sẽ phải xin học bổng từ chính phủ hoặc tổ chức tài trợ họ.

Học bổng JD

JD quả thực có chương trình đào tạo cực kì hay, rất khác biệt so với LLM.

Nếu bạn có LSAT thật cao, khoảng 160 trở lên thì khả năng có học bổng càng lớn.

Nếu bạn có bằng cử nhân về kĩ thuật, y dược, vật lý, toán, tài chính ngân hàng, công nghệ thông tin,… thì khả năng trường luật nhận bạn vào học và cho học bổng càng cao. Vì những bằng này thể hiện trình độ của bạn, nói nôm na là không làm giả được. Và background trong các ngành này cũng khiến bạn dễ xin việc vào các văn phòng luật hơn sau khi tốt nghiệp.

Nếu bạn có bằng cử nhân luật và đặc biệt đã hành nghề được một thời gian thì hầu như bạn sẽ không được cho học bổng. Vì khi đặt bạn lên bàn cân so sánh cùng các ứng viên khác, bạn có hiểu biết về luật quá nổi trội. Như vậy là không công bằng. Chưa nói đến câu chuyện xin visa sang Mỹ sẽ khó khăn hơn khi bạn quá giỏi, độc lập kinh tế và không có vướng bận gì ở nước sở tại. Chẳng có gì chứng minh nổi bạn sẽ trở về sau khi học xong.

Những người đã đi làm mà muốn đi học JD thì thường tự bỏ tiền hoặc do công ty tài trợ tiền với yêu cầu cam kết quay trở lại làm việc.

Nói tóm lại, ngoài những thứ hiển nhiên như khả năng học thuật và ngôn ngữ, nếu bạn biết được lí do kinh tế như trên thì bạn có thể định hướng tốt hơn khi xin học bổng học luật tại Mỹ.

Một lí do khiến việc học JD ở Mỹ rất hay là vì có rất nhiều cơ hội thực hành trong quá trình học. Nghe có vẻ hoa mỹ nhưng thực chất là để thử lửa xem bạn thích làm gì về sau (in-house counsel, public interest, prosecution, transactional, litigation,…); networking với giới luật sư; tìm việc sau khi tốt nghiệp (nếu thể hiện tốt, có những nơi sẽ đảm bảo tuyển bạn luôn); đi du lịch; và tất nhiên, làm đẹp CV.

Phòng thực hành luật của trường (legal clinic) và văn phòng Career Development Office luôn có rất nhiều thông tin về internship, externship, clerkship, clinical practice cho bạn apply. Ở Mỹ đang có tranh cãi về việc trong tương lai mọi công việc thực tập đều phải có thù lao và phải ít nhất phải bằng mức lương tối thiểu. Còn hiện tại, quan điểm phổ biến là các vị trí này hoặc sẽ có thù lao hoặc sẽ được tính vào số tín chỉ học.

Internship là công việc thực tập, có hoặc không lương. Là vị trí ngắn hạn. Có nhiều công ty luật cứ mỗi mùa hè lại tổ chức internship program trong 8 – 12 tuần dành cho sinh viên luật. Thực tập sinh sẽ được đào tạo, được tham gia vào các vụ việc, được giao những công việc cụ thể như viết memo, brief,…

Externship khá giống internship, nhưng được coi là “shadow position”. Tức là hầu như chỉ được đi theo luật sư để quan sát học hỏi, không có vị trí cũng không được tham gia hoặc giao công việc.

Clerkship là vị trí thực tập hỗ trợ các thẩm phán hoặc văn phòng công tố. Khi thẩm phán nhận một vụ việc, họ sẽ cho bạn đọc tất cả các tài liệu, đơn khởi kiện, chứng cứ của cả nguyên đơn và bị đơn. Nhiệm vụ của clerk là legal research vấn đề và viết memo phân tích một cách khách quan vụ việc để giúp thẩm phán đưa ra phán quyết.

Clinical practice là vị trí thực hành luật trong phòng thực hành pháp luật tại trường (legal clinic). Thường chỉ có sinh viên năm cuối được làm. Cơ bản là họ sẽ tiếp nhận vụ việc, legal research, viết memo, brief, thu thập chứng cứ, nói chuyện với khách hàng, ra tòa bảo vệ thân chủ,… như một luật sư thực thụ. Nhưng họ luôn phải được giám sát bởi một giáo sư phụ trách trong clinic. Đặc biệt khi ra tòa trình bày họ luôn phải có giáo sư ngồi bên.

Research assistant là người phụ giúp giáo sư nghiên cứu cho dự án hoặc bài viết nào đó. Đây là công việc có trả lương.

Journal editor. Mỗi trường luật đều có một hoặc nhiều tạp chí pháp luật của mình về nhiều mảng như international law, IP law,… Điểm đặc biệt là giáo sư chỉ là người chịu trách nhiệm cao nhất, còn lại tất cả các vị trí như editor, editor-in-chief đều do sinh viên trong trường đảm nhiệm. Họ tiếp nhận các bài viết, kiểm tra trích dẫn, chất lượng bài viết và lựa chọn để in vào journal của trường. Nhiều người không biết rằng quyển Bluebook – A Uniform Syste of Citation nổi tiếng cũng được tổng hợp bởi toàn sinh viên. Chỉ có những sinh viên xuất sắc sau năm nhất mới được nhận vào làm trong journal. Dù vậy, nhiều người gọi công việc này là “cheap labour” vì đầu tư chất xám rất nhiều mà không có lương.

Paralegal vs. trainee lawyer

Đây cũng là sự khác biệt rất đáng lưu ý giữa việc bắt đầu thực hành luật ở Việt Nam và ở Mỹ.

Ở Việt Nam, ngay sau khi tốt nghiệp, cử nhân luật có thể xin vào làm việc tại các văn phòng. Vị trí bắt đầu thường là intern, sau đó là paralegal, rồi trainee lawyer, associate, senior associate, junior partner, partner, managing partner,… Paralegal được coi là một vị trí bắt đầu của người muốn trở thành luật sư. Nó nằm trong chuỗi thăng tiến công việc của một lawyer-to-be. Thường sau khi đã lấy được bằng luật sư, bạn mới được thăng tiến thành trainee lawyer.

Trong khi đó ở Mỹ, paralegal nằm tách biệt hoàn toàn khỏi legal career path. Module Rule of Professional Conduct quy định các nguyên tắc cho hành nghề luật sư. Trong đó, tất cả các luật sư làm trong cùng một công ty luật chịu trách nhiệm liên đới. Paralegal không nằm trong số đó. Yêu cầu tuyển dụng paralegal cũng không cần có bằng cấp liên quan tới luật. Cùng lắm là yêu cầu có chứng chỉ paralegal (đào tạo trong 1 năm). Paralegal chỉ làm một công việc duy nhất là research, tìm kiếm cases và statutes cho từng vụ việc. Trong khi đó lawyer là người nhận các file research sẵn đó để nghiên cứu, viết thành memo hoặc brief. Sinh viên luật ở Mỹ thường chỉ làm internship khi còn đi học. Khi tốt nghiệp, họ phải thi đỗ bar và bắt đầu công việc với vị trí trainee lawyer.

Có một số nhà tuyển dụng ở Mỹ dị ứng với JD từng làm paralegal trước đó. Nếu có đủ khả năng tại sao không học luật sư ngay từ đầu mà lại làm paralegal. Họ cho rằng như vậy là thiếu tham vọng hoặc khả năng có hạn.


Các hình thức kiểm tra trong trường luật ở Mỹ

Vậy một ngày điển hình của sinh viên luật ở Mỹ là gì? Đơn giản là đọc, đọc, đọc, lên lớp, đọc, đọc, đọc, ăn, ngủ, và lại đọc. Học luật tức là phải đọc rất nhiều và đọc rất khó. Ngay đến những sinh viên bản xứ cũng cảm thấy khó khăn khi phải làm quen với cuộc sống trong trường luật. Họ thậm chí chỉ ngủ 3 – 5 tiếng/ngày.

Hầu hết các môn học chỉ có 1 bài kiểm tra duy nhất cuối kì. Vậy tại sao họ phải căng sức hàng ngày như vậy? Thứ nhất là vì kiến thức quá nhiều. Các nguyên tắc (rule, principle, test) được dạy thông qua các vụ việc cụ thể. Với mỗi vấn đề pháp luật ở Mỹ, quan điểm lại rất khác nhau tùy thời điểm, tùy luật từng bang (jurisdiction). Bởi vậy cách duy nhất để hiểu rõ, nhớ và áp dụng được chính là đọc cases, chuẩn bị bài kĩ trước khi lên lớp. Thứ hai là vì phương pháp dạy socratic. Tài liệu được giao cho sinh viên đọc trước. Khi lên lớp, giáo sư gọi bất chợt sinh viên trả lời câu hỏi và cả lớp cùng thảo luận sâu vào vấn đề. Nếu không trả lời được sẽ cảm thấy không thoải mái, bị đánh dấu tên và thậm chí bị trừ điểm. Thứ ba là vì hầu hết sinh viên đều chịu khoản nợ học phí khoảng $100,000. Họ đánh cược để vào trường luật và sẽ phải bắt đầu trả nợ ngay sau khi tốt nghiệp. Bởi vậy, họ buộc phải học tốt để kiếm được công việc sau này.

Trường luật ở Mỹ cũng áp dụng đa dạng hình thức kiểm tra, phụ thuộc vào ý muốn của từng giáo sư cho lớp của họ.

– Phổ biến nhất là kiểm tra viết cuối kì (in-school exam). Mặc dù mỗi buổi thi thông thường 2 – 4 tiếng liên tục nhưng sinh viên vẫn không đủ thời gian để phân tích hết tất cả các vấn đề. Đề bài thường có 2 vụ việc giả định. Sinh viên được yêu cầu nêu tất cả các arguments có thể để bảo vệ cho nguyên đơn hoặc bị đơn. Một số giáo sư cũng cho thêm phần trắc nghiệm. Tuy nhiên câu hỏi sẽ không hiển nhiên như luật quy định thế nào, mà luôn là vụ việc giả định với câu hỏi “đâu là argument mạnh nhất”, “đâu là argument yếu nhất”, “đâu là kết quả có khả năng nhất mà tòa sẽ đưa ra”,…

– Tiếp theo là take-home exam. Thời gian có khi thoải mái từ đầu kì, nhưng chủ yếu là 24 hoặc 36 tiếng. Sinh viên được yêu cầu viết paper, memo hoặc brief dựa trên đề bài.

– Midterm exam. Kiểm tra giữa kì, thường là paper về nhà.

– Quiz. Cứ mỗi đầu tuần giáo sư lại cho làm quiz 5 phút đầu giờ về nội dung học của tuần trước và phần đọc của tuần này.

– Clicker questions. Giống như trong Ai là triệu phú có phần hỏi ý kiến khán giả trong trường quay. Tại lớp học ở đây giáo sư hỏi ý kiến toàn bộ sinh viên trong lớp và tính tỉ lệ trả lời các đáp án. Mỗi sinh viên có một clicker. Mỗi lớp có một channel riêng. Các câu hỏi clicker vẫn được tính vào điểm tích lũy của lớp học.

– Group assignment. Báo cáo theo nhóm.

– Presentation. Thuyết trình trên lớp.

– Các môn kĩ năng như legal writing thì điểm sẽ rải đều với các assignment trong kì học như viết memo, brief, note (directed research paper).

Thông thường mỗi lớp học chỉ áp dụng in-school hoặc take-home exam là bài kiểm tra duy nhất để lấy điểm cả kì. Tuy nhiên cũng có giáo sư áp dụng nhiều loại vào chung một lớp. Mọi thứ phụ thuộc rất nhiều vào ý kiến chủ quan của giáo sư muốn dùng cách nào để đánh giá sinh viên chính xác nhất.

Điểm khác biệt của nền giáo dục luật ở Mỹ là solution-based. Tức là coi trọng giải pháp. Khi viết một paper, sinh viên được yêu cầu sau khi xác định được vấn đề (problem/issue) thì chỉ đề xuất 1 giải pháp duy nhất (solution). Giải pháp đó được đặt trang trọng làm đề tài (thesis). Toàn bộ paper không dành để miêu tả background, nguyên nhân, hậu quả của vấn đề tồn tại mà để nêu ra các lí do chứng minh giải pháp mình nêu ra là có giá trị. Đây là điểm rất khác biệt đối với việc viết nghiên cứu ở Việt Nam. Phổ biến vẫn là vấn đề (problem/issue) được đặt làm đề tài (thesis). Toàn bộ thời lượng bài viết được chia đều để nói về background, nguyên nhân, mô tả và hậu quả của vấn đề. Phần giải pháp (solution) được đặt ở cuối cùng, thường có rất nhiều và không cần chứng minh tính ứng dụng.

Sưu tầm và tổng hợp

Bài đọc liên quan

Điều kiện Du học ngành Luật tại Mỹ

Không như ở Việt Nam, để được đào tạo luật tại Mỹ, bạn cần phải tốt nghiệp ĐH. Các trường ĐH Mỹ cũng không cấp bằng cử nhân luật.

Hàng năm, các trường luật uy tín tại Mỹ nhận rất nhiều hồ sơ của các ứng viên đã là tiến sĩ ở một ngành nào đấy và muốn đổi nghề làm luật sư. Hội đồng xét tuyển sẽ căn cứ vào điểm số (điểm trung bình toàn khóa học, điểm của từng môn học) mà bạn đã từng học, khả năng tiếng Anh, thư giới thiệu, bài viết về bản thân… và một kì thi tuyển đầu vào (tùy từng trường, có thể là kỳ thi LSAT - Law School Admission Test).

Mức học phí trung bình 1 sinh viên luật cần chi trả khoảng 47.000 USD/năm tiền học và 15.000 USD/năm chi phí sinh hoạt (chi phí du học Mỹ thay đổi tùy theo trường và bang).


Trường hợp bạn do đã có bằng cử nhân luật tại Việt Nam nên bạn có thể tham khảo chương trình thạc sĩ chuyên ngành quản trị nguồn nhân lực. Điều kiện đầu vào thạc sĩ Mỹ thông thường là tốt nghiệp ĐH có điểm trung bình chiếm khoảng từ 70-75% tổng điểm. Trong trường hợp điểm trung bình của bạn dưới mức điểm đó, bạn có thể được yêu cầu học khóa dự bị thạc sĩ hoặc các khóa học chuyển tiếp sau ĐH từ 3-9 tháng.

Về tiếng Anh, bạn cần có điểm IELTS 6.5 hoặc TOEFL iBT 80. Trong trường hợp bạn chưa đủ điểm tiếng Anh, bạn có thể đăng ký học khóa tiếng Anh ở Mỹ rồi vào học thạc sĩ. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của chúng tôi, việc thi tiếng Anh trước khi nộp hồ sơ sẽ thuận lợi hơn nếu có điểm IELTS từ 5.5 trở lên/ hoặc có điểm TOEFL iBT tương đương.

Một số chương trình thạc sĩ còn yêu cầu bài thi chuẩn hóa GMAT hoặc GRE. Ngoài ra, ứng viên cũng cần cung cấp thêm thư giới thiệu, bài viết về bản thân, CV…

Điều kiện du học Mỹ ngành Luật năm 2016

Vì sao nên chọn học ngành Luật tại Mỹ?

Được học các bài học khổng có trong sách vở: Học tập tại Mỹ ngành Luật không đơn thuần đấy là học về kiến thức pháp luật cũng như hệ thống pháp luật thuộc đất nước ngoài. Do lẽ, có trẻ trung hầu hết điều các bạn sở hữu thể học được bằng quá trình đi học nước ngoài này, cụ thể đó chính là cách thức khiến việc, tiếp cận vấn đề, bí quyết tư duy để tìm giải pháp cho các vấn đề đó. Anh quốc chúng ta xác định “pháp luật chẳng hề khô khan” và “luật sư tư vấn chớ phải chính là quân sư quatj giấy”. Cụ thể là đối với 1 số trường tương thích tư vấn khách hàng, luật sư phải vận dung câu chữ của bản thân để giải thích những quy định sao cho logic và dễ hiểu nhưng vẫn phai đảm bảo tính ăn nhập pháp của suy luận đó.

Đang nói hơn, kĩ năng viết lách, kinh nghiệm trình bày văn bản khá vô cùng với cần thiết . Tác giả bài viết cũng rất cho biết đối với những nhà tuyển dụng tư vấn chuyên phục vụ khách hàng nước ngoài, viết lách cũng rất đấy chính là một công lập cụ PR (quan hệ truyền thông) phong cách tốt để thu hút sự chú ý của các khách hàng hoặc thể hiện uy tín của công ty.

Học Luật tọa lạc thủ đô đất nước Mỹ: Chẳng chỉ nằm những quốc gia phương Tây, hầu hết nước phát triển tọa lạc châu Á như Singapore, Nhật Bản hoặc Hàn Quốc cũng rất sở hữu các chương trình thú vị. Đối cùng với những ai muốn học tại nước ngoài Nhật Bản, bạn sở hữu thể thử đăng kí học bổng của Đại học Nagoya. Thuộc Hàn quốc, trường TBLU (Transnational Law and Business University – Đại học liên quốc gia về Luật và Thương mại) sở hữu liên kết với Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Hơn nữa, những đất nước như xứ sở kangaroo và 1 số quốc gia châu Âu (Thụy Điển, Hà Lan…) tương đối rất phong cách có uy tín về ngành học này. Bạn sở hữu thể tham khảo chi tiết về thông tin các chương trình giảng dạy ngành Luật sau Đại học tại www.Llm-guide.Com.

Những công ty luật nổi tiếng thế giới có văn phòng tại Việt Nam nhiều đấy chính là của Vương quốc Anh hoặc là Mỹ (trừ Allens Arthur Robison của quê hương của chuột túi và Gide Loyrette Nouel của Pháp). Vì thế, Lợi đã chọn lựa Mỹ.

Còn tại sao lại sử dụng học tọa lạc Washington DC đấy là Do vì các trường nằm đây luôn sở hữu tên trên bảng xếp hạng (lưu ý chính là thứ hạng của trường càng cao thì tỉ lệ thuận cùng học tiền càng đắt đỏ). Chưa kể đội ngũ những alumni (cựu học sinh) của trường tương đối toàn những nhân vật thành công sau mỗi khi nhận được bằng.

Một lí do thứ ba nữa là vì thủ đô của Mỹ được xem ấy là có tính thế giới hơn so cùng với những bang khác. Tất cả những công ty Luật của Mỹ cũng rất như các nước khác đều có văn phòng đặt tại đây, chưa kể các bộ phận quốc tế cần thiết như World Bank, IMF…

Nghề luật sư tại Mỹ

Nghề Luật sư rất phổ biến và có lương bổng cao nhưng khó thành công: Có nhiều nguyên nhân giải thích vấn đề đội ngũ luật sư đông đảo và lương bổng cao nhất ở Mỹ. Thứ nhất, nước Mỹ là một nước ưa kiện tụng nhất trên thế giới nên số số lượng luật sư ở Mỹ rất lớn. Người dân có thể kiện bất kỳ về vấn đề gì họ thấy cần có sự can thiệp của pháp luật. Thứ hai, cho dù họ không kiện ai đi chăng nữa thì rất nhiều giao dịch trong xã hội cần thông qua luật sư nếu muốn chắc ăn. Bạn cần đến luật sư từ việc rất nhỏ như vi phạm giao thông, khai thuế, cho đến ly dị, thừa kế, các loại giao dịch theo hợp đồng… Dĩ nhiên là chi phí thuê luật sư rất cao. Ví dụ bạn chay xe quá tốc độ cho phép bị cảnh sát bắt và bạn muốn nhờ luật sư thì chi phí tùy theo mức độ nặng nhẹ và tiểu bang mà bạn vi phạm có giá dao dộng ít nhất từ $300 trở lên.

Theo một khảo sát của Hiệp hội Luật sư Mỹ (ABA), chỉ hơn 50% số luật sư hài lòng với nghề nghiệp. Trong số các luật sư có 6 - 9 năm kinh nghiệm, chỉ có 4/10 luật sư cho biết họ hài lòng với sự nghiệp của mình, với những luật sư hành nghề từ 10 năm trở lên, tỷ lệ này là 6/10. Trong số gần 800 người được hỏi, 80% nói rằng họ rất tự hào về nghề nghiệp của mình, 81% nhận xét đây là nghề đòi hỏi nhiều trí tuệ.

Những con số trên cho thấy luật sư chỉ hài lòng với nghề nghiệp khi đã có tuổi, đơn giản vì khi sự nghiệp phát triển, họ cần phải có nhiều trách nhiệm hơn để giữ vững uy tín cũng như lấy đó làm đảm bảo cho việc chuyển nghề khác sau một vài năm. Tuy nhiên, chỉ có 42% luật sư hành nghề từ 10 năm trở lên khuyến nghị giới trẻ chọn nghề luật, với luật sư hành nghề dưới 3 năm, tỷ lệ này là 57%.

Rất nhiều luật sư đánh giá thấp công tác đào tạo sinh viên ngành luật tại Mỹ, 54% luật sư được hỏi đồng ý với nhận định công tác đào tạo tại các trường luật rất nghèo nàn. sinh viên luật không được thông tin đầy đủ về nhu cầu của nghề.

Nhiều chuyên gia cũng lên tiếng cảnh báo về đạo đức nghề luật sư. Trong những năm gần đây, phí tranh tụng tăng lên, ngày càng có nhiều biểu hiện không công bằng giữa các luật sư với nhau, nguyên nhân theo các chuyên gia là do bắt nguồn từ việc cạnh tranh để giành khách hàng. Điều đó dẫn đến việc các luật sư quan tâm đến tiền nhiều hơn công việc chính của họ là giải quyết vấn đề cho khách hàng. "Họ đặt mục tiêu giành thắng lợi bằng mọi giá, dẫn đến việc cư xử "thiếu lễ độ" với nhau và đẩy tiến trình tranh tụng thêm hao tốn tiền của".

Điều kiện để trở thành luật sư ở Mỹ: Ở Mỹ không có sự phân biệt giữa luật sư tư vấn và luật sư bào chữa. Thông thường họ được gọi là lawyer, còn khi đi bào chữa được gọi là attorney. Luật sư hoạt động dưới sự kiểm soát của Toà án tối cao cấp Tiểu bang nơi họ hành nghề. Khác với những người dạy học ở các trường luật và luật gia doanh nghiệp không chịu sự kiểm soát của toà án, nhưng hầu như luôn luôn là thành viên của Đoàn luật sư của Tiểu bang nào đó, không nhất thiết là Tiểu bang nơi họ hành nghề.

Điều kiện trở thành luật sư ở các Tiểu bang không giống nhau. Một người được thừa nhận là luật sư ở các Tiểu bang thì chỉ được hành nghề ở Tiểu bang đó, và trước toà án Liên bang. Mọi luật sư đều có thể được đăng ký vào danh sách luật sư (và phải trả một khoản thuế không lớn lắm). Hiện nay, ở nhiều Tiểu bang, muốn hành nghề luật sư phải chấp nhận qua kỳ kiểm tra được tổ chức dưới sự kiểm soát của toà án. Ở ¾ số Tiểu bang ở nước Mỹ, có bằng đại học là điều kiện cần nhưng chưa đủ để trở thành luật sư.

Đa số các luật sư Mỹ hành nghề với danh nghĩa cá nhân (70%) hoặc liên kết với duy nhất một đồng nghiệp khác (15%). Tuy nhiên, ở những thành phố lớn, luật sư thường làm việc trong một Văn phòng luật bao gồm khoảng từ 10 đến 200 luật sư. Một số ít luật sư theo chuyên ngành luật sư tranh tụng, tham gia hoạt động tố tụng trước phiên toà (hỏi cung và phản cung) trong các vụ án dân sự và hình sự. Một số khác theo chuyên ngành tương tự như luật sư công của Pháp. Còn lại đa số luật sư hoạt động ngoài lĩnh vực tranh tụng, thực hiện vai trò tương tự như công chứng viên, nhà tư vấn pháp luật, nhà tư vấn về thuế. Rất nhiều luật sư được tuyển dụng tại các cơ quan hành chính, các doanh nghiệp Nhà nước hoặc tư nhân.

Tuy nhiên, để trở thành luật sư thì không dễ. Hầu hết các tiểu bang đều yêu cầu phải có bằng luật sư như là một điều kiện tiên quyết (một số tiểu bang không yêu cầu có bằng luật là California, Maine, New York, Vermont, Virginia, Washington and Wyoming và họ có thể tự học khi làm thực tập ở văn phòng luật nào đấy). Xu thế hiện nay là ngày càng có ít người tự học để làm luật sư và tất nhiên, để được nhận vào học và hoàn tất chương trình luật sư thì không dễ dàng chút nào.

Theo kenhtuyensinh

Bài đọc liên quan

Bài thi LSAT

Bài thi LSAT
Nếu bạn có dự định học tại trường luật, đầu tiên bạn phải chinh phục được LSAT. Sau đây là tổng quan về dạng bài kiểm tra này:
LSAT là gì và tại sao bài thi này quan trọng?
LSAT ( Law School Admission Test - bài thi tuyển sinh đầu vào của trường luật) bắt buộc trong kỳ tuyển sinh của hầu hết các trường luật và diễn ra 4 lần hàng năm. Những trường luật hàng đầu sẽ lựa chọn những điểm gần như tuyệt đôi ( 170 / 180 điểm), vì vậy nếu bạn muốn vào các trường hàng đầu, bạn cần đạt điểm cao

Bài kiểm tra LSAT có gì đặc biệt?
Bài thi LSAT có 4 phần chính - Lý luận logic ( còn được gọi là lập luận ), lý luận phân tích ( còn được gọi là trò chơi ), đọc hiểu và một bài luận.

Cấu trúc đề thi LSAT

Logical Reasoning
  • 2 phần thi,  mỗi phần gồm 25 câu hỏi
  • 35 phút/ 1 phần thi
  • Kiểm tra khả năng để xác định điểm chính của các lập luận , áp dụng logic để rút ra các khái niệm trừu tượng, tìm kiếm thông tin có liên quan trong một văn bản, phân tích và đánh giá các lý lẽ
Analytical Reasoning
  • 25 câu hỏi làm trong  35 phút
  • Đánh giá khả năng để hiểu được tác động của quy định về các quyết định và kết quả, xác định mối quan hệ giữa các khái niệm , phân tích tình huống và rút ra kết luận dựa trên các hướng dẫn có sẵn, và áp dụng logic với các tình huống không rõ ràng hoặc phức tạp
Reading Comprehension
  • Phần đọc : 27 câu hỏi làm trong  35 phút
  • Kiểm tra khả năng suy luận dựa trên văn bản, xác định ý chính của đoạn văn , tìm kiếm thông tin có liên quan trong một văn bản , hiểu một văn bản có kiến thức sâu rộng
Essay Section
  • 35 phút
  • Kiểm tra khả năng hình thành một lập luận dựa trên những sự kiện nhất định, hỗ trợ một ngữ cảnh , sử dụng để viết nhấn mạnh vào ý tưởng


Bài thi LSAT được chấm điểm như thế nào?
LSAT được tính theo thang điểm từ 120 đến 180 điểm. Bởi vì hầu hết các trường luật hàng đầu đều tính điểm trung bình LSAT, do vậy tốt nhất là bạn nên chuẩn bị thật kỹ càng và chỉ thi một lần.

Làm sao để biết được liệu điểm của tôi có đủ cao để vào trường mà tôi mong muốn?
Một câu hỏi hay. Hãy kiểm tra với chức năng tìm kiếm tên trường tại link sau

http://www.princetonreview.com/law-school-search

Làm thế nào để đăng ký?
Bài thi LSAT diễn ra 4 lần một năm. Thời hạn đăng ký LSAT thường trong vòng một tháng trước ngày thi LSAT . Bạn có thể đăng ký trực tuyến tại www.lsac.org

Những chi phí nào liên quan đến bài thi LSAT?
Bạn cần nộp $175 để tham gia bài thi LSAT và được nhận một thông báo điểm miễn phí. Chi phí đăng ký muộn là $66. Ngoài ra, đăng ký vào Dịch vụ tổng hợp dữ liệu trường Luật ( LSDAS ) là cần thiết để áp dụng cho hầu hết các trường luật. Việc đăng ký này mất khoảng $ 121 và bao gồm một phiếu báo điểm miễn phí. Chi phí cho báo cáo điểm bổ sung là $12. Đơn xin miễn trừ các khoản chi phí LSAT và LSDAS có sẵn thông qua LSAC và có thể được tải về từ các trang web của LSAC.

Tôi phải chuẩn bị như thế nào?
Chúng tôi có thể tư vấn cho các bạn khóa học phù hợp .


(Còn tiếp)

Bài dịch của nhóm dịch blog tuvanhocbong.org. Mọi sao chép xin vui lòng ghi rõ nguồn. Xin cám ơn.